Soạn văn Mẹ vắng nhà – Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh

Soạn bài Mẹ vắng nhà – Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh với phần kiến thức trọng tâm được cô đọng và chọn lọc kỹ lưỡng. Tìm hiểu tác phẩm thông qua phần soạn bài ngữ văn lớp 8 để tiếp thu những kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Chuẩn bị đọc

Soạn văn 8 Mẹ vắng nhà Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh bắt đầu với một câu hỏi về bộ phim thiếu nhi. Cụ thể như sau:

Câu 1: Kể tên một bộ phim thiếu nhi mà em yêu thích nhất. Vì sao em yêu thích bộ phim đó?

Đã hơn hai mươi năm kể từ khi phim hoạt hình Mộ Đom Đóm (Hotaru no Haka) do Ghibli sản xuất lấy đi nước mắt của hàng triệu người xem trên khắp thế giới, đã diễn Hyugaji Taro đã tái hiện lại câu chuyện bi thương bằng phiên bản điện ảnh cùng tên. Được công chiếu vào năm 2008, phim điện ảnh Mộ đom đóm với độ dài 100 phút đã mang chúng ta trở về với Nhật Bản u ám vào cuối Thế chiến thứ hai, để nhận ra những hệ luỵ do chiến tranh mang lại tàn khốc đến mức nào.

Mộ đom đóm là câu chuyện đầy chua xót kể về hai anh em Seita và Setsuko hai đứa trẻ đã mất mẹ sau cuộc ném bom dữ dội của không quân Mỹ vào thành phố Kobe, trong khi người cha đang chiến đấu cho Hải quân Hoàng gia Nhật Seita và Setsuko nương tựa nhau mà sống, vật lộn để tồn tại giữa nạn đói đang bao trùm lên nước Nhật cùng sự nhẫn tâm của người họ hàng mà chúng đang ăn nhờ ở đậu. Cuối cùng, em gái Setsuko đã chết vì đói trong một cái hầm bỏ hoang. Khi người anh Seita tìm thức ăn trở về, mặc cho cậu thống thiết gọi, Setsuko đã không bao giờ tỉnh dậy nữa…

Quả thực đây là bộ phim rất hay về đề tài Chiến tranh và nó được coi như là một tượng đài trong thế giới phim hoạt hình, khó bộ phim nào có thể lật đổ được. Bộ phim hay, ý nghĩa, nhưng rất đỗi đau lòng và ám ảnh. Đó là những cụm từ tôi dành cho bộ phim. Nó hay, điều đó không bàn cãi nhưng nó là đề tài về chiến tranh được lấy cảm hứng trên câu chuyện có thật nên cực kỳ ám ảnh người xem, bạn có thể khóc sưng húp mắt khi xem, bạn có thể nhói đau khi xem, bạn có thể buồn khi xem,… Bộ phim được miêu tả vô cùng trần trụi, đầy khắc nghiệt, xem một lần là nhớ mãi, càng xem ta lại càng thấy thương cho số phận của các nhân vật, dù ít dù nhiều là vậy. Người dì thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng, tuy là người thân của Seita và Setsuko nhưng không khác gì người xa lạ, mới xem thì thấy nhân vật này không mấy tốt, nói thẳng ra có thể là rất đáng ghét nhưng khi suy nghĩ thì thấy một phần người dì có thái độ như vậy cũng là vì chiến tranh, mọi của cải đều bị thiêu rụi, méo mó, vì chiến tranh mà dồn con người vào bước đường cùng, vì chiến tranh mà biến một người từ tốt thành xấu chỉ trong phút chốc.

Sau khi xem xong bộ phim, em cảm thấy hạnh phúc khi được sinh ra trong thời bình không còn mưa bom bão đạn, hạnh phúc khi được sống dưới bầu trời xanh và em biết ơn, yêu thương cuộc sống này nhiều hơn.

Soạn văn 8 mẹ vắng nhà – Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh – Trải nghiệm cùng văn bản

Nằm lòng kiến thức trọng tâm tác phẩm Mẹ vắng nhà – Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh thông qua những gợi ý dưới đây.

Câu 1: Xác định thông tin cơ bản và thông tin chi tiết của đoạn 3.

Thông tin cơ bản của đoạn 3: “Mẹ vắng nhà” – Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến.

Thông tin chi tiết:

+ Mở đầu là cảnh chị Út Tịch quây quần hạnh phúc bên năm đứa con thơ bên mái nhà tranh đơn sơ.

+ Chị là người chiến sĩ cách mạng làm nhiệm vụ tải lương, tải đạn cho bộ đội.

+ Năm đứa con thơ ở nhà tự chăm sóc nhau: Bé – chị cả thay mẹ chăm lo. dạy dỗ cho các em như một người mẹ trẻ. Bé thường leo lên cây ngắm mẹ đi đánh giặc rồi tưởng tượng, kể cho mấy đứa em nghe.

soạn bài mẹ vắng nhà - bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh
Những đứa trẻ hiểu chuyện trong tác phẩm Mẹ vắng nhà

Câu 2: Đoạn 6 đề cập đến phương diện nào của bộ phim?

Đoạn 6 đề cập đến phương diện: Nhân vật của bộ phim – người thổi hồn cho tác phẩm phim được thành công.

Soạn bài Mẹ vắng nhà – Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh – Chân trời sáng tạo phần Suy ngẫm và suy ngẫm

Sau khi đọc tác phẩm, soạn bài Mẹ vắng nhà – Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh yêu cầu bạn đọc trả lời 5 câu hỏi. Tham khảo đáp án được giải đáp súc tích dưới đây.

Câu 1: Có thể chia văn bản thành mấy phần? Tóm tắt nội dung của từng phần.

Có thể chia văn bản làm 3 phần:

– Phần 1 (đoạn 1, 2): Giới thiệu thông tin chung về bộ phim Mẹ vắng nhà: tên phim, tên và thành tích của đạo diễn, các giải thưởng đạt được; nhận xét khái quát về bộ phim.

– Phần 2 ( đoạn 3, 4, 5, 6): Tóm tắt nội dung, nhận xét về những thành công về chỉ đạo nghệ thuật, góc quay, cảnh phim, diễn xuất của diễn viên,… trong bộ phim.

– Phần 3: (đoạn 7): Khẳng định giá trị của bộ phim.

Câu 2: Xác định thông tin cơ bản của văn bản. Thông tin đó được thể hiện qua những chi tiết nào? Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các chi tiết và thông tin của văn bản.

Thông tin cơ bản của văn bản: Giới thiệu bộ phim Mẹ vắng nhà của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư: “Mẹ vắng nhà” – Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến.

Thông tin được thể hiện qua các chi tiết:

– Chi tiết giới thiệu khái quát về bộ phim.

– Chi tiết về năm đứa con tự chăm sóc nhau khi mẹ vắng nhà.

– Chi tiết về chỉ đạo nghệ thuật, góc quay, cảnh quay, áp phích bộ phim.

– Chi tiết về diễn xuất của các diễn viên.

→ Mối quan hệ giữa thông tin cơ bản và thông tin chi tiết là mối quan hệ hai chiều: thông tin cơ bản của văn bản được thể hiện qua các chi tiết và thông tin chi tiết góp phần thể hiện thông tin cơ bản.

Vẽ sơ đồ

“MẸ VẮNG NHÀ” – BỘ PHIM TUYỆT ĐẸP VỀ NHỮNG ĐỨA TRẺ 

THỜI CHIẾN TRANH 

 

mẹ vắng nhà - bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh
Sơ đồ Mẹ vắng nhà – Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh

Câu 3: Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích gì?

Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích: Giới thiệu cho bạn đọc về bộ phim Mẹ vắng nhà của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư. Bằng việc cung cấp thông tin về bộ phim như: nội dung phim, nhận xét đánh giá về sự thành công của bộ phim qua cách tạo dựng lại không khí, bối cảnh về những năm tháng chiến tranh, tham gia diễn xuất của các nhân vật,… để khuyến khích mọi người nên xem bộ phim này. Đồng thời khơi gợi lòng tự hào, tự tôn dân tộc, mong muốn mọi người trân quý bộ phim như tài liệu để tìm về quá khứ anh dũng, kiên cường.

Câu 4: Việc kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (áp phích) góp phần như thế nào vào việc thể hiện mục đích viết của tác giả?

Việc kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (áp phích) góp phần vào việc thể hiện mục đích viết của tác giả: Giúp cho phần nội dung được thể hiện sinh động hấp dẫn hơn, tóm gọn nội dung của bộ phim và đặc biệt gây sự tò mò cho người xem.

Câu 5: Thực hiện nhiệm vụ sau:

  1. Phỏng vấn sáu bạn (ba nam và ba nữ) trong lớp về hai câu hỏi sau: Bạn xem video clip, xem phim hay đọc sách nhiều hơn? Vì sao?
  2. Thống kê câu trả lời và rút ra một số nhận xét về kết quả phỏng vấn
  3. Phỏng vấn sáu bạn (ba nam và ba nữ) trong lớp:

Câu trả lời nhận được là các bạn xem video nhiều hơn đọc sách vì nó ngắn gọn, tóm gọn nội dung, dễ hiểu và dễ thu hút hơn.

Một số nhận xét về kết quả phỏng vấn như sau:

– Hiện nay chúng ta luôn tìm đến tất cả những gì nhanh, gọn, thuận tiện cho bản thân.

– Xã hội càng phát triển thì con người lại càng sống gấp gáp.

– Nhiều khi cách sống vội làm cho con người đánh mất nhiều thông tin, nhiều giá trị to lớn.

– Ngoài xem clip, xem phim chúng ta nên dành thời gian đọc sách nhiều hơn vì: Đọc sách đúng cách giúp kích thích bộ não phát triển tốt hơn, hạn chế lão hóa và giảm khả năng mất trí nhớ. Ngoài ra, đọc sách cũng giúp con người ra nâng cao hiểu biết, làm giàu vốn từ, tăng khả năng tư duy, nhìn nhận vấn đề,…

Xem thêm:

  • Hướng dẫn soạn văn 8 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, vẫn đủ ý
  • Chuẩn bị soạn văn Tình yêu sách trước giờ học đầy đủ
  • Soạn bài “Tốt-tô-chan bên cửa sổ”: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương (Phạm Ngọ): Trả lời câu hỏi SGK chi tiết

Kết luận

Hướng dẫn soạn bài Mẹ vắng nhà – Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh bám sát chương trình đào tạo giúp bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng. Thường xuyên theo dõi The POET Magazine để cập nhật thêm những bài soạn bổ ích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *