Soạn bài Lai tân (Hồ Chí Minh) – Đọc hiểu văn bản

Soạn bài Lai Tân chi tiết giúp học sinh nắm vững nội dung bài học. Qua đó, bạn có cái nhìn chung về tác phẩm để làm bài văn phân tích tốt hơn.

The POET Magazine tổng hợp những câu trả lời được biên soạn theo chương trình trong SGK ngữ văn 8 chi tiết, chính xác nhất.

Trước khi đọc

Soạn bài Lai tân lớp 8 phần trước khi đọc đầy đủ và ngắn gọn nhất. Trả lời câu hỏi ở phần này giúp bạn hiểu hơn về hoàn cảnh sáng tác và nội dung tác phẩm.

Câu 1: Bác Hồ (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) đã bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm con đường cứu nước. Hãy kể tên một số nơi Bác đã từng đặt chân tới.

Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rất ngưỡng mộ và kính trọng yêu nước dũng cảm, kiên cường của các bậc tiền bối, những với tấm lòng yêu nước sâu sắc, sự trăn trở về vận mệnh dân tộc, bằng sự hiểu biết của bản thân, Nguyễn Tất Thành sớm nhận ra con đường do những người đi trước mở ra sẽ không giải phóng được dân tộc mà cần thiết phải có con đường mới phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc; phải ra nước ngoài xem trước Pháp và các nước độc lập phát triển như thế nào để trở về giúp đồng bào ta, đất nước ta thoát khỏi cảnh áp bức, nô lệ. Nung nấu quyết tâm đi tìm một con đường cứu nước mới, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã đi bộ từ Phan Thiết, vượt qua những khó khăn khắc nghiệt của thời tiết, nhiều khi là đi vì đói, vì mệt, vì khát để tới Sài Gòn, tìm cơ hội thực hiện ý định cháy bỏng đó. Đây chính là bước ngoặt quan trọng, một sự lựa chọn lịch sử có quyết định quan trọng, mở đầu cho quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

Ngày 05/6/1911 đã trở thành một dấu mốc đặc biệt quan trọng, không chỉ trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, mà còn đối với lịch sử của cả một dân tộc, Bác Hồ, lúc đó là người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, với tên mới là Văn Ba đã rời Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) ra đi với một hoài bão lớn, nung nấu một quyết tâm cháy bóng đó là giành “tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Cuộc hành trình qua 3 đại dương, 4 châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ và gần 30 quốc gia, hàng trăm thành phố lớn, nhỏ, tiếp xúc với nhiều dân tộc, nhiều nền văn hoá đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam – con đường cách mạng vô sản.

Trong vòng mười năm, từ năm 1911 đến năm 1920, Người đã tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nơi trên thế giới. Bàn chân của Người đã từng in dấu trên nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc biệt Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở ba nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp. Trên suốt chặng đường bôn ba, cuộc sống đầy gian khổ không làm người chùn bước, trái lại, càng tôi luyện, hun đúc lòng yêu nước nồng nàn với mục tiêu giải phóng dân tộc kiên định ở Người.

Câu 2: Hãy nêu tên một số bài thơ của Hồ Chí Minh mà em biết.

Một số bài thơ của Hồ Chí Minh: Tức cảnh Pác Bó, Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng), Tẩu lộ (Đi đường),…

đọc hiểu lai tân
Tìm hiểu thông tin tác phẩm

Đọc văn bản

Chuẩn bị soạn bài Lai tân lớp 8 Kết nối tri thức phần đọc văn bản là cách giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa bài thơ.

Câu 1: Theo dõi vị trí xã hội các nhân vật.

Vị trí xã hội các nhân vật: ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng đây là các quan lại đứng đầu bộ máy nhà nước.

Câu 2: Theo dõi hành động các nhân vật.

– Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc.

– Cảnh trưởng tham ăn của phạm nhân bị giải.

– Huyện trưởng chong đèn – đốt đèn bàn không chú ý tới công việc.

soạn bài lai tân lớp 8
Gợi ý nội dung bài soạn cho học sinh tham khảo

Sau khi đọc

Muốn đọc hiểu Lai tân, bạn cần trả lời đủ các câu hỏi ở phần sau khi đọc. Điều này giúp bạn tổng hợp đầy đủ nội dung kiến thức của bài.

Câu 1: Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết được điều đó.

Soạn bài ngữ văn lớp 8 trả lời câu hỏi bài Lai Tân:

Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Những dấu hiệu giúp em nhận biết được điều đó:

– Dựa vào đặc điểm sau: Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ (tiếng); trong đó, tiếng thứ 7 của câu thơ thứ hai hiệp vần với tiếng thứ 7 của câu thơ thứ 4 “tiền – thiên”, bốn câu thơ theo thứ tự là các câu khai – thừa – chuyển – hợp. Bài thơ tuân theo luật bằng, trắc.

Câu 2: Em hãy cho biết mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà giam và cảnh trưởng. Căn cứ vào đâu em khẳng định như vậy?

– Mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà giam và cảnh trưởng: ngày ngày đánh bạc, cảnh trưởng thì ăn tiền của phạm nhân.

– Căn cứ vào bản phiên âm của bài thơ “thiên thiên đố”, “giải phạm tiền” để khẳng định.

Câu 3: Phải chăng sau khi chê những thói xấu của ban trưởng và cảnh trưởng, tác giả muốn dành tặng lời khen cho huyện trưởng vì đã làm việc chăm chỉ? Em thử suy đoán huyện trưởng “chong đèn” để làm gì?

– Tác giả muốn phê phán kẻ cầm đầu trong bộ máy quản lý nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân.

– “Chong đèn”: Huyện trưởng chong đèn làm việc công để làm chuyện mờ ám – hút thuốc phiện.

Câu 4: Giọng điệu trào phúng của câu thơ thứ ba có gì khác biệt so với hai câu thơ đầu?

Nếu hai câu thơ đầu về sự tham nhũng của quan dưới thì câu thơ thứ ba nói về thói ăn chơi hưởng lạc của quan trên. Huyện trưởng “chong đèn” làm công việc – cứ ngỡ là đang thâu đêm suốt tháng để lo công việc, đắm chìm trong công việc quên cả nghỉ ngơi. Nhưng không – đó là đang hút thuốc phiện – người có chức vụ lớn thì lại thờ ơ, vô trách nhiệm, chìm ngập trong cùng tận cùng của tệ nạn.

soạn bài lai tân
Soạn bài Lai tân theo SGK để hiểu hơn về nội dung

Câu 5: Các nhân vật trong bài thơ thứ ba có gì khác biệt so với hai câu thơ đầu?

Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân thuộc bộ máy chính quyền Lai Tân:

– Ban trưởng nhà giam – con người thực thi pháp luật nơi nhà tù cai quản tù nhân lại chuyên đánh bạc.

– Cảnh trưởng kiếm ăn quanh – hành động của một kẻ cướp cạn, trấn lột xương tủy của tù nhân, rất dơ bẩn và tàn nhẫn.

– Huyện trưởng chong đèn làm công việc – cứ ngỡ là đang thâu đêm suốt sáng để lo công việc, đắm chìm trong công việc quên cả nghỉ ngơi. Nhưng không – đó là đang hút thuốc phiện – người có chức vụ lớn thì lại thờ ơ, vô trách nhiệm, chìm ngập trong tận cùng của tệ nạn.

⇒ Tác giả muốn phê phán chính quyền Lai Tân thối nát, mục ruỗng; quan trên chỉ lo vui chơi hướng lạc, quan dưới tham nhũng, ăn chơi.

Câu 6: Theo em, nội dung câu kết có mâu thuẫn với nội dung của câu thơ trước không? Vì sao?

Nội dung câu két không mâu thuẫn với nội dung của các câu thơ trước vì: Ba tiếng thái bình thiên dược được viết một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, bất ngờ. Với cách nói trào phúng nhẹ nhàng, thâm thúy, câu thơ Tân Lai y cựu thái bình thiên như ẩn trong ý thơ sự bất thường mà không phải ai cũng nhìn nhận ra. Sự thái bình đó có lẽ là sự che đậy một sự thật của xã hội mục ruỗng, thối nát (người đọc chờ một câu kết tựa như một cú đòn chí mạng, hạ gục đối thủ).

Viết kết nối với đọc

Học sinh có thể tham khảo đoạn văn theo yêu cầu viết kết nối để biết cách làm bài phân tích về tác phẩm này.

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân qua lời nhận xét: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.

Đoạn văn tham khảo

Liên tiếp trong ba câu đầu của bài thơ, tác giả đã cáo thẳng thắn cái “loạn” của mảnh đất Lai Tân với tất cả những bê tha, xấu xa, vô trách nhiệm, quan liêu và sa đọa của văn võ bá quan. (2) Tưởng như câu cuối vẫn là cái mạch thơ ấy, nhưng không, tác giả lại nhận xét một cách bình thản: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. (3) Người đọc tuy có chút bất ngờ nhưng rất nhanh chóng nhận ra rằng, chỉ cần chữ “thái bình” ấy cũng đã đủ xé toang được tất cả sự thái bình dối trá, thực chất là sự đại loạn bên trong của một xã hội mục nát đến tận xương tủy. (4) Và hai chữ “Lai Tân” dường như không chỉ là một tên huyện đơn thuần mà tự bản thân nó đã mang một lớp nghĩa là mảnh đất mới, sáng sủa, bình yên. (5) Quả thật, huyện Lai Tân vẫn rất thái bình, rất bình yên – thái bình “như xưa”. (6) Giờ thì người đọc ai cũng hiểu trời đất Lai Tân “thái bình” như thế nào. (7) Không hề “đạo to búa lớn” mà theo như cách dân gian thường nói là “mát nước thối cơ”, lối châm biếm nhẹ nhàng, mát mẻ, tác giả đã lật tẩy bản chất của cả bộ máy nhà nước ở Lai Tân. (8) Quả là một đòn đả kích độc đáo và bất ngờ, nhẹ nhàng và mà sâu cay, cũng là sự mỉa mai, trào lộng vừa trữ tình vừa đẫm chất trí tuệ của Hồ Chí Minh!

Kết luận

Soạn bài Lai tân là tài liệu cần thiết cho mỗi học sinh trước khi đến lớp. Bạn cần chuẩn bị nội dung bài soạn chi tiết để dễ dàng nắm vững kiến thức của bài thơ này.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *