Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa – Kết nối tri thức lớp 8

Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa mang tới cái nhìn rõ nét hơn về những con người đang sống ở nơi xa xôi và làm công việc thầm lặng. Thepoetmagazine giúp bạn hiểu hơn về sự cống hiến của họ, đồng thời học hỏi thêm nhiều thủ pháp nghệ thuật tuyệt vời trong văn học.

Table of Contents

Trước khi đọc

Nêu suy nghĩ của em về những người đang sống ở nơi xa xôi, hẻo lánh và làm các công việc vất vả, âm thầm.

Để có một đất nước Việt Nam độc lập, phát triển giàu đẹp như hiện nay, chúng ta không thể không kể đến công lao của những người lính quả cảm và một trong số ấy có cả người chiến sĩ hải quân ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng. Những con người có cùng chung chí hướng, cùng chung nhịp đập con tim, có cùng lí tưởng sống là hướng về con đường Cách Mạng và mang trong mình sự nhiệt huyết, mong muốn mang sức lực của mình góp phần vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia mà chấp nhận tạm xa gia đình, người thân, quê hương công tác ngoài đảo xa xôi, hiểm trở. Họ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức: thời tiết khắc nghiệt, rào cản do thiên nhiên, vật chất thiếu thốn, âm mưu xâm lược biển đảo quê hương của một số nước… nhưng họ không hề năn lòng, vẫn bền gan, bền chí bảo vệ biển đảo quê hương. Họ chính là những con người gan dạ, dũng cảm, hi sinh tuổi thanh xuân, sức lực để bảo vệ đến từng hòn đảo, vùng biển, lãnh thổ quốc gia và thậm chí là cả tính mạng của mình mỗi khi có xung đột xảy ra. Tuy phải đối mặt với nhiều gian nan, vất vả là thế nhưng trên khuôn mặt những người lính đảo đó luôn rạng ngời niềm vui. Họ luôn mang trong minh những phẩm chất tốt đẹp của người lính cụ Hồ: trẻ trung, hồn nhiên, yêu đời, lạc quan và tin tưởng vào con đường mà mình đã chọn. Mỗi chúng ta – thế hệ trẻ, đóng vai trò là chủ nhân tương lai của đất nước, cần có nhiệm vụ phải học tập thật chăm chỉ, ra sức rèn luyện để trở thành những công dân tốt đóng góp vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh trong thời kì công nghiệp 4.0. Đồng thời luôn biết ơn những người lính hải quân – những con người ngày đêm đang công tác miệt mài, hi sinh tuổi trẻ, hi sinh hạnh phúc riêng tư để cho chúng ta có một cuộc sống bình yên.

Đọc văn bản

Soạn văn bài Lặng lẽ Sa Pa phần Đọc văn bản giúp bạn có những hình dung cơ bản về khung cảnh vùng núi Tây Bắc. Hình ảnh của người thanh niên làm công việc âm thầm vất vả cũng hiện lên rõ ràng hơn.

Câu 1: Hình dung khung cảnh thiên nhiên Sa Pa.

Trả lời câu hỏi soạn văn 8 tập 2 tác phẩm Lặng sẽ Sa Pa hình dung khung cảnh thiên nhiên Sa Pa:

  • Nắng bây giờ len tới, đốt cháy rừng cây. Những câu thông chỉ cao quá đỉnh đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của cây từ kính thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cả lên trên màu xanh của rừng.
  • Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.

⇒ Vài nét chấm phá điểm xuyết, cùng với việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa, so sánh, tác giả đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Sa Pa với vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng, hữu tình.

lặng lẽ sa pa
Khung cảnh của Sa Pa luôn mang tới cảm giác thơ mộng và trong trẻo

Câu 2: Lời giới thiệu của bác lái xe về anh thanh niên.

Bác lái xe đã giới thiệu với ông họa sĩ về nhân vật anh thanh niên có thể tìm thấy khi soạn văn 8 Lặng lẽ Sa Pa:

  • Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất trên thế gian.
  • Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi làm việc ở trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m.
  • Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
  • Anh thanh niên sống một mình trên đỉnh núi, bốn bể chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, anh rất “thèm người” và hai kiếm kế dừng xe lại để gặp mọi người chỉ để trong và nói chuyện một lát.

⇒ Lời giới thiệu của bác lái xe về nhân vật anh thanh niên khiến cho ông họa sĩ và cô kĩ sư nông nghiệp tò mò, muốn gặp gỡ và khám phá vẻ đẹp ở con người này; đồng thời, ông họa sĩ già càng xúc động mạnh hơn khi nhìn thấy người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ.

Câu 3: Thái độ của anh thanh niên khi đón đoàn khách đến chơi.

  • Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống: “Vâng, mời bác và cô lên chơi…”
  • Anh đón tiếp khách nồng nhiệt, ân cần chu đáo: hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái chưa hề quen biết, pha nước chè – cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn mời ông họa sĩ.
  • Anh trò chuyện cởi mở với ông họa sĩ và cô kĩ sư về công việc, cuộc sống của mình nơi Sa Pa lặng lẽ.

⇒ Anh thanh niên đã tiếp đón những người khách đến thăm nhà mình bằng tất cả tấm lòng nhiệt thành, sự cởi mở, nồng hậu, ấm áp.

Câu 4: Lời kể của anh thanh niên về công việc của mình trên trạm khí tượng.

*Lời kể của anh thanh niên về công việc của mình trên trạm khí tượng:

  • Công việc của cháu quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có.
  • Cháu ở đây nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
  • Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này.., mưa xong đổ nước ra cái cốc li  phân mà đo.
  • Cái này là máy nhật quang kí, ánh sáng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy mà định nắng.
  • Đây là máy Vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió.
  • Ban đêm không nhìn thấy mây, cháu nhìn gió lay lá, hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tỉnh được gió.
  • Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”.
  • Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

⇒  Đó là một công việc gian khó nhưng đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm cao. Anh thanh niên luôn có nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của công việc mình đang làm, tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc chung của đất nước, của mọi người. Qua đó, chúng ta thấy anh là người có ý thức trách nhiệm cao với công việc và yêu công việc của mình như một lẽ sống.

Câu 5: Vì sao người họa sĩ có cảm giác bối rối?

Từ quá trình soạn Lặng lẽ Sa Pa lớp 8 em thấy được cảm giác bối rối của người hoạ sĩ xuất hiện là vì ông cảm thấy hạnh phúc khi bắt gặp được một điều thật ra ông vẫn ao ước, khao khát đi tìm: một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác. Đó chính là vẻ đẹp của lý tưởng sống, ý thức trách nhiệm của anh thanh niên đã khơi nguồn cảm hứng cho các tác phẩm của họa sĩ sau chuyến đi này.

Câu 6: Những tâm sự của anh thanh niên về công việc.

Hồi chưa vào nghề:

  • Những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình.

Vào nghề:

  • Anh yêu công việc của mình, anh kể về nó một cách say sưa và tự hào. Vào anh, công việc niềm vui, là lẽ sống. Hãy nghe anh tâm sự với ông họa sĩ: “ […] khi ta làm việc, ta với công việc là đói, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc chung của đất nước, của mọi người.

⇒ Qua lời anh kể và lời bộc bạch, ta hiểu rằng anh đã thực sự tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong công việc thầm lặng giữa Sa Pa sương mù bao phủ.

soạn bài lặng lẽ sa pa
Anh thanh niên thực sự yêu và cống hiến hết mình cho công việc

Câu 7: Những suy nghĩ của người họa sĩ về bức chân dung.

  • Ông biết rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại của cuộc đời. Ông thấy ngòi bút của ông bất lực trên từng chặng đường đi nhỏ của ông như nó là một quả tim nữa của ông.
  • Làm một bức chân dung, phác họa như ông đàng làm đay, hay rồi vẽ dầu, làm thế nào làm hiện lên được mẫu người ấy? Cho người xem được hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà họa sĩ vào giữa bức tranh đó?
  • Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội bạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thanh được sáng tác còn là cả chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách.

⇒ Những xúc cảm và suy tư của nhân vật ông họa sĩ về người thanh niên và về những điều khác nữa được gợi lên từ câu chuyện của anh làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và tạo nên chiều sâu tư tưởng.

Câu 8: Vì sao họa sĩ phác họa bức chân dung anh thanh niên ngay trong lần đầu gặp mặt?

Người hoạ sĩ trong tác phẩm Ngữ văn 8 Lặng lẽ Sa Pa làm việc này là bởi vì:

  • Ngay từ những phút ban đầu gặp gỡ anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm tin khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động và bối rối.
  • Trước anh chàng trẻ tuổi đáng yêu, ông họa sĩ ngỡ như lồng ngực có thêm một quả tim nữa, hay chính là quả tim cũ được “đề cao” lên? Đang bước vào tuổi già, tuổi của những nghỉ ngơi, ông bỗng trẻ lại, thấy yêu thêm cuộc sống, khao khát sống, khao khát sáng tạo.
  • Chính vẻ đẹp trong ý nghĩ, trong tâm hồn của anh thanh niên đã khơi dậy trong trái tim người họa sĩ niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật. Bàn tay ông như có thần, trái tim rung động, trí tuệ minh mẫn, suy nghĩ bao nhiêu điều tốt lành về cuộc sống, con người và mảnh đất Sa Pa đã khiến người họa sĩ kí họa xong lần đầu gương mặt của anh thanh niên, nhưng: “Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá.”
  • Nhà họa sĩ đã nhận ra được lí tưởng cuộc sống của chính bản thân ông.

Câu 9: Ông họa sĩ và cô kĩ sư có thái độ, cảm xúc như thế nào khi chia tay anh thanh niên?

* Ông họa sĩ và cô kĩ sư có thái độ, cảm xúc khi chia tay anh thanh niên: 

Ông họa sĩ:

  • Lưu luyến, cảm thấy yêu mến con người và mảnh đất Sa Pa, mong muốn được quay lại nơi đây để được ở với anh thanh niên ít hôm: “Đến bậu cửa, bông người họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi sẽ ở với anh ít hôm được chứ?”.
  • Lặng lẽ suy nghĩ về anh thanh niên và về tuổi trẻ, vẫn mong muốn được trò chuyện với anh thanh niên thêm một chút nữa nên băn khoăn: “- Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ ốp đâu? Tại sao anh ta không tiền mình đến tận xe nhi?”.

Cô kỹ sư:

  • Cảm thấy thẹn khi anh thanh niên lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách trả cho cô gái (anh nghĩ cô bỏ quên nên vội vã cầm trả lại): “Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi”.
  • Lưu luyến, bịn rịn khi chia tay anh thanh niên: “Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.”.
  • Cuộc gặp gỡ với anh thanh niên đã khơi lên trong tâm tư cô gái trẻ những tình cảm và suy nghĩ mới mẻ, cao đẹp về con người, về cuộc sống. Bởi vậy, khi chia tay anh thanh niên, cô ôm bó hoa to anh tặng và cảm thấy:“Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo.”.

Sau khi đọc

Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa lớp 8 Kết nối tri thức phần Sau khi đọc phân tích sâu vào nội dung thông qua các câu hỏi đề cập đến từng chi tiết. Bạn cũng sẽ hiểu được lý do tại sao tác phẩm lại in dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc như vậy.

Câu 1: Xác định đề tài của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

Đề tài của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”: Viết về những con người lao động âm thầm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên.

soạn văn 8 lặng lẽ sa pa
Tác phẩm là bức tranh thiên nhiên và những con người âm thầm cống hiến cho đất nước

Câu 2: Tóm tắt tác phẩm và nêu nhận xét về kiểu cốt truyện.

* Tóm tắt tác phẩm và nêu nhận xét về kiểu cốt truyện:

Tóm tắt:

Trên chuyến xe từ Hà Nội đến Lào Cai, bác lái xe, ông họa sĩ lão thành và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vui vẻ trò chuyện. Chiếc xe dừng lại 30 phút để hành khách nghỉ ngơi. Nhân dịp đó, bác lái xe giới thiệu với mọi người anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn. Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Mặc dù chịu nhiều gian khổ nhưng anh vẫn tích cực làm việc góp phần vào công việc lao động sản xuất và chiến đấu. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của người lao động mới qua hình ảnh anh thanh niên. Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu những người khác xứng đáng hơn, đó là ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghiên cứu sét. Ông họa sĩ và cô gái chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến. Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư thấy xúc động, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác, còn anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng.

Nhận xét cốt truyện:

“Lặng lẽ Sa Pa” có cốt truyện đơn giản kể lại một cuộc gặp gỡ của bốn người bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên trong vòng ba mươi phút giữa cảnh núi rừng lặng lẽ, thơ mộng. Cuộc gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua “bức chân dung” (cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mẽ cho đất nước.

Câu 3: Nhân vật anh thanh niên được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, hoàn cảnh sống, công việc, mối quan hệ với các nhân vật khác)? Hãy dựa vào một chi tiết tiêu biểu để nhận xét về tính cách của nhân vật.

* Từ quá trình soạn Lặng lẽ Sa Pa, em thấy nhân vật anh thanh niên được nhà văn miêu tả qua những chi tiết:

Ngoại hình: tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ.

Hoàn cảnh sống và công việc:

  • Anh thanh niên 27 tuổi sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao 2600m, quanh năm làm bạn với mây mù và cây cỏ.
  • Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc của anh là “đo gió, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Một công việc gian khó nhưng đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm cao. Nửa đêm dù mưa tuyết, gió lạnh, đúng giờ ốp thị cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm việc.
  • Hoàn cảnh sống khắc nghiệt vô cùng bởi sự heo hút, vắng vẻ; cuộc sống và công việc có phần đơn điệu, giản đơn..là thử thách thực sự đối với tuổi trẻ vốn sung sức và khát khao trời rộng, khát khao hành động. Nhưng cái gian khổ nhất đối với chàng trai trẻ ấy là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng ở nơi núi cao không một bóng người. Cô đơn đến mức “thèm người”, phải lăn cây chặn đường dừng xe khách qua núi để được gặp gỡ, trò chuyện.

Lời nói và hành động.

  • Cuộc trò chuyện với bác lái xe:

Người con trai đưa cho bác lái xe một gói nhỏ: “Củ tam thất cháu vừa đảo đấy. Cháu gửi bác gái ngâm rượu uống. Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì?”.

→ Thể hiện tấm chân tình, sự quan tâm chu đáo đến sức khỏe vợ của bác lái xe của anh

thanh niên.

  • Cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên với ông họa sĩ:

+ “Vâng, mời bác và cô lên chơi… Nước sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước một tỉ. Bác và cô lên ngay nhé.”.

→ Thể hiện sự cởi mở, hiếu khách.

+ Anh giới thiệu cho ông họa sĩ về công việc của anh: “Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, do nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu…”.

→ Thể hiện tình yêu công việc và tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc ở anh thanh niên.

+ “ – Báo cáo hết!… Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và có vảy trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.”

→ Thể hiện sự hồn nhiên, trân trọng từng phút giây gặp gỡ, trò chuyện của anh với ông họa sĩ và cô kĩ sư nông nghiệp.

+ “Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng vẽ hơn… Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau…đồng chí nghiên cứu khoa học..”

→ Thể hiện đức tính khiêm tốn rất đáng trân trọng ở anh thanh niên.

  • Cuộc trò chuyện với cô kĩ sư nông nghiệp:

+ Anh trao bó hoa cho cô và cũng rất tự nhiên cô đỡ lấy. Anh nói với cô gái: “Tôi cả thêm mấy cành nữa. Cô cứ cắt một bó rõ to vào…Và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay.”

+ “Cũng đoàn viên, phỏng?”.

-“Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!”. Sau đó, để người con gái khỏi trở lại bàn anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn giữa cuốn sách đến trả cho cô gái.

→ Thể hiện sự hồn nhiên, sự quan tâm chu đáo của anh thanh niên đối với cô kĩ sư nông nghiệp.

Suy nghĩ về công việc:

  • Hồi chưa vào nghề: Những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình.
  • Vào nghề: Anh yêu công việc của mình, anh kể về nó một cách say sưa và tự hào.Với anh, công việc là niềm vui, là lẽ sống. Hãy nghe anh tâm sự với ông họa sĩ: “[…] khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chi dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất… Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? “.

→ Suy nghĩ rất đẹp về công việc, về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với quê hương, đất nước. Qua đó, chúng ta cảm nhận được ở anh thanh niên có lí tưởng, quan niệm sống rất đẹp.

Mối quan hệ với mọi người:

  • Anh thanh niên và bác lái xe có mối thân tình với nhau. Bác lái xe là cầu nối giữa anh thanh niên và cuộc đời (mua sách cho anh, dừng xe dưới chân đồi để anh trò chuyện, giới thiệu những người bạn mới cho anh).

* Nhận xét chung về tính cách của nhân vật anh thanh niên: Là người có lí tưởng sống đẹp, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, biết quan tâm chu đáo tới mọi người, cởi mở, hiếu khách và rất khiêm tốn. Anh thanh niên là mẫu hình lí tưởng, đại diện cho tuổi trẻ Việt Nam trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

văn bản lặng lẽ sa pa
Công việc khí tượng và vật lí địa cầu chính là lí tưởng sống cao đẹp của anh

Câu 4: Chân dung nhân vật anh thanh niên hiện ra qua cảm nhận và suy nghĩ của những nhân vật nào? Cách xây dựng nhân vật có tác dụng gì?

* Chân dung nhân vật anh thanh niên hiện ra qua cảm nhận của những nhân vật: Chân dung nhân vật anh thanh niên hiện ra qua cảm nhận của những nhân vật người họa sĩ già, cô kĩ sư. Đặc biệt là hiện ra trong cách nghĩ, cách cảm của người họa sĩ.

* Cách xây dựng nhân vật như vậy có tác dụng:

  • Xây dựng nhân vật chân dung, nhân vật được ghi lại được đánh giá qua những cảm nhận trực tiếp nhưng không hề nhạt nhòa bởi được khắc họa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế. Qua đó, nhà văn ngợi ca những con người lao động, hi sinh thầm lặng để cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước.
  • Chính cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp ấy của anh thanh niên đã lan tỏa đến tâm hồn của mỗi người, góp phần tạo nên vẻ đẹp tâm hồn trong mỗi con người.

⇒ Những chi tiết này giúp làm nổi bật chủ đề của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa: Ca ngợi những con người lao động âm thầm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên.

Câu 5: Tìm một số chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ về con người và nghệ thuật. Trên cơ sở đó, em hãy nhận xét về vai trò của nhân vật trong tác phẩm.

*Một số chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật họa sĩ về nghệ thuật:

  • Ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại của cuộc đời. Ông thấy ngòi bút của ông bất lực trên từng chặng đường đi nhỏ của ông như nó là một quả tim nữa của ông, hay chính là quả tim cũ được “đề cao” lên, do đó mà ông khao khát, mà ông yêu thêm cuộc sống.
  • Làm một bức chân dung, phác họa như ông đang làm đây, hay rồi vẽ dầu, làm thế nào làm hiện lên được mẫu người ấy? Cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà họa sĩ vào giữa bức tranh đó?
  • Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là cả chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách.

* Nhận xét về vai trò của nhân vật ông họa sĩ trong tác phẩm.

Truyện được kể chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật ông họa sĩ. Tuy không dùng cách kể từ ngôi thứ nhất, nhưng hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ để quan sát, miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện. Thiên nhiên qua cái nhìn của ông họa sĩ dường như càng đẹp hơn, thơ mộng hơn – cái đẹp tự thân của nó và cái đẹp qua lăng kính tâm hồn của một người nghệ sĩ. Qua những cảm xúc, suy tư của ông họa sĩ, một người từng trải và am tường nghệ thuật, yêu đời, yêu quý con người, nhân vật anh thanh niên hiện ra rõ nét và đẹp hơn, có thêm chiều sâu tư tưởng, đồng thời khơi gợi nhiều khía cạnh ý nghĩa về cuộc sống, về nghệ thuật.

Câu 6: Những bức tranh thiên nhiên Sa Pa tuyệt đẹp đã góp phần tạo nên chất thơ cho những tác phẩm. Hãy chọn một đoạn văn tả cảnh Sa Pa mà em ấn tượng nhất và nêu cảm nhận.

Đoạn văn tham khảo

Trong truyện ngắn”Lặng lẽ Sa Pa”, vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hiện lên dưới ngòi bút của ông vừa thơ mộng trữ tình, vừa cuồn cuộn sắc màu hoang dã gây hứng thú vô cùng. Một thành công khác của “Lặng lẽ Sa Pa” chính là vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình của xứ sở sương mù. Có một Sa Pa của những rặng đào, những đàn bò lang cổ đeo chuông đang thung thăng gặm cỏ, khung cảnh chỉ có thể thấy ở rừng núi. Có một Sa Pa của nắng, nắng đem lại cho Sa Pa một vẻ đẹp mới: rực rỡ và bất ngờ. Ánh nắng dường như sáng dần lên trong khung cảnh thiên nhiên. Cái nắng chói chang được Nguyễn Thành Long miêu tả: “Nắng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây “đốt cháy rừng cây”. Cảnh hùng vĩ hơn. Cảnh Sa Pa cứ hiện dần, mỗi lúc một đẹp đẽ, mơ màng. Bên cạnh Sa Pa của vật được quan sát từ trên cao trở xuống. Ở góc độ ấy, thiên nhiên càng trở nên khoáng đạt, Dường như con người đang đi trong mây. Mây cũng hồn nhiên, tinh nghịch chui vào gầm năng còn có Sa Pa của mây: “Mây cuộn tròn từng cục, rơi trên các vòm lá ướt sương… xe. Và với thủ pháp nhân hóa rất thú vị ấy, Sa Pa còn hiện lên với hình ảnh cây thông và những cái cây tử kinh – chú bé nghịch ngợm nhô “cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”. Cây tử kinh như hài hoà, nổi bật giữa màu xanh của rừng núi. Khung cảnh rất nên thơ và câu văn cũng đầy chất thơ. Mỗi chữ, mỗi câu trong tác phẩm có hình khối đường nét, màu sắc đậm đà chất hội hoạ. Văn xuôi mà giàu nhịp điệu, âm thanh, êm ái mang âm hưởng của một bài thơ. Cảm xúc trước cảnh mới lạ ấy truyền cho người đọc những rung động thẩm mĩ về vẻ đẹp của tác phẩm, làm dội lên ước muốn một lần được đặt chân lên Sa Pa để được đắm mình trong thiên nhiên thơ mộng, hữu tình của Sa Pa. Sa Pa như một bức tranh vừa hoang sơ, lặng lẽ, thơ mộng vừa hùng vĩ, kì ảo. Bằng bút pháp lãng mạn kết hợp với vẻ đẹp của ngôn từ, nhà văn Nguyễn Thành Long đã dệt nên bức tranh thiên nhiên về núi rừng tuyệt đẹp, khơi gợi trong lòng ta tình yêu quê hương đất nước thiết tha, dạt dào.

Câu 7: Tác phẩm gợi cho em những suy nghĩ gì, bài học gì?

Đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa gợi cho em những suy nghĩ, bài học:

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. “Lặng lẽ Sa Pa” còn “rọi vào” trong lòng người đọc những suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa nghệ thuật.

Cuộc sống của mỗi người chỉ thật sự có ý nghĩa khi mọi việc làm của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu mến tự hào về mảnh đất mình đang sống. Con người cần phải biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa công việc mình làm. Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về tình yêu công việc, nơi gặp gỡ của lí tưởng sống và lòng nhân ái trong một xã hội mới tốt đẹp. Câu chuyện đã tác động sâu sắc đến mỗi chúng ta, thắp sáng trong ta ngọn lửa nhiệt tình và lòng đam mê công việc. Cuộc đời có những con người như thế sẽ làm ta vững tin hơn, sống đẹp hơn. Để rồi khi bắt gặp những con người như anh thanh niên, hắn ta sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi: “Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”.

soạn bài lặng lẽ sa pa lớp 8
Tác phẩm là bài học về lí tưởng và cách sống của con người

Viết kết nối với đọc

Tưởng tượng em là nhân vật ông hoạ sĩ, hãy ghi lại cảm nghĩ của mình sau cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn trong một đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu).

Đoạn văn tham khảo

Tôi là một họa sĩ già đã về hưu, với niềm khao khát được khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên và con người miền sơn cước, tôi đã làm một cuộc hành trình lên vùng đất Sa Pa. Điều thú vị trong chuyến đi này, tôi đã được gặp gỡ và trò chuyện với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m. Trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi 30 phút đó với chàng trai trẻ, tôi đã lắng nghe được rất nhiều câu chuyện về anh, về công việc anh đang làm và đặc biệt hơn đó là suy nghĩ, lẽ sống tuyệt đẹp ở người thanh niên này làm tôi ấn tượng mãi. Ngay từ những phút ban đầu gặp gỡ chàng trai trẻ này, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, tôi đã xúc động và bối rối. Trước anh chàng trẻ tuổi đáng yêu, tôi ngỡ như lồng ngực có thêm một quả tim nữa, hay chính là quả tim cũ được “đề cao” lên? Đang bước vào tuổi già, tuổi của những nghỉ ngơi, tôi bỗng trẻ lại, thấy yêu thêm cuộc sống, khao khát sống, khao khát sáng tạo. Vừa nói chuyện, tôi vừa kí họa bức chân dung của chàng trai lí tưởng này. Bàn tay tôi lúc đó như có thần, trái tim tôi rung động, trí tuệ minh mẫn, vẽ chân dung về anh thanh niên mà tôi suy nghĩ bao nhiêu điều tốt lành về cuộc sống, con người và mảnh đất Sa Pa. Sau cuộc gặp gỡ vô cùng ý nghĩa này với anh thanh niên, tôi mong muốn sẽ có dịp được trở lại nơi đây ở với anh ấy để hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn nữa về cuộc sống của những con người lao động thầm lặng nơi đây. Tôi sẽ nhớ và vô cùng trân quý vẻ đẹp trong tâm hồn của người thanh niên ấy.

Kết luận

Hướng dẫn soạn bài Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) đề cập đến những nội dung chính, các vấn đề quan trọng mà học sinh cần nắm chắc. Thông qua đó, học sinh cũng hiểu rõ hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật mà tác phẩm mang đến.

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet