Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường – Kết nối tri thức 10

Hướng dẫn soạn bài Một đời như kẻ tìm đường chính xác, chi tiết giúp học sinh đạt kết quả cao khi đến lớp. Học sinh cũng đừng bỏ qua việc nghiên cứu cẩn thận các câu hỏi để tìm đáp án cho riêng mình.

Table of Contents

Trước khi đọc văn bản

Câu hỏi: Mỗi lựa chọn của chúng ta ngày hôm nay có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của chúng ta trong tương lai? Làm thế nào để đưa ra những lựa chọn trong cuộc đời?

Trước cánh cửa cuộc đời và hành trình làm người, có vô vàn lựa chọn mà đời người phải trải qua, không phải lúc nào chúng ta cũng đúng. Nhưng, trước những lựa chọn quan trọng nhất, việc đưa ra quyết định sáng suốt sẽ cho chúng ta một cuộc đời “thăng hoa” như mong muốn và ngược lại. Đối với những người trẻ, điều này lại càng có ý nghĩa hơn bởi họ có cả một tương lai phía trước đang chờ đợi. mà việc đưa ra những lựa chọn đúng được sớm chừng nào lại khiến tương lai ấy rõ ràng hơn chừng đó.

Chọn lẽ để sống

Lẽ sống chính là hoài bão và sứ mệnh của cuộc đời, là giá trị nền tảng, chuẩn hành xử của chính mình. Xác định sống chính là trả lời câu hỏi: “Mình là ai, mình sống để làm gì, mình sẽ dùng cuộc đời của mình vào việc gì và việc đó có đáng để dùng hay không?”.

Xác định lẽ sống cũng chính là việc chọn cho mình lý do để sống (rốt cuộc ý nghĩa của cuộc đời mình nằm ở đâu) – được coi là “đích đến”, “bánh lái”, hay sẽ là “ma đưa lối, quỷ đưa đường” trong cuộc đời chúng ta. Đây là lựa chọn quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới tất cả những lựa chọn còn lại. Không phải ai cũng chọn được đúng “đích đến” và “bánh lái” cho mình và hậu quả là cuộc đời của họ nhiều khi sẽ rất uổng phí hoặc vô cùng bi kịch. Con người sinh ra vốn dĩ là lương thiện, nhưng chọn lẽ sống khác nhau thì sẽ có những con người khác nhau, cuộc đời khác nhau và số phận khác nhau.

Chọn người để lấy nhau

Phải bắt đầu lựa chọn này từ việc mình muốn có một gia đình như thế nào. Tình yêu là một phạm trù hoàn toàn mang tính cảm xúc nhưng hôn nhân lại có cả không thèm lấy hoặc không tìm được người phù hợp). Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm cho mình được một người vợ, người chồng, và đồng thời cũng là một người bạn đời!

Người ta hay nói là trong tất cả các kiểu bạn (bạn xã giao, bạn tâm giao, bạn tư giao, bạn tri kỷ…) thì chọn bạn đời là khó nhất. Khi chọn bạn đời, điều kiện cần là tình yêu thương nhưng quan trọng hơn là cả hai phải chia sẻ được lẽ sống và hệ giá trị suốt cả cuộc đời. Có thể khi cưới nhau, vợ chồng chưa thực sự là bạn đời Chưa xác định rõ lẽ sống, chưa có chung một hệ giá trị nhưng họ sẽ cùng thay đổi nhau và thay đổi chính mình để không chỉ là người chồng, người vợ của nhau, mà còn là người bạn trên hành trình còn lại của cuộc đời. Được như vậy, cuộc đời sẽ thăng hoa!

Chọn việc để làm

Thực tế cho thấy đang có xu hướng chọn nghề và đổi nghề theo “mốt”. Nghề nào được gắn mác “thời thượng” là giới trẻ đổ xô vào tìm “vận may”. Thậm chí khi đã thành công với một nghễ nào đó thì phần đông lại cùng tìm đến một nghề, đó là nghề chính trị. Thực ra, xã hội có nhiều đinh chứ không chỉ có một đỉnh là quyền lực: Trở thành một chính trị gia tài ba là một đỉnh; trở thành một nhạc sĩ lớn cũng là một đỉnh; trở thành một bác sĩ giỏi cũng là một đỉnh, trở thành một kiến trúc sư danh tiếng cũng là một đỉnh… Thực ra, làm một bác sĩ giỏi vẫn tốt hơn là làm một viện trưởng tồi, làm một giáo sư giỏi thì quan trọng hơn là làm một hiệu trưởng kém.

Thực ra, làm sếp hay làm lính, làm thầy hay làm thợ, làm quan hay làm dân, làm chủ hay làm thuê… đều không quan trọng, mà quan trọng là làm cái gì mà mình giỏi nhất, phù hợp với tính cách của mình nhất và tạo ra giá trị nhiều nhất (cả giá trị tài chính và giá trị xã hội).

Bên cạnh chọn công việc và nghề nghiệp phù hợp để làm, chúng ta cũng cần tìm cho mình một nơi làm phù hợp để gắn bó (công ty, tổ chức nào, ngành nào, lĩnh vực nào, vùng miền nào?…). Điều này rất quan trọng vì công việc không chỉ là chỗ để đóng góp, mưu sinh mà còn là nơi để học tập và phát triển. Ngày nay, người ta bị ảnh hưởng bởi chính nơi mình làm việc nhiều hơn là nơi mình học. Cũng đều tốt nghiệp một trường đại học, đều học giỏi như nhau nhưng sau mấy năm ra trường sẽ có 2 cuộc đời khác nhau, 2 tương lai khác nhau mà nguyên nhân là vì đã có 2 lựa chọn về công việc khác nhau.

Chọn thầy để học

Sự học luôn là một trong những “sự nghiệp” quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Dưới đây là 5 “người thầy” gần gũi và hữu ích nhất học sinh có thể tham khảo khi soạn văn lớp 10 bài Một đời như kẻ tìm đường:

Thầy 

Đây là những người thầy bằng xương bằng thịt, trực tiếp khai sáng trí tuệ và nuôi dưỡng tâm hồn cho chúng ta. Thầy thì có nhiều nhưng không phải ai cũng là người thầy đúng nghĩa, không phải ai cũng có thể dẫn dắt người học làm chủ quá trình học và khám phá thế giới vô tận của tri thức. Vì thế mà việc chọn đúng người để học, để tôn làm thầy có ý nghĩa quan trọng là vậy.

Sách

Sách là một trong những con đường dễ nhất, rẻ nhất và nhanh nhất cho sự học của mỗi người. Sách không chỉ là người thầy mà còn là người bạn tri kỷ, luôn tử tế, nhẫn nại, chờ đợi và chịu đựng chúng ta. Học từ sách là học từ những bộ óc vĩ đại nhất của loài người, là việc biến túi khôn của nhân loại vốn đã được đúc kết trong sách thành của mình. Chúng ta có thể đưa những người thầy vĩ đại nhất của thế giới, từ cổ tới kim, từ Đông sang Tây, về tận nhà để dạy cho mình, bất kể thời điểm nào mà chi phí nhiều khi chỉ bằng tô phở.

Tuy nhiên, không đọc sách thì chắc chắn là không giỏi nhưng đọc sách nhiều cũng chưa chắc tạo ra giá trị. Vấn đề còn nằm ở chỗ chọn sách nào để đọc, đọc như thế nào và học được gì từ sách.

Kinh nghiệm

Trên đời này có những cái mà không trả giá thì không thể học được, nhưng cũng có những cái không cần trả giá cũng có thể học được. Cuộc đời chúng ta sẽ không thể tránh khỏi những thất bại, vấn đề là sau mỗi thất bại thì cần phải rút ra được những bài học để những thất bại tương tự không còn tái diễn trong tương lai. Có những người cho rằng, nếu muốn không thất bại thì tốt nhất là đừng có làm gì nữa, nhưng nếu vậy thì sẽ có một thất bại cực lớn khác, đó là thất bại cả cuộc đời. Để hạn chế thất bại và trả giá, cần phải học rất nhiều từ 2 “người thầy” đầu tiên (thầy và sách).

Nhân vật

Họ có thể là các bậc thức giả (để chúng ta học tri thức) hoặc những nhân vật có ảnh hưởng trong xã hội (học tinh thần, ý chí). Chính những câu chuyện thành công, thất bại, những trải nghiệm, tư tưởng, tài năng và nhân cách của họ sẽ là bài học quý giá cho mình trên con đường tự khai sáng bản thân mình và những người quanh mình.

Tuy nhiên, phải có năng lực thẩm định, biết mình là ai, biết ai là ai, cái gì là cái gì, nếu không thì sẽ vô cùng nguy hiểm, người đáng khinh thì lại trọng, người đáng trọng lại khinh.

Internet

Được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ 20, làm cho cá nhân loại thay đổi một cách sâu sắc và khác biệt hẳn so với những thời kỳ trước đó, Internet thực sự là công cụ hữu hiệu cho sự học của mỗi người. Thời đại Internet hình thành 2 loại người: “Công dân mạng” và “Sâu mạng”. “Công dân mạng” là những người sử dụng Internet như một công cụ để nâng cao kiến thức của mình, phục vụ cho công việc và cuộc sống. Còn “sâu mạng” là những kẻ phung phí phần lớn thời gian, sức lực của mình vào những trò tiêu khiển trên mạng hoặc phá hoại. Là “công dân mạng” hay “sâu mạng”, đó cũng là một lựa chọn quan trọng đối với người trẻ trong thời đại này.

Chọn bạn để chơi

Nói đến con người là hàm ý tới con người xã hội với nhiều mối quan hệ đan xen, và cũng chính những mối quan hệ đó định hình chân dung một người. Chẳng hạn, phương Tây có câu: Hãy nói cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói bạn là ai. Còn ông bà mình, khi nhận xét về một người hoặc một nhóm người nào đó thì thường nói: “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” hoặc “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

Trong đời người, ngoài người bạn quan trọng nhất là bạn đời thì cần phải có bạn tâm giao, bạn thâm giao, thậm chí là bạn tri kỷ, chứ không phải chỉ có những người bạn hời hợt, quen biết xã giao, ngoại giao. Họ là những người cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, chia sẻ một hệ giá trị và những lý tưởng sống, giá trị sống. Dẫu vậy, họ có thể có những con đường khác nhau trên hành trình lập thân, lập nghiệp. Một tình bạn nếu được xây đắp trên tỉnh thần như vậy thì sẽ vô cùng bền vững và tốt đẹp.

(Vân Anh)

Soạn văn 10 Một đời như kẻ tìm đường – Đọc văn bản

Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường Kết nối tri thức phần Đọc văn bản cần học sinh trả lời các câu hỏi theo nội dung từng đoạn:

Câu 1. Dự đoán về nội dung sẽ được trình bày trong văn bản?

Đó là hành trình đi tìm con đường để sống cho đúng nghĩa một con người.

soạn bài một đời như kẻ tìm đường
Văn bản là hành trình đi tìm con đường sống đúng nghĩa của một người

Câu 2. Người viết đã nêu những tình huống lựa chọn nào?

Em xác định được tình huống lựa chọn là một trong hai ngoại ngữ và chương trình học cổ điển hay hiện đại sau khi soạn Một đời như kẻ tìm đường.

Câu 3. Chú ý những suy ngẫm và đúc kết của người viết

Người viết suy ngẫm và đúc kết:

  • Suy ngẫm: “Cuộc đời của mỗi chúng ta có thể ví như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn”.
  • Đúc kết: “Cuộc đời dù tiến hay lùi, vẫn phải tiếp tục bước đi”.

Câu 4: Chú ý cách lý giải về mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận.

Từ việc soạn văn Một đời như kẻ tìm đường, em thấy rằng những lựa chọn của tác giả lại trở thành số phận. Đó là số phận của con người học tập và làm việc nghiêm túc ở mức độ tư duy cực cao. Vì vậy, ở những hoàn cảnh khác nhau vẫn thích nghi và hoàn thành tốt.

Câu 5: Chú ý những đúc rút, suy ngẫm của người viết.

  • “khám phá ra chẳng có đường để tìm”
  • “Làm việc gì cũng được, đi đâu cũng đặng, nếu mỗi chúng ta không quên mình là một thành phần xã hội”.
  • “Những hạnh phúc nhỏ thì nằm trên mỗi bước đi nhưng hạnh phúc bền vững… mà mình luôn luôn có.”
soạn một đời như kẻ tìm đường
Tác giả đúc rút ra nhiều bài học từ hành trình của mình

Câu 6: Chú ý giọng điệu của người viết.

Em rất ấn tượng giọng điệu của người viết khi soạn bài Một đời như kẻ tìm đường chi tiết:

  • Vừa khoan thai vừa đĩnh đạc.
  • Vừa khiêm tốn, chân thành vừa bộc lộ sự uyên bác.

Sau khi đọc

Nội dung soạn Một đời như kẻ tìm đường ngắn nhất phần Sau khi đọc bao gồm các câu hỏi về nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm là cảm xúc cực kỳ chân thật về trải nghiệm trong cuộc sống để tạo nên cuộc đời tốt nhất.

Câu 1: Theo bạn, mục đích của bài viết này là gì?

Mục đích của bài viết là muốn truyền tải đến người đọc rằng trong cuộc đời có nhiều lúc chúng ta phải lựa chọn, lựa chọn đó có thể làm thay đổi cuộc sống của chúng ta hoặc là thành công, hạnh phúc hoặc thất bại, đau khổ và điều đó tùy vào chính tâm trạng của chúng ta.

soạn văn một đời như kẻ tìm đường
Văn bản truyền tải thông điệp tốt đẹp về đời người

Câu 2: Xác định quan điểm chính của tác giả trong bài viết này. Quan điểm ấy được khai triển qua lí lẽ và bằng chứng như thế nào?

Quan điểm chính của tác giả trong bài viết này là cuộc đời của chúng ta như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn dì những lựa chọn đó chưa chắc đã là cuộc đời tương lai của chúng ta.

Những lí lẽ, bằng chứng được triển khai em tìm được khi soạn Một đời như kẻ tìm đường lớp 10 là:

  • Đầu tiên là câu chuyện về sự lựa chọn đầu tiên trong cuộc đời của người viết năm mươi bốn tuổi, lựa chọn môn học, chương trình học và ngành nghề tương lai.
  • Những lựa chọn bất đắc dĩ mà người viết phải chọn như không chọn Pháp nhưng phải đi Pháp, tốt nghiệp kĩ sư dù chưa bao giờ nghĩ tới, cũng chưa bao giờ mơ tới quyền lực nhưng lại có những vị trí quyền lực.
  • Số phận và lựa chọn của người viết: làm kĩ sư cầu đường nhưng chưa bào giờ thiết kế đường, chưa bao giờ học kinh tế nhưng đã làm tư vấn về kinh tế và đã dạy kinh tế trong trường đại học.
  • Những con đường mà chúng ta chọn rồi cũng sẽ là thành công và hạnh phúc vì thành công và hạnh phúc không phụ thuộc vào con đường đã chọn mà vào tâm trạng của chính chúng ta, vào thành quả mà chúng ta gặt hái được.

Câu 3 : Chỉ ra các yếu tố tự sự, biểu cảm và phân tích tác dụng của chúng trong văn bản.

Các yếu tố tự sự, miêu tả là:

  • Yếu tố tự sự là ở đoạn văn kể lại câu chuyện về sự lựa chọn đầu tiên của người viết năm mươi bốn tuổi, ở chi tiết về các tình huống lựa chọn được đưa ra trong quá trình bàn bạc với bố mẹ.
  • Yếu tố biểu cảm là ở những đoạn văn viết về suy ngẫm, đúc rút của người viết, những cảm xúc hạnh phúc, thỏa mãn của người viết khi nói về cuộc đời của mình.

=> Tác dụng của các yếu tố tự sự, biểu cảm là giúp cho bài viết thêm hấp dẫn hơn, giàu tính hình ảnh; người đọc có thể dễ dàng hòa vào suy nghĩ của người viết, cảm nhận được rõ hơn cảm xúc của người viết.

Câu 4: Nhan đề của bài viết là Một đời như kẻ tìm đường. Nhưng trong bài viết, tác giả lại nói: “Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra rằng chẳng có đường để tìm.” Liệu tác giả có sự mâu thuẫn với chính mình hay không? Phải chăng việc tìm đường là một việc không có nhiều ý nghĩa?

Từ quá trình soạn văn bài Một đời như kẻ tìm đường em thấy rằng:

  • Trong bài viết, tác giả nói: “Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra rằng chẳng có đường để tìm”, điều này không thể hiện sự mâu thuẫn với nhan đề Một đời như kẻ tìm đường.
  • Theo tác giả, việc tìm đường là một việc có rất nhiều ý nghĩa, tìm đường cũng như tìm về ý nghĩa của cuộc sống, tìm về quan điểm sống. Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng sẽ đi tìm đường như tìm về chính bản thân mình và dù cho không tìm được đường thì chúng ta vẫn có thể tìm được ý nghĩa trong cuộc đời mình.
soạn bài một đời như kẻ tìm đường kết nối tri thức
Cuộc hành trình tìm con đường sống tốt đẹp vô cùng ý nghĩa

Câu 5: Hãy nêu một luận điểm trong bài viết trên mà bạn thấy tâm đắc hoặc còn băn khoăn. Lí do nào khiến bạn thấy luận điểm ấy thuyết phục mình hay làm bạn muốn đối thoại với tác giả?

Gợi ý:

  • Luận điểm mà tôi thấy tâm đắc là về sự kì lạ trong cuộc đời người viết, phải đưa ra một quyết định nhưng rồi như thể chẳng liên quan đến mình; tìm cách giải quyết, tìm hướng đi nhưng số phận đưa anh đến một lối khác.
  • Lí do luận điểm ấy thuyết phục tôi vì tôi cảm thấy cuộc đời tôi lúc này cũng giống vậy, những thứ tôi lựa chọn dường như chẳng liên quan đến tôi và khi tôi  tìm đường đi cho mình thì số phận đã chỉ đường cho tôi. Tôi không thích môn văn nhưng lại vào lớp chuyên văn, tôi muốn thi tiếng anh nhưng không đỗ tiếng anh.

Câu 6. Từ bài thơ “Con đường không chọn” và bài viết “Một đời như kẻ tìm đường”. Bạn nghĩ gì về những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống?

Đọc hiểu Một đời như kẻ tìm đường, em nghĩ rằng lựa chọn của con người trong đời không phải một, mà rất nhiều. Mỗi thời điểm, tình huống, tuổi tác chúng ta có những lựa chọn không giống nhau. Bởi v cuộc sống muôn hình vạn trạng và thay đổi liên tục. Vì vậy, mỗi lựa chọn, chúng ta cần tỉnh táo, suy nghĩ chu đáo để phù hợp với khả năng, hoàn cảnh của mình trong mối quan hệ không thể tách rời với xã hội.

Kết nối đọc & viết

Câu hỏi: Theo bạn, thành công và hạnh phúc phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta hay vào những may rủi ngẫu nhiên trong cuộc đời? Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) thể hiện quan điểm của bạn về vấn đề này.

Trả lời 1

Có người đã từng nói với tôi rằng: Bạn không thể quyết định việc mình sinh ra ở đâu nhưng bạn hoàn toàn có thể quyết định mình sống như thế nào. Đúng như ý nghĩa của câu nói trên, tương lai của bản thân sẽ do chính mình tự quyết định, tương lai thành công và hạnh phúc hay thất bại và đau khổ không phải dựa vào may rủi mà nó phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta. Trong cuộc sống hiện tại và tương lai, chúng ta luôn phải đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời, phải đưa ra những lựa chọn dù muốn hay không và những lựa chọn đó sẽ chính là bước đi tiếp theo của chúng ta. Để thành công trong cuộc sống, để tương lai tốt đẹp cần phải có trí tuệ sáng suốt để phân đoán, suy luận; có kĩ năng làm việc; có ý chí, nghị lực và quyết tâm cao để vượt qua mọi trở ngại, khó khăn; có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao mới tạo được niềm tin với người khác; có kĩ năng giao tiếp để nắm bắt cơ hội, để hợp tác chia sẻ trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay; có cơ sở vật chất ban đầu và có sự may mắn. Không biết đã bao nhiêu lần chúng ta buông tay từ bỏ khi mà chỉ cần một chút nỗ lực, một chút kiên trì nữa thôi là chúng ta sẽ đạt được thành công. Câu chuyện về một người thợ đã mua lại một mảnh đất hoang với giá cao vì ông tin rằng dưới lòng đất có một mỏ kim cương quý giá, ông đã bỏ nhiều công sức, tiền của và nhiều năm để đào bới mảnh đất nhưng không thu được gì. Vì quá chán nản, ông ấy đã bán lại khu đất cho một người khác mà không ngờ rằng chỉ 2 tháng sau đó, người chủ mới khu đất đã tìm thấy một mỏ kim cương khổng lồ nằm sâu trong đất. Chúng ta đôi khi cũng giống như người thợ trong câu chuyện vậy, chúng ta thiếu đi sự kiên nhẫn, thiểu nghị lực để rồi bỏ lỡ mất thành công ngay trước mắt và đổ lỗi cho sự may rủi. Sự may rủi không phải là cái quyết định thành công và hạnh phúc của chúng ta mà chính bản thân chúng ta mới là yếu tố quyết định thành công và hạnh phúc. Trong hành trình tìm kiếm tình yêu và hạnh phúc, kết quả chỉ đến với những ai biết kiên nhẫn, biết lắng nghe, biết nỗ lực và dũng cảm đương đầu với thử thách. Nếu bạn không phạm sai lầm, nghĩa là bạn còn chưa cố gắng đủ.

Trả lời 2

Con người thường nghĩ đến những điều lớn lao mỗi khi được hỏi về định nghĩa của hạnh phúc mà họ đâu biết rằng hạnh phúc và thành công là một sự lựa chọn. Hạnh phúc có thể coi là khái niệm để chỉ sự sung sướng, trạng thái thỏa mãn khi hoàn toàn đạt được ý nguyện. Có người coi hạnh phúc là khi đủ đầy về vật chất hoặc tinh thần, hoặc là khi may mắn đạt được thứ gì đó. Hạnh phúc là một sự lựa chọn bởi lẽ bản chất của hạnh phúc không phải là ngẫu nhiên. Nếu một người coi việc mình may mắn có được gì đó là hạnh phúc thì khi đó, hạnh phúc chỉ là sản phẩm phụ của sự may mắn. Có những ngày tươi đẹp thì ắt sẽ có những ngày tăm tối, u ám và chính khi đó bản chất của hạnh phúc được bộc lộ. Những người mà có thể cười ngay cả trong khó khăn chính là biểu hiện rõ ràng nhất của việc hạnh phúc n không phải điều ngẫu nhiên. Mà ngược lại, hạnh phúc là sự lựa chọn. Thành công và hạnh phúc là những gì thuộc về lựa chọn để thấy được sự phiêu lưu khám phá trong từng khoảnh khắc, chọn để hiểu rằng luôn luôn có ánh sáng nơi cuối đường hầm, rằng luôn luôn thấy được điều tốt trong mọi tình huống và trong mỗi con người bất kể mọi thứ có khủng khiếp đến mức nào. Đó là chìa khóa cho hạnh phúc: hãy chọn nó. Có hạnh phúc hay không là do sự lựa chọn của mình. Hạnh phúc không có chân để mà tự tìm đến mỗi người. Vì vậy hay chọn nó và theo đuổi nó.

Kết luận

Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường là hành trình khám phá văn bản tuyệt vời về cuộc đời của một người. Hướng dẫn chi tiết từ The POET Magazine chắc chắn sẽ giúp bạn thấu hiểu giá trị tốt đẹp này.

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet