Soạn bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng, văn 8

Soạn bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng chi tiết và ngắn gọn. Học sinh có thể lựa chọn tham khảo nội dung bài soạn để hiểu rõ hơn về văn bản này.

Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng đọc hiểu
Tổng hợp thông tin có trong tác phẩm

Soạn bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng lớp 8 phần Sau khi đọc

Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng đọc hiểu kèm theo câu trả lời chi tiết tại The POET Magazine giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo. Từ đó có thể chuẩn bị bài một cách kỹ lưỡng hơn.

Câu 1: Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là gì? Văn bản đã nêu những đối tượng cụ thể nào mà tiếng cười trào phúng thường nhắm tới?

Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn bản trào phúng là: Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là sự bất toàn của con người (những thứ không trọn vẹn, không hoàn hảo) của con người, của cuộc sống.

Văn bản đã nêu đối tượng cụ thể mà tiếng cười trào phúng thường hướng tới:
– Tự cười mình (thấy mình đáng cười, vô tích sự)

– Những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,…

– Những ông quan xấu: vừa giàu có vừa keo kiệt, bủn xỉn: làm quan nhiều quyền lực nhưng đến cái thân mình cũng không đảm bảo được an toàn.

– Bọn quan tham.

– Sự tha hóa về đạo đức đang diễn ra lan tràn trong xã hội.

Câu 2: Văn bản đề cập đến những giọng điệu nào của tiếng cười trong thơ trào phúng? Hãy chỉ rõ dấu hiệu nhận biết từng giọng điệu.

Văn bản đề cập đến những giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng:

– Một số giọng điệu ở thơ trào phúng được đề cập trong văn bản là: Hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích.

Dấu hiệu nhận biết tường giọng điệu:

– Hài hước: là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc, tạo thích thú cho người đọc những không làm mất đi dụng ý châm biếm sâu cay của tác giả.

– Mỉa mai – châm biếm: là đề cập đến những yếu tố vô lí hoặc thiếu lô-gics, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng cười phê phán, thanh lộc những thói hư xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,…; tạo cho người đọc cảm giác hả hê, sung sướng vì cái xấu được lật tẩy, bị phê phán.

– Đả kích: mang giọng điệu phủ phận gây gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả; tạo cho người đọc cảm giác hả hê, khoái chí vì cái xấu bị đả kích, phê phán một cách sâu cay.

soạn bài một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
Tìm hiểu nội dung văn bản thông qua câu hỏi trong SGK

Câu 3: Trong các giọng điệu nào của tiếng cười trong thơ trào phúng? Hãy chỉ rõ dấu hiệu để nhận biết từng giọng điệu.

Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập đến, em cảm thấy thích thú với giọng điệu mỉa mai – châm biếm vì giọng điệu này tạo nên tiếng cười phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,… trong đời sống, xã hội, con người. Giọng điệu này dễ làm người khác ấn tượng và làm người khác thấy được những cái sai trái, những mặt xấu của vấn đề từ đó có tinh thần khắc phục, rút kinh nghiệm, có ý thức hoàn thiện bản thân, sống tích cực, Mỉa mai – châm biếm là thủ pháp tạo nên tiếng cười bằng cách “chế nhạo ngầm, đeo mặt nạ nghiêm trang.

Câu 4: Trình bày cách hiểu của em về nhận định: “Tiếng cười trong văn chương nói chung, thơ trào phúng nói riêng thật phong phú và đa sắc màu như chính cuộc sống. Tiếng cười ấy thật cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn”.

Tác giả khẳng định:

– Tiếng cười trong thơ trào phúng phong phú, đa sắc màu như chính cuộc sống,

– Tiếng cười trong thơ trào phúng thật cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn.

⇒ Khẳng định sự đa dạng của các giọng điệu tiếng cười trong thơ trào phúng và giá trị to lớn của thơ trào phúng trong việc hướng con người đến chân, thiện, mĩ.

Câu 5: Vận dụng tri thức từ văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng, em hãy cho biết: Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu nào của tiếng cười trào phúng?

– Bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu: sử dụng những giọng điệu của tiếng cười trào phúng: giọng điệu châm biếm.

– Bài thơ Lai Tân sử dụng những giọng điệu của tiếng cười trào phúng: đả kích sâu cay.

Soạn văn Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
Chuẩn bị nội dung bài đọc trước khi đến lớp giúp học sinh dễ tiếp thu hơn

Soạn văn Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng với phần giải đáp chi tiết theo sách giáo khoa ngữ văn 8 đã được tổng hợp chi tiết. Học sinh nên tham khảo những thông tin này để nắm rõ ý nghĩa văn bản.

Kết luận

Soạn bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng là cách để học sinh chủ động tìm hiểu về tác phẩm. Đồng thời, giúp bạn có thêm thông tin về nội dung và nghệ thuật để làm bài văn phân tích. Tìm hiểu thêm các bài soạn văn 8 ngắn nhất để chuẩn bị cho tiết học.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *