Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (Trần Tế Xương)

Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu giúp học sinh hiểu hơn về bài thơ này. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài soạn văn 8 tại Trang tổng hợp thơ The Poet theo chương trình đào tạo hiện nay.

Table of Contents

Trước khi đọc Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (Trần Tế Xương)

Soạn văn lớp 8 Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu phần Trước khi đọc giúp học sinh có sự chuẩn bị cho tác phẩm.

Câu 1: Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kì thi cho sĩ tử tham gia nhằm mục đích gì?

Nhà nước phong kiến xưa tổ chức kì thi cho các sĩ tử tham gia nhằm mục đích: tìm ra người tài giỏi để phục vụ cho triều đình và giúp ích cho đất nước. Mỗi kì thi nghiêm túc bao giờ cũng chọn ra những người tài giỏi, có tâm đức phục vụ cho đất nước, nhờ vậy mà đất nước phát triển phồn thịnh.

Câu 2: Sau cuộc thi (thể thao, nghệ thuật, giáo dục,…) thường sẽ có một buổi lễ xướng danh và trao giải. Mục đích của lễ xướng danh là gì?

Mục đích của lễ xướng danh là tôn vinh, khen ngợi những người đã đạt cao được đề tên trên bảng vàng; khích lệ họ nuôi ý chí phấn đấu để phát triển bản thân, phục vụ cho quê hương, đất nước. Đồng thời tuyên truyền để các thế hệ sau học tập, rèn luyện và noi theo.

soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
Chuẩn bị bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu theo SGK

Soạn văn 8 Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu phần Đọc văn bản

Việc soạn Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu trong phần đọc tác phẩm giúp học sinh hiểu rõ hơn về từng chi tiết của bài. Cụ thể như sau:

Theo dõi: Các chi tiết miêu tả con người và khung cảnh lễ xướng danh.

– Con người: Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ.

– Khung cảnh Trường Nam thi lẫn với trường Hà; Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

⇒ Hình ảnh sĩ tử trong thơ Tú Xương đã phản ánh sự sa sút về “nho phong sĩ khí”, do sự nhốn nháo, ô hợp của hoàn cảnh xã hội đem lại.

Chú ý: Sự xuất hiện của các nhân vật người nước ngoài trong kì thi.

Các nhân vật nước ngoài: quan sứ và mụ đầm.

⇒ Hình ảnh quan sức và mụ đầm xuất hiện trong sự tiếp đón rất linh đình: Cờ cắm rợp trời. Cách ăn mặc của quan bà có phần diêm dúa, lòe loẹt: “Váy lê quét đất mụ đầm ra” càng lộ rõ sự phô trương về hình thức, đồng thời sự thiếu tôn nghiêm và có phần lố bịch của khoa thi Đinh Dậu.

soạn văn Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
Học sinh có thể tham khảo nội dung bài soạn

Đọc hiểu Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu phần Sau khi đọc

Để tổng kết nội dung và giá trị nghệ thuật, bạn cần chuẩn bị soạn bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu. Việc này giúp bạn khám phá sâu hơn về tác phẩm này.

Câu 1: Bố cục bài thơ gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

Bố cục bài thơ: gồm 4 phần sau:

– Phần 1: Hai câu đề: Giới thiệu về khao thi năm Đinh Dậu.

– Phần 2: Hai câu thực: Cảnh trường thi trong thực tế.

– Phần 3: Hai câu luận: Cảnh người nước ngoài xuất hiện.

– Phần 4: Hai câu kết: Tâm trạng, nỗi lòng của nhà thơ.

Câu 2: Hai câu đề cho biết điều gì về chế độ thi cử ở nước ta thế kỉ XIX?

– Thời gian: Ba năm mở một khoa.

– Hình thức: Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

⇒ Thể hiện sự lộn xộn, thiếu nề nếp, thiếu quy củ, làm mất đi sự nghiêm trang của kì thi quốc gia, phơi bày sự đổ nát của kì thi quốc gia và phê phán nhà nước vô trách nhiệm.

Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm ọe quan trường miệng thét loa”? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc tái hiện hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt.

Biện pháp tu từ được sử dụng trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm ọe quan trường miệng thét loa”:

– Biện pháp đảo ngữ: Lôi thôi sĩ tử; ậm ọe quan trường.

Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc tái hiện hình ảnh các sĩ tử và viên quan người Việt:

– Lôi thôi sĩ tử: Thể hiện vẻ nhếch nhác, không gọn gàng, không đúng tư thế của những sĩ tử đi thi, người làm chủ kiến thức trong kì thi. Chỉ một từ “lôi thôi” được đào ra phía trước, nhấn mạnh là hình ảnh của sĩ tử bị chìm trong sự nhếch nhác. Sĩ tử mà bút mực đâu không thấy, chỉ nổi bật lủng lẳng một cái lọ (vì đường xa, phải đeo lọ nước uống). Hàng ngàn “sĩ tử vai đeo lọ” thì lô thôi thật, là bức tranh hiểm họa để đời về anh học trò đi thi trong thời buổi thực dân.

– “Ậm ọe quan trường: Sĩ tử đông vì dồn cả hai thi lại nên quan trường phải “thét loa” lại còn lên giọng đe nẹt sĩ tử nên thành ra “ậm ọe” thật đáng ghét. Câu thơ làm nổi bật đối tượng người coi thi không đúng chuẩn mực: nói năng ậm ọe, ấp úng, ra oai gượng gạo.

⇒ Việc sử dụng biện pháp đảo ngữ đã nhấn mạnh được không khí nhếch nhác trong ngày thi, giúp nhấn mạnh hình ảnh lôi thôi, nhếch nhác của các sĩ tử thật đáng thương, hình ảnh gây sự chú ý cho người đọc; đồng thời thể hiện được những thái độ trào phúng, khinh ghét của tác giả dành cho quan trường.

Câu 4: Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực.

Hai câu thực ngòi bút tác giả hướng đến hai đối tượng chủ yếu nhất trong các kì thi: sĩ tử ( người đi thi) và quan trường (quan coi việc thi).

– Hình ảnh sĩ tử chẳng hề mang dáng dấp thư sinh. Họ thật luộm thuộm có vẻ bệ rạc: vai đeo lọ. Biện pháp đảo ngữ lôi thôi sĩ tử vừa nhấn mạnh sự luộm thuộm, không gọn gàng, vừa gây ấn tượng khái quát về hình ảnh những sĩ tử khoa thi này. Họ không có tư thế người đi thi, càng không có tư thế người làm chủ trong kì thi. Hình ảnh sĩ tử trong thơ Tú Xương đã phản ánh sự sa sút về “nho phong sĩ khí”, do sự nhốn nháo, ô hợp của hoàn cảnh xã hội đem lại, gọi lên sự xiêu vẹo, sự đổ gãy, lếch thếch của những kẻ sau này sẽ trở thành những trụ cột tương lai của đất nước.

– Đối với hình ảnh sĩ tử là hình ảnh quan trường xuất hiện với vẻ ra oai, nạt nộ. Cái oai của quan trường là cái oai cố tạo, cái oai “vờ”. Từ “ậm ọe” biểu đạt âm thanh của tiếng nói to nhưng bị can trong cổ họng nên trầm và nghe không rõ, nói lên cái oai không thực chất của quan trường. Cùng với biện pháp đảo ngữ “ậm ọe” giọng thét loa của quan trường, có thế thấy được sự huyên náo, lộn xộn của cảnh trường thi này. Quan phải thét vì sĩ tử chẳng nên quan càng phải cố tỏ cái oai vờ nạt nộ. Sự trang trọng trong việc gọi tên vào thi của kì thi hương ấy đã bị những kẻ làm quan kia lấn át, làm lu mờ bởi sự phách lối, vênh váo của những kẻ dựa hơi mà chẳng có chút quyền lực nào.

⇒ Hai câu thơ đối nhau làm nổi bật lên khung cảnh của trường thi. Nhưng trong đó, người ta thấy không chỉ là bóng dáng của trường thi hương mà còn thấy khung cảnh hỗn tạp, nhốn nháo của đất nước khi rơi vào tình trạng nửa thực dân, nửa phong kiến.

Câu 5: Tiếng cười trào phúng được thể hiện như thế nào qua việc đặc tả, nhấn mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đầm?

Hình ảnh quan sứ và mụ đầm xuất hiện trong sự tiếp đón rất linh tinh: Cờ cắm rợp trời. Cách ăn mặc của quan bà có phần diêm dúa, lòe loẹt: “Váy lê đất mụ đầm ra”.

– Biện pháp đảo ngữ: Cờ cắm rợp trời quan sứ đến – Váy lê quét đất mụ đầm ra cho thấy cờ trước, người sau, thấy váy trước, người sau, càng lộ rõ sự phô trương về hình thức của quan sứ và mụ đầm.

– Từ “quan sứ” để nói về ông quan Tây nhưng lại dừng từ “mụ đầm” khi nói về vợ của ông ta, đây chẳng phải là một sự khinh bỉ, một sự “chơi xỏ” mà Tú Xương dành cho viên Toàn quyền Pháp? Quan sứ, bà đầm xuất hiện tuy có sự tiếp đón linh đình nhưng cũng không khác gì một màn trình diễn.

⇒ Ở đây, hình ảnh của một “ông Tây” với “bà đầm” phản ánh thật đúng với cái tính cảnh của nước ta thời bấy giờ: người dân trở thành nô lệ, triều đình là một bức bình phong còn thực quyền ở trong tay người Pháp.

Tú Xương thật tài hoa khi đặt cái “váy lê quét đất” của bà đầm với “cờ kéo rợp trời” để đón ông quan Tây ngang bằng nhau, ghép hai hình ảnh đó lại, người ta thấy đó là mỉa mai đầy châm biếm. Nghệ thuật đối của thơ Đường luật được vận dụng một cách triệt để, tạo ra sức mạnh đả kích dữ dội, quyết liệt, sâu cay, tiếng cười trào phúng từ đó mà bật ra một cách sâu sắc.

Câu 6: Nhắc đến “nhân tài đất Bắc”, tác giả muốn ám chỉ những đối tượng nào? Em cảm nhận được thái độ gì của tác giả qua lời nhắn nhủ ấy?

Nhắc đến “nhân tài đất Bắc”, tác giả muốn ám chỉ những đối tượng:

Câu hỏi phiếm chỉ “nhân tài đất Bắc nào ai đó” vừa để chỉ những sĩ tử trong khoa thi Đinh Dậu – nơi tụ hội của tài trí đất Bắc – vừa mạng ý nghĩa khái quát: tất cả những ai tự cho mình là “nhân tài đất Bắc”. Đó là tầng lớp tri thức: những ông nghè, ông cống, những con người có lòng tự tôn dân tộc… ở vùng Sơn Nam, ở Kinh Kì Thăng Long ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ nhân tài, tinh hoa của đất nước. Tú Xương nhắc tất cả nhân tài đất Bắc đó, hãy ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà. Trông cảnh nước nhà để nhận ra hiện trạng đất nước và nỗi nhục mất nước, đừng chăm chăm chạy theo danh vọng.

Em cảm nhận được thái độ của tác giả qua lời nhắn nhủ ấy:

Nhà thơ Tú Xương hỏi mà mà như thức tỉnh hộ về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù ngoại bang nếu vẫn có mặt ở lễ xướng danh này thì dẫu có đậu tiến sĩ làm quan cũng là thân phận tay sai mà thôi. Đường công danh còn có ý nghĩa gì? Hai tiếng “ngoảnh cổ” bộc lộ thái độ vừa mạnh mẽ vừa thể hiện một nỗi nhục. Nhà thơ hỏi người cũng chính là hỏi mình. Giọng thơ dù đay nghiến mà vẫn có cái gì xa xót đến rưng rưng.

⇒ Qua đó, người đọc cảm nhận sâu sắc hơn thái độ căm ghét bọn thực dân xâm lược, thức tỉnh lòng tự tôn dân tộc của nhà thơ Tú Xương.

soạn Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
Đọc hiểu nội dung tác phẩm bằng cách trả lời câu hỏi theo SGK

Câu 7: Nhân vật nào trong bài thơ để lại ấn tượng cho em nhiều nhất? Vì sao?

– Nhân vật em ấn tướng nhiều nhất là những người sĩ tử.

– Vì Hình ảnh những người sĩ tử bị chim trong sự nhếch nhác. Sĩ tử mà bút mực đâu không thấy, chỉ nổi bật lung lăng một cái lọ (vì đường xa, phải đeo theo lọ nước uống). Hàng ngàn “sĩ tử vai đeo lạ” thì lôi thôi thật, là bức tranh biếm họa để đời về anh học trò không thấy,  đô thị trong thời buổi thực dân nhố nhăng.

Câu 8: Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ này là gì?

Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ này:

– Phê phán hiện thực đau buồn, nhốn nháo, nhổ những của sĩ tử và quan trường.

– Thể hiện tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực của đất nước.

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Đoạn văn tham khảo 1

Bài thơ “Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu” là một đòn “chí mạng” của Tú Xương vào chế độ thi cử mạt vận, hổ lốn, ô nhục của thời thực dân mới đặt chân cai trị đất nước ta. Là sĩ tử, cũng là nạn nhân trong kì thi Hương năm Đinh Dậu (1897), tại Nam Định, Trần Tế Xương tận mắt chứng kiến sự suy đồi của Nho học, đau lòng trước nỗi ô nhục của tài Từ văn nhân đất Bắc. Có nhiều chi tiết thể hiện tính chất trào phúng, nhưng em ấn tượng nhất là hai câu thơ: “Cờ cắm rợp trời quan sứ đến/ Váy lê phết đất mụ đầm ra”. Quan sứ (công sứ Nam Định Lơ Nóocmăng) đến dự lễ xướng danh khoa thi Hương hẳn là phải có trời” mà “cờ cắm” thì mới “rợp trời”. Còn về đối “Cờ cắm rợp trời” với “váy lê phết đất” cũng chỉnh quá, mà độc địa không kém. “Quan sứ” đến”, “mụ đầm ra”, chúng nó “đến”, nó “ra” như thế thì nhục quá, không chịu được, Tú Xương đã chơi một đòn chí mạng vào bọn Tây đầm thực dân nhốn nháo vào cái thời buổi nhố nhăng! Tú Xương ác khẩu trong cách đổi chữ đối câu, cái tôn nghiêm đem đọ với những cái không tiện hô đúng tên thật, ông cho lộn tùng phèo cả đi. Nghệ thuật trào lộng và trữ tình của Tú Xương đều sâu sắc, thấm thía. Đối với sĩ tử, nhà thơ thương mà cười, đối với quan trường, nhà thơ căm ghét mà châm biếm, đối với bọn thực dân, nhà thơ căm thù mà đả kích, hạ nhục.

Đoạn văn tham khảo 2

Bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu của Tú Xương là tác phẩm có tính trào phúng mà em ấn tượng nhất là hai câu “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/ Ậm ọe quan trường miệng thét loa”. Từ “lôi thôi” được đặt lên đầu câu, nhấn mạnh vẻ lếch thếch, không gọn gàng của các vị “sĩ tử”. Bình thường, những người đi thi đều là những người đọc sách, những người luôn gọn gàng, chỉn chu; vậy mà nay, thí sinh đi thi với vẻ xộc xệch, với lọ chai linh kinh, không còn cái vẻ tao nhã của người sĩ tử. Chỉ nhắc đến một đối tượng, nhưng cũng đủ để chi sự xuống cấp của toàn xã hội. Thí sinh không còn vẻ nho nhã trí thức thì những vị giám khảo cũng không còn vẻ nghiêm túc, đáng kính như trước nữa, chỉ còn cái dáng “thét loa” như ngoài chợ, mà nói thì cũng “ậm ọe” chẳng thành câu. Một lần nữa, tính từ miêu tả “ậm ọe” lại được cho lên đầu câu giống như từ “lôi thôi” ở trên để làm nổi bật lên sự bất tài của đám quan trông trường thi. Chúng chỉ là những kẻ vênh váo, dựa hơi, chẳng có tài cũng chẳng thực quyền. Trước mắt người đọc hiện lên hình ảnh của một trường thi nhốn nháo, quan trông thi thì luôn miệng hống hách, quát tháo, sĩ tử đi thi thì lôi thôi, lếch thếch, xiêu vẹo lều chõng lọ giấy đi thi. Dùng lối nói nhẹ nhàng kín đáo nhà thơ Tú Xương đã vạch trần được hiện thực một xã hội nhố nhăng.

Kết luận

Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu đã được giải đáp chi tiết. Tham khảo những nội dung được gợi ý giúp bạn có những cảm nhận riêng về tác phẩm.

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *