Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ (An-tôn Sê-khốp -Anton Chekhov)

Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ bám sát chương trình đào tạo giúp bạn cảm nhận được niềm hạnh phúc, xúc động của nhân vật Na-đi-a khi được tỏ tình. Không chỉ mang đến câu chuyện ngọt ngào, tác giả còn gửi gắm đến người đọc những thông điệp ý nghĩa về tình yêu. Cập nhật bài soạn chi tiết từ Trang phân tích văn học The POET.

Table of Contents

Tóm tắt truyện Một chuyện đùa nho nhỏ

Tác phẩm được in trong Ngữ văn lớp 10 tập 2 NXB Kết nối tri thức. Chuyện kể về một câu chuyện đùa nho nhỏ của nhân vật “tôi” với cô nàng Na-đi-a. Nhân vật tôi trong một buổi trưa mùa đông đã rủ Na-đi-a chơi trượt tuyết và khi trượt xuống dốc, anh đã nói đùa “Na-đi-a, anh yêu em”. Na-đi-a băn khoăn không biết ai đã nói câu nói ấy và nàng đã cố gom góp tất cả sự can đảm để trượt tuyết từ trên đỉnh dốc, hết lần này đến lần khác, một việc mà lúc bình thường có các vàng cô cũng chẳng làm chỉ để được nghe câu: “Na-đi-a, anh yêu em”. Nàng không biết câu nói ấy là gió nói hay nhân vật tôi nói, sự nữ tính đã khiến nàng ngại ngùng không dám hỏi và rồi nàng đắm chìm trong sự ngọt ngào của câu nói ấy, nàng sống mà không thể thiếu nó. Cuối cùng, nàng vẫn không biết ai là người nói và cũng không còn được nghe câu nói ấy sau khi nhân vật tôi đi Petersburg nhưng điều ấy đã trở thành kỷ niệm hạnh phúc nhất, xúc động nhất, đẹp đẽ nhất trong đời nàng Na-đi-a.

soạn bài một chuyện đùa nho nhỏ
Tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ với nhân vật chính Na-đi-a

Phong cách viết truyện của Anton Chekhov

Chekhov được xem như là người đã nâng thể loại truyện ngắn lên một tầm cao mới trong nền văn học Nga, và dần dần trong nền văn học của thế giới. Với cái nhìn trầm tĩnh, trung thực về những nhân vật, Chekhov thể hiện nội tâm và cảm nghĩ của họ một cách gián tiếp, qua ẩn dụ thay vì miêu tả trực tiếp. Những kết cấu trong truyện của ông thường giản dị, và kết cục thường được để ngỏ thay vì là chung quyết. Những tác phẩm của Chekhov biểu hiện sâu xa ẩn nấp dưới bề mặt cuộc đời thường của những con người bình thường.

Về mặt nghệ thuật truyện ngắn của Chekhov có chiều sâu tâm lý rất lớn, lột tả rất xác thực các tinh tế nội tâm đặc trưng của các tầng lớp người Nga thế kỷ 19 nhất là thành phần thị dân, trí thức trung lưu và thợ thuyền trong các thành phố đang hình thành của nước Nga, nên có thể nói Chekhov là nhà văn của tầng lớp thành thị Nga. Ngôn ngữ của truyện ngắn Chekhov rất tinh tế đã nâng tiếng Nga lên tầm hiện đại và làm giàu rất nhiều cho loại ngôn ngữ này. Ông là nhà văn đã để lại ảnh hưởng rất lớn lên văn học và văn hoá Nga cũng như trong văn học thế giới.

Soạn Một chuyện đùa nho nhỏ – Trước khi đọc văn bản

Để bắt đầu bài học, bạn cần trả lời câu dưới đây.

Đôi khi hồi ức về một kỉ niệm nhỏ bé trong quá khứ lại khiến ta phải suy ngẫm nhiều về cuộc sống của mình trong hiện tại và tương lai. Hãy kể lại kỉ niệm ấy với bạn bè.

Gợi ý:

– Các em có thể lại câu chuyện “tương tự” trong trẻo thời học trò của mình.

– Các em có thể kể về kỷ niệm một mùa mưa miền quê, nơi em từng sống.

Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ – Trong khi đọc

Tham khảo giải đáp chi tiết để hiểu rõ hơn về tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

Câu 1: Lưu ý về ngôi kể. Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn “lúc đó” hay “bây giờ”?

– Là ngôi thứ nhất. Người kể chuyện xưng “tôi”.

– Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn “lúc đó”, nhân vật tôi nói “tôi yêu em” với Na-đi-a khi đi trượt tuyết.

Câu 2: Lưu ý sự đồng cảm của người kể chuyện với Na-đi-a.

Người kể chuyện thấy đồng cảm với Na-đi-a về nỗi sợ của nàng mỗi khi nhắc đến trượt tuyết, nỗi sợ độ cao khi đứng trên đồi nhìn xuống giống như nhìn một vực sâu vô tận.

Câu 3: Lưu ý câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi”.

Đó là câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi” là câu: “Oii gương mặt đáng yêu của nàng mới ngộ nghĩnh làm sao!”. Điều này ẩn chứa những xúc cảm tình yêu như bông hoa sắp hé nụ.

Câu 4: Vì sao Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy”.

Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy” vì không muốn tin gió nói điều ấy, mà phải là nhân vật “tôi” nói.

Câu 5: Lưu ý “độ vênh” giữa suy đoán của người kể chuyện với hành động tiếp theo của Na-đi-a.

Người kể chuyện suy đoán rằng một người sợ độ cao và nhát gan như Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình vì mặt nàng nhìn trắng bệch, chân thì run rẩy khi đứng nhìn đỉnh đồi.

– Hành động của Na-đi-a là nàng run rẩy, sợ hãi nhưng vẫn xăm xăm đi bước lên bậc thanh lên đỉnh đổi và quyết định một mình trượt tuyết xuống dưới để xem có còn nghe thấy câu nói ấy không.

Từ đó cho thấy suy đoán của người kể chuyện đã có “độ vênh” khi nghĩ Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình nhưng hành động của nàng lại khác.

Câu 6: Lưu ý hình ảnh “hàng rào cao có đỉnh nhọn” ngăn cách hai nhân vật và hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi”.

Hình ảnh “hàng rào có đỉnh nhọn” như một bức tường mỏng ngăn cách hai nhân vật, dù hai người chỉ cách nhau bởi một hàng rào nhưng lại như cách nhau bởi mấy ngôi nhà.

– Hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi” mang theo sự tò mò không biết Na-đi-a đang làm gì, nghĩ gì và nhân vật “tôi” có một tâm trạng phức tạp khi nhìn thấy khuôn mặt rầu rĩ của Na-đi-a. Hai chi tiết này đều thể hiện nỗi niềm u sầu, một tâm trạng phức tạp của nhân vật “tôi”, hai nhân vật chỉ cách nhau bởi một hàng rào nhưng họ như bọ ngăn cách ở hai thế giới, khó có thể chạm đến nhau. Chi tiết này gợi nhớ đến ý thơ của Nguyễn Bính:

“ Nhà nàng ở cạnh nhà tôi

Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn”

“Hai người sống giữa cô đơn,

Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi”.

Câu 7: Xác định tâm trạng của nhân vật “tôi” khi chuyến về thời điểm kể “bây giờ”.

Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi chuyển về thời điểm kể “bây giờ” là tâm trạng của sự hoài niệm, một tâm trạng phức tạp, khi Na-đi-a có hạnh phúc riêng. Tâm trạng đó sao mà giống Nguyễn Bính qua những dòng thơ này:

“Mắt nàng đăm đắm trông lên

Con bướm trắng về bên ấy rồi!

Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi

Tôi buồn tự hỏi: Hay tôi yêu nàng?”

Trả lời câu hỏi sau văn bản

Cùng nghiên cứu và giải đáp 7 câu hỏi trong sách giáo khoa Kết nối tri thức 10.

soạn một chuyện đùa nho nhỏ
Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ với 7 câu hỏi với giải đáp chi tiết

Câu 1: Câu chuyện trong Một chuyện đùa nho nhỏ được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ mấy? Người kể chuyện là nhân vật phụ chứng kiến, người được nghe kể lại hay nhân vật tham gia hành động chính mình?

– Ngôi thứ nhất

– Nhân vật tham gia hành động chính.

Câu 2: Dựa vào sự thay đổi thời gian, địa điểm, thành phần nhân vật trong mạch truyện kể, có thể xác định truyện ngắn gồm mấy phần? Tóm lược nội dung từng phần.

Truyện có thể chia 5 phần:

– Phần 1: từ đầu đến “… chăm chú nhìn chiếc găng tay của mình”: Lần đầu tiên trượt tuyết và khởi đầu của trò đùa câu nói “Na-đi-a, tôi yêu em!” của nhân vật “tôi”.

– Phần 2: tiếp theo đến “… sợ hãi như lần trước”: lần thứ hai trượt tuyết và sự thắc mắc, tò mò ai là người nói câu đó với Na-đi-a.

– Phần 3: tiếp theo đến “…cốt sao say là được”: những lần trượt tuyết tiếp theo của hai nhân vật và sự say mê câu nói ngọt ngào ấy của Na-đi-a.

– Phần 4: tiếp theo đến “…trở vào nhà xếp đồ đạc”: lần trượt tuyết một mình của Na-đi-a và tâm trạng của hai nhân vật khi trò đùa kết thúc bởi câu nói “tôi yêu em” cuối cùng.

– Phần 5: còn lại: tâm trạng của nhân vật “tôi” khi kể về cuộc sống hiện tại của Na-đi-a và mình.

Câu 3: Căn cứ vào những biểu hiện trong lời tả và kể của nhân vật “tôi” về lần trượt tuyết đầu tiên, hãy đoán định tình cảm thực sự của nhân vật Na-đi-a.

Tình cảm của nhân vật “tôi” với Na-đi-a có thể là thứ tình cảm thầm yêu. Nhân vật “tôi” quý mến Na-đi-a và có lẽ để thử lòng nàng mà anh đã bày ra trò đùa với câu nói “Na-đi-a, tôi yêu em!” đó.

Câu 4: Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói nào của nhân vật “tôi” cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa? Vì sao có thể nói nhân vật “tôi” cũng chính là người mất mát sau “một chuyện đùa nho nhỏ” của mình?

Những hành động, cử chỉ, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là:

– Hành động thờ ơ đứng nhìn Na-đi-a tự leo lên những bậc thang và trượt tuyết một mình trong nỗi sợ hãi.

– Những cử chỉ xa cách, đứng nhìn nàng từ xa và lời nói lãnh đạm, không còn sự nồng nhiệt, đắm say như xưa nữa.

– Nhân vật “tôi” cùng là người mất mát sau trò đùa của mình vì tuy anh bày ra trò đùa nhưng nó lại không mang đến kết quả tốt đẹp gì.

Na-đi-a vẫn không biết ai là người nói câu ấy và anh vẫn chưa thật sự bày tỏ tấm lòng mình với màng để rồi phải đi xa trong sự buồn bã.

Câu 5: Câu nói: “Na-đi-a, anh yêu em!” có ý nghĩa thế nào với Na-đi-a? Vì sao bất chấp nỗi sợ, cô quyết định ngồi vào xe trượt xuống “một mình” để “thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không?”

– Câu nói: “Na-đi-a, anh yêu em!” có ý nghĩa quan trọng với Na-đi-a. Cô bất chấp nỗi sợ, quyết định ngồi vào xe trượt xuống “một mình” để “thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không?”.

Câu 6: Cảnh chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang gợi lên cho bạn những cảm nghĩ gì về các nhân vật và cuộc đời? Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, bạn ứng xử ra sao?

Cảnh chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang gợi lên một suy nghĩ sâu sắc về các nhân vật và cuộc đời. Mỗi người trong đời dù muốn hay không vẫn sẽ có những cuộc chia ly khiến ta thấy đau buồn. Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự thì em sẽ làm gì? (các em tự suy ngẫm tìm cho mình một giải pháp trong ứng xử).

Câu 7. Trong phần kết, khi kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của mình nhiều năm sau, người kể chuyện có tâm trạng thế nào? Hãy nêu nhận xét về cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn.

Đó là: Người kể chuyện có tâm trạng phức tạp, một sự băn khoăn và hơi chút hoài niệm. Nhiều năm sau, Na-đi-a đã có hạnh phúc của riêng mình và câu nói ấy đã trở thành một kỉ niệm đẹp với nàng. Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn là cảm hứng yêu thương, nhớ lại những sự việc trong quá khứ nay đã trở thành một kỉ niệm.

Soạn văn 10 Một chuyện đùa nho nhỏ – Kết nối đọc viết

Câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích hình ảnh “hàng rào” trong truyện ngắn Một truyện đùa nho nhỏ.

Tình yêu lứa đôi là đề tài muôn thuở và niềm cảm hứng bất tận của văn nhân, thi sĩ. Niềm tương tư bao giờ cũng làm cho lòng người miên man thương thương nhớ nhớ, có khi đến nhắm mắt xuôi tay. Trong nền thi ca Việt Nam, đã có bao mối tình như thế. Hãy nghe Nguyễn Bính kể về lòng mình với “Cô hàng xóm” ngăn cách chỉ là cái “giậu mồng tơi”

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,

Cách nhau cái giậu mùng tơi xanh rờn.

Hai người sống giữa cô đơn,

Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.

Giá đừng có giậu mùng tơi,

Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.

Và hơn 100 năm trước tận trời Âu – xứ Bạch Dương của nước Nga, Anton Chekhov đã từng kể về nỗi tương tư ấy qua nhân vật “tôi” khi tình yêu lỡ làng. Tâm trạng nhân vật “tôi” cũng nhớ nhung, hối tiếc khi nhìn thấy cố nhân, giờ trở thành hàng xóm, chỉ cách nhau cái “hàng rào”, mà trở nên xa xôi dịu vợi. Nếu cái nỗi tương tư của Nguyễn Bính còn có màu xanh của giậu mồng tơi thi vị, thì cái màu đen con quạ bay ngang giữa hàng cây trụi lá và hàng rào “đinh nhọn” lạnh lùng, tiêu sơ. Cái tiêu sơ của cảnh vật, tiêu sơ của “tôi” và cả Na-đi-a đáng thương. Đặc biệt, cái “hàng rào” trở thành hình tượng nghệ thuật biểu hiện sự ngăn cách chia xa trong tình yêu. Để từ đó, hai trái tim người yêu trở thành những hải đảo cô đơn. Tất cả đã vẽ nên bức tranh tâm trạng phản chiếu nỗi u ẩn của cõi lòng tan vỡ.

Kết luận

Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ sách giáo khoa Kết nối tri thức 10 là thông tin hữu ích giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm hiểu. Tham khảo những giải đáp để hiểu rõ hơn nhân vật Na – đi – a với những chuyển biến tâm lý tinh tế và sâu sắc.

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet