Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam – Kết nối tri thức lớp 7

Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức giúp học sinh hiểu rõ lời dạy của ông bà ta để lại. Văn bản giới thiệu những câu tục ngữ hay mang theo thông điệp cuộc sống ý nghĩa.

Table of Contents

Trước khi đọc

Soạn văn Một số câu tục ngữ Việt Nam Trước khi đọc dựa trên gợi ý từ The POET magazine giúp bạn làm quen với các câu tục ngữ và sự hấp dẫn, thú vị trong những câu nói này. Chắc hẳn trong cuộc sống đã có lúc bạn sử dụng chúng vào các lần trò chuyện với người xung quanh.

1. Khi trò chuyện với người khác, đã bao giờ em dùng tục ngữ chưa? Em hãy lí giải về thực tế đó của bản thân.

Em là một người rất thích kết bạn và may mắn có những người bạn thấu hiểu mình, trở thành một phần của cuộc đời. Mỗi lần em và bạn mình hẹn nhau đi uống trà sữa, cùng học tập hay chơi điện tử với nhau em thường dùng câu “Bạn bè là nghĩa trước sau/Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai”. Em mãi xem những người bạn của mình là một phần cuộc sống và trân trọng tình cảm này.

một số câu tục ngữ việt nam
Câu tục ngữ về tình cảm bạn bè

2. Theo em, vì sao người ta lại dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày?

Cái hay của tục ngữ là đúc kết kinh nghiệm, tri thức, suy nghĩ trong một đến hai câu ngắn gọn, súc tích nhưng rất rõ nghĩa. Việc sử dụng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp giúp thể hiện được ý kiến của bản thân dễ dàng. Thay vì diễn giải dài dòng, mang theo câu nói này vào câu chuyện sẽ tạo ra hiệu ứng nhấn mạnh. Người nghe cũng dễ thuộc, dễ nhớ câu nói và cả ngữ cảnh sử dụng tục ngữ.

Đọc văn bản

Hướng dẫn chi tiết giải văn mẫu lớp 7 soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam lớp 7 Kết nối tri thức phần đọc hiểu. Việc trả lời các câu hỏi bám sát nội dung giúp bạn nắm chắc ý chính của từng phần.

1. Theo dõi: Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ.

Các câu tục ngữ trong sách đề cập đến lần lượt ba chủ đề:

  • Từ câu 1 đến câu 5: Kinh nghiệm nhận biết các hiện tượng thời tiết, đặc điểm khí hậu (tục ngữ về thiên nhiên)
  • Từ câu 6 đến câu 8: Kinh nghiệm lao động sản xuất, cách gia tăng năng suất (tục ngữ lao động sản xuất)
  • Những câu còn lại: Lời dạy làm người, lối sống đúng đắn (tục ngữ về con người và xã hội)

2. Suy luận: Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ.

Những câu tục ngữ đều vô cùng ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ với nội dung dễ hiểu. Trong câu hoặc giữa hai câu có sự liền mạch, âm điệu nhờ cách gieo vần hợp lý.

soạn bài một số câu tục ngữ việt nam
Tục ngữ mang theo sự ngắn gọn và hàm súc

Sau khi đọc

Soạn Một số câu tục ngữ Việt Nam lớp 7 phần Sau khi đọc đặt ra các câu hỏi học sinh có thể rút ra khi đọc văn bản. Tục ngữ có những đặc điểm riêng về hình thức và ý nghĩa nên bạn cần tìm hiểu kỹ.

1. Tìm hiểu số tiếng trong những câu tục ngữ trên, từ đó rút ra nhận xét chung về độ dài của tục ngữ.

Câu tục ngữ ngắn nhất chỉ gồm 5 tiếng, dài nhất có 16 tiếng cho thấy đặc điểm của tục ngữ là ngắn gọn, súc tích.

2. Trong 15 câu tục ngữ ở trên, những câu nào có gieo vần? Việc gieo vần như vậy có tác dụng gì?

Soạn văn 7 Một số câu tục ngữ Việt Nam giúp em xác định rằng, có tới 14 câu được gieo vần, chỉ riêng câu 14 là không có vần.

Việc gieo vần như thế giúp kết cấu câu liền mạch hơn, tăng tính âm điệu tạo cảm giác dễ nhớ. Hơn nữa, nó còn là một thủ pháp để thể hiện tốt hơn nội dung của câu, cho thấy lối nói thú vị của người Việt Nam.

3. Câu tục ngữ nào trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt? Nêu thêm hai câu tục ngữ có hình thức tương tự.

Đáp án là câu 15, sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc: “Một câu làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Một số câu tục ngữ có hình thức tương tự phổ biến phải kể đến như:

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

soạn văn 7 một số câu tục ngữ việt nam
Tục ngữ được sáng tác theo thể thơ lục bát quen thuộc

4. Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào ở những câu tục ngữ trên? Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng gì?

Tính chất cân đối:

  • Trong câu mà chia làm hai ý thì số tiếng sẽ bằng nhau
  • Việc gieo vần được đặt ở vị trí giống nhau trong một câu hoặc hai câu liên tiếp
  • Một số câu thì có cấu trúc đối xứng về mặt gieo vần
  • Thanh điệu được chú ý sử dụng mang tính đối lập để kết hợp với vần gieo ra âm điệu.

Tác dụng của cấu trúc ngôn từ là tạo nên sự cân đối, mỗi câu tục ngữ trở nên chặt chẽ và hàm súc hơn, tăng tính chuyển tải thông tin. Sức mạnh của sự xúc tích và ngắn gọn thể hiện rõ qua từng câu, hoà với âm điệu được tạo ra khiến người nghe có thể nhớ ngay sau lần đầu tiếp cận.

5. Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề nào?

15 câu trong bài ngữ văn 7 Một số câu tục ngữ Việt Nam có thể chia thành ba chủ đề:

  • Thời tiết
  • Lao động
  • Đời sống xã hội

6. Chỉ ra những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp, những câu tục ngữ thể thiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ.

Ý nghĩa trực tiếp:

  • Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão
  • Kiến cánh vỡ tổ bay ra/Bão táp mưa sa gần tới
  • Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút
  • Nắng chóng trưa, mưa chóng tối
  • Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa
  • Làm ruộng ba năm chưa bằng chăn tằm một lứa
  • Không thầy đố mày làm nên
  • Học thầy chẳng tày học bạn
  • Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi

Ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ:

  • Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mười chưa cười đã tối
  • Người sống hơn đống vàng
  • Đói cho sạch, rách cho thơm
  • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  • Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

7. Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và 12 có loại trừ nhau không? Em rút ra được bài học gì từ hai câu tục ngữ đó?

Đọc hiểu Một số câu tục ngữ Việt Nam, em thấy hai câu tục ngữ này được đặt cạnh nhau là có mục đích, tưởng chừng loại trừ nhau nhưng thực chất là bổ sung cho nhau. Cả hai tồn tại song song và đều là lời dạy của ông cha ta về cách học hỏi, trau dồi kiến thức của mỗi người. Một câu là học từ người thầy, một câu là học từ bạn bè của mình. Bỏ qua một trong hai đều thiếu sót, ảnh hưởng đến lượng tri thức, kinh nghiệm tiếp nhận và cả thời gian hoàn thiện bản thân của mỗi người.

Ở mỗi câu cũng thể hiện cách nhìn nhận, thái độ của người xưa với mỗi cách học:

  • Không thầy đố mày làm nên là một câu khẳng định. Không một ai có thể tự học kiến thức trong sách vở mà phải có người giải nghĩa, hướng dẫn để từ đó hình thành sự hiểu biết cơ bản.
  • Học thầy không tày học bạn là một câu nêu lên góc nhìn, quan điểm. Học với thầy là tiếp thu kiến thức bắt buộc phải có (học đọc, học viết, học làm toán,…) còn học bạn là để mở rộng tầm hiểu biết với những thứ đã có sẵn trong đầu. Thông qua những vấn đề thực tế và từ trải nghiệm, kinh nghiệm của người xung quanh bạn sẽ có tầm nhìn xa hơn, suy nghĩ cởi mở và khách quan thay vì cứng nhắc theo nguyên tắc, mang tính “lý thuyết”.
văn bản một số câu tục ngữ việt nam
Hai câu tục ngữ bổ sung ý nghĩa cho nhau

8. Vì sao nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay?

Những câu tục ngữ trong văn bản Một số câu tục ngữ Việt Nam hay cả một số câu khác về đời sống xã hội vẫn tồn tại và được dùng rộng rãi tới ngày nay. Thế giới có thể xoay vần, cuộc sống có thể đổi thay nhưng sâu bên trong bản chất vẫn như vậy. Con người vẫn phải học hỏi, trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần học hỏi và yêu thương lẫn nhau. Sự bền vững trong cách xã hội vận hành, tâm lý, kinh nghiệm, lý tưởng là những yếu tố giữ cho các câu tục ngữ có giá trị mãi mãi.

Viết kết nối với đọc

Ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5-7 câu), trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.

Cuộc đối thoại xảy ra giữa cha và con về vấn đề định hướng tương lai.

Con: Con muốn trở thành kỹ sư phần mềm nhưng khó quá, có nhiều thứ phải học ghê làm con chán.

Cha: Muốn giỏi phải cầu tiến và chăm chỉ, ông bà vẫn dạy muốn lành nghề, chớ nề học hỏi. Chẳng có ai sinh ra đã biết hết mọi thứ mà đều phải lo học hành chăm chỉ và cố gắng.

Con: Phải có sự kiên trì nữa phải không ạ?

Cha: Đúng vậy. Con đừng bao giờ bỏ cuộc, dù sao cũng đã nỗ lực đến lúc này rồi mà.

Con: Vâng ạ, con nhớ rồi!

Kết luận

Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam (Văn bản sách Kết nối tri thức lớp 7) giúp học sinh hiểu thêm về kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Mỗi câu đều là kinh nghiệm quý báu, mang theo lời dạy rất hay từ người xưa mà ai cũng nên biết.

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *