Soạn bài Lí ngựa ô ở hai vùng đất (Phạm Ngọc Cảnh) Lớp 10 tập 1 CTST ngắn gọn

Soạn bài Lí ngựa ô ở hai vùng đất của tác giả Phạm Ngọc Cảnh trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tập 1, nhà xuất bản Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chi tiết. Bài soạn giúp học sinh hiểu sơ bộ ý nghĩa, nội dung văn bản trước khi lên lớp.

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Văn bản cho thấy, trong cảm nhận của chủ thể trữ tình, những câu Lí ngựa ô hát ở “làng anh” và hát ở “bên em” khác nhau như thế nào?

Soạn Lí ngựa ô ở hai vùng đất soạn văn lớp 10 trả lời câu hỏi 1: Sự khác nhau giữa Lí ngựa ô hát ở “làng anh” và hát ở “bên em” của chủ thể chữ tình:

Ở làng em:

“Thế mà bên em móng ngựa gõ mê say
Qua phá rộng duềnh doàng lên dợn sóng
Qua truông rậm đến bây giờ anh buộc võng
Gặp mối dây buộc ngựa gỗc lim già
Suốt miền Trung sông suối dày tơ nhện
Suốt miền Trung núi choài ra biển
Nên gập ghềnh câu lý ngựa ô qua.”

=> Câu hát Lí ngựa ô nhẹ nhàng mà mê say khiến phá rộng gợn sóng, qua chuông nơi buộc võng, trải dài khắp miền trung gập ghềnh. Sự so sánh mang đến cảm giác nhẹ nhàng, bao trùm, thể hiện sự mộc mạc của quê hương miền Trung.

Ở làng anh:

“Cả một vùng sông ai chẳng hát
Sao không nghe câu lý ngựa ô này.”

=> Câu hát Lí ngựa ô lạ lẫm, chỉ nghe câu hát ở bên cầu trên đường đánh giặc “Đường đánh giặc trẩy xuôi về bến bãi/
Lý ngựa ô em hát đợi bên cầu”.

soạn Lí ngựa ô ở hai vùng đất
Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa soạn Lí ngựa ô

Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Tìm trong văn bản một số chi tiết cho thấy có sự gặp gỡ, hòa hợp giữa những câu Lí ngựa ô hát “ở hai vùng đất” vốn có người hát khác nhau, không gian hát và âm điệu khác nhau

Soạn văn Lí ngựa ô ở hai vùng đất trả lời câu hỏi 2: Những chi tiết cho thấy có sự gặp gỡ, hòa hợp giữa những câu Lí ngựa ô hát “ở hai vùng đất” vốn có người hát khác nhau, không gian hát và âm điệu khác nhau là:

  • “Qua truông rậm đến giờ anh buộc võng”/”Gặp mối dây buộc ngựa gốc lim già”
  • “Ngựa tung bờm bay qua biển lúa”/”ngựa kìm cương nơi sông xòe chín cửa”

Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Đọc Lí ngựa ô ở hai vùng đất (Phạm Ngọc Cảnh) bạn hiểu thêm điều gì về vẻ đẹp và sức sống của những câu lí, câu hò và của ca dao, dân ca nói chung?

Soạn văn 10 chân trời sáng tạo Lí ngựa ô ở hai vùng đất trả lời câu hỏi 3: Cảm nghĩ về vẻ đẹp và sức sống của những câu lí, câu hò và của ca dao, dân ca nói chung:

Những câu lí, câu hò và ca dao dân ca là nghệ thuật dân gian, do người dân qua quá trình sinh sống, lao động, nhìn nhận về cuộc sống mà hình thành. Chúng thể hiện quan điểm, suy nghĩ của con người về sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Chúng là kết tinh của tình yêu thương giữa con người với con người, con người với xã hội, với quê hương đất nước. Mặc dù thơi điểm khác nhau nhưng hình thức nghệ thuật dân gian này vẫn lưu truyền

Lời kết

Soạn bài Lí ngựa ô ở hai vùng đất chi tiết từ The POET giúp học sinh hình dung vẻ đẹp của câu lí được tác giả miêu tả. Trả lời được những câu hỏi trong sách giáo khoa sẽ giúp các em chuẩn bị bài học tốt nhất.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *