Soạn bài Múa rối nước – hiện đại soi bóng tiền nhân lớp 10 

Soạn bài Múa rối nước – hiện đại soi bóng tiền nhân chương trình Kết nối tri thức sách Ngữ văn lớp 10. Văn bản này nói về đặc điểm của văn hóa múa rối nước, với không gian biểu diễn đặc trưng. Đây cũng là tác phẩm hay, nói về việc bảo tồn và phát triển rối nước, nét đẹp nghệ thuật Việt.

Table of Contents

Trước khi đọc văn bản Múa rối nước – hiện đại soi bóng tiền nhân

Cũng như các tác phẩm khác, học sinh cần chuẩn bị tốt phần trước khi đọc. Phần soạn tại The POET Magazine giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn khi nói đến hình ảnh con rối. Đồng thời, chuẩn bị kỹ mục này cũng giúp bạn có thể tăng thêm hiểu biết về múa rối nước.

múa rối nước hiện đại soi bóng tiến nhân
Soạn bài trước khi đọc Múa rối nước – hiện đại soi bóng tiền nhân

Câu 1: Khi nghe cụm từ “con rối”, điều đầu tiên em nghĩ tới là gì? Vì sao như vậy?

Cụm từ “con rối” gợi cho chúng ta liên tưởng về người không có chính kiến, bị người khác điều khiển.

Câu 2: Em đã có những hiểu biết gì về rối nước? Hãy nêu những điều bạn còn thắc mắc và muốn tìm hiểu sâu thêm về loại hình nghệ thuật này.

Nghệ thuật rối nước Múa rối nước là di sản văn hoá phi vật thể, thuộc loại hình. Nghệ thuật trình diễn dân gian, thuộc di sản văn hoá phi vật thể. Múa rối nước đã ra đời chừng hơn 10 thế kỉ trước ở vùng châu thổ sông Hồng. Loại hình này thường diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết, dùng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước. Trò rối nước cũng được coi là nét văn hoá phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Do tính đặc sắc, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống, có thể sánh ngang với tuồng, chèo là những bộ môn nghệ thuật có vị trí cao trong nền sân khấu dân tộc. Múa rối có ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng múa rối nước thì In sống đi chỉ duy nhất có ở Việt Nam. Tiền thân của nghệ thuật sân khấu cổ truyền là những trò diễn dân gian. Có khá nhiều loại hình diễn xướng sân khấu cổ truyền, trong đó đối thủ tiêu biểu là chèo, múa rối, múa rối nước, ca trù, tuồng… Rất đáng lưu ý là, trong các nghệ thuật diễn xướng cổ truyền đó thì chèo, múa rối nước và ca trù là những loại hình sân khấu diễn xướng mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân trồng lúa nước vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Quân rối nước chính là sản phẩm của nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian, vừa giàu tính hiện thực, vừa mộc mạc, đằm thắm, trữ tình. Con rối làm bằng gỗ được đục đẽo với những đường nét cách điệu riêng sau đó gọt giũa, đánh bóng và trang trí với nhiều màu sơn khác nhau để làm tôn Thêm đường nét, tính cách cho từng nhân vật. Để làm ra được những “chú rối” phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mẩn, khéo léo của những người nghệ nhân. Chất liệu làm nên con rối phải là loại gỗ sung – một loại gỗ dai, nhẹ, dẻo để con rối có thể nổi trên mặt nước và người điều khiển con rối có thể dễ dàng biểu diễn. Quân rối càng hoàn hảo, càng giúp cho kĩ xảo điều khiển nâng cao, khả năng diễn đạt phong phú.

Soạn Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân phần đọc văn bản

Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân giới thiệu về nghệ thuật múa rối nước và sự phát triển cho đến hiện tại. Học sinh đọc kỹ văn bản xác định rõ chức năng của sa-pô, lịch sử ra đời loại hình múa rối nước và không gian biểu diễn đặc trưng trong phần đọc văn bản.

múa rối nước hiện đại soi bóng tiến nhân soạn bài
Soạn Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân trong khi đọc

Câu 1: Đoạn chữ in đậm này là sa-pô của văn bản. Hãy nhớ lại các chức năng thông thường của một sa-pô.

Các chức năng của phần sa-pô trong văn bản là:

– Hoàn thiện tít (title), bằng cách nói rõ chủ đề bài viết và góc độ mà bạn lựa chọn, giúp đọc giả hình dung bài viết sẽ nói gì.

– Tóm tắt thông tin, đưa ra thông tin chủ yếu của bài viết.

– Giải thích bài viết, giải thích tại sao tác giả chọn viết về sự kiện hay hiện tượng này.

– Nêu hoàn cảnh, bài viết ra đời.

– Thông báo bố cục, phát triển thông điệp cốt lõi của bài viết mà trong tít đã nhắc đến.

Câu 2: Trò rối nước ở Việt Nam ra đời từ bao giờ?

Không biết chính xác ra đời từ bao giờ. Tương truyền nó múa rối nước được hình thành từ thế kỉ XI – XII.

(Mở rộng: Chứng cứ bằng văn tự đầu tiên ghi chép về múa rối nước Việt Nam là bia tháp Sùng Thiện Diên Linh , dựng năm 1121, trong đó có đoạn viết: “Thả rùa vàng đội ba ngọn núi, trên mặt sóng dập dờn. Phơi mai vân để lộ bốn chân, dưới dòng sông lờ lững, liếc mắt nhìn lên bờ, cúi xét bầu trời lồng lộng. Trông vách dựng cheo leo, dạo nhạc nhiều rắt réo. Cửa động mở ra thần tiên xuất hiện. Đều là dáng điệu thiên cung, há phải phong tư trần thế. Vươn tay nhỏ dâng khúc Hồi phong, nhăn mày thúy ngợi ca vận tốt. Chim quý từng đàn múa ca, thú lành từng đội xênh xang)

Câu 3: Không gian biểu diễn đặc trưng của múa rối nước.

Múa rối thường được biểu diễn ở sân khấu là mặt nước, người điều khiển đứng sau bức mành. Múa rối nước được diễn ở các buổi hội làng, các dịp lễ Tết, rối vào thành phố, rối vào nhà hát,…

Câu 4: Trong trò rối nước, con rối đã được chế tác và điều khiển như thế nào?

Chế tác: những con rối được đẽo gọt từ các loại gỗ nhẹ, tạo hình ngộ nghĩnh, màu sắc vui tươi, dân dã.

– Điều khiển: Rối được kết nối bằng những sợi dây, hoặc cây sào và người điều khiển đứng phía sau bức mành, điều khiển rối.

Câu 5: Việc bảo tồn, phát triển rối nước có điểm gì chung với bảo tồn, phát triển các loại hình nghệ thuật cổ truyền khác của dân tộc?

Thật không dễ dàng. Tuy nhiên, để giữ gìn múa rối nước không chỉ đòi hỏi sự say mê, tâm huyết với nghề mà còn cần có cơ chế khuyến khích, thu hút giới trẻ mong họ chung tay bảo vệ bộ môn nghệ thuật truyền thống. Cần tổ chức các lớp tập huấn múa rối nước cho các học viên; cử các phường rồi tham gia Liên hoan nghệ thuật múa rối nước do thành phố tổ chức giúp các nghệ nhân có cơ hội gặp gỡ, giao lưu; đẩy mạnh quảng bá nghệ thuật múa rối nước trong các hội chợ triển lãm, có chiều sâu với loại hình đặc sắc này nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật của múa rối nước.

Trả lời câu hỏi sau văn bản Múa rối nước – hiện đại soi bóng tiền nhân

Để củng cố mức độ hiểu, học sinh chuẩn bị thêm phần trả lời câu hỏi sau đọc. Đây là văn bản được sử dụng nghệ thuật xúc tích, với ngôn ngữ gần gũi, góp phần phát triển nghệ thuật múa rối nước.

soạn bài múa rối nước hiện đại soi bóng tiến nhân
Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân sau khi đọc văn bản

Câu 1: Tóm tắt những thông tin chính của văn bản.

– Rối nước Việt Nam ra đời khoảng thế kỉ XI – XII ở Bắc Bộ.

– Không gian biểu diễn của rối nước.

– Nghệ thuật rối nước là sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật tạo hình và kỹ thuật biểu diễn.

– Phân biệt rối nước với rối cạn.

– Duy trì bảo tồn nghệ thuật rối nước trong thời đại 4.0 ngày nay.

Câu 2: Tìm trong văn bản những thông tin cho phép khẳng định múa rối nước là “môn nghệ thuật thấm đẫm tinh thần Việt”.

Là vì:

– Múa rối nước bắt đầu nảy mầm, len lỏi trong lòng các xóm làng chiêm trũng rồi lớn dần lên giữa những sinh hoạt nhỏ bé đời thường.

– Theo thời gian, múa rối nước là nhà rối (thủy đình) với lối kiến trúc mái chùa cong cong mành tre, cờ phướn, võng lọng, cổng hàng mã,..

– Những con rối được đẽo gọt từ gỗ sung, được tạo hình ngộ nghĩnh với màu sắc rực rỡ, tươi vui và dân dã.

– Rối nước cần tiếng đàn, tiếng hát, tiếng trống mõ, tiếng kèn sáo và cả những tiếng pháo phụ trợ thật tròn vai.

Câu 3: Nêu đặc điểm của cách triển khai thông tin trong văn bản. Hãy phân tích mức độ thuyết phục của cách triển khai ấy.

– Nguồn gốc.

– Không gian và thời gian biểu diễn.

– Tạo hình và kĩ thuật biểu diễn.

– Các loại hình múa rối: múa rối nước và múa rối cạn.

– Những khó khăn và thách thức của nghệ thuật múa rối nước trong bối cảnh xã hội 4.0 hiện đại.

Cách triển khai này giúp người đọc dễ dàng nhận biết và nắm được các thông tin của loại hình nghệ thuật múa rối nước.

Câu 4: Nêu nhận xét về phần sa-pô của văn bản, từ đó rút ra cách viết sa-pô cho một văn bản thông tin nói chung.

Phần sa-pô của văn bản được viết thành một đoạn văn riêng biệt, trình bày ngay đầu tiên và khắc phông chữ với văn bản. Nội dung đoạn sa-pô tóm tắt lại những thông tin chính của nghệ thuật múa rối nước.

Cách viết sa-pô đối với một văn bản thông tin nói chung là:

– Phần sa-pô được trình bày ở đầu văn bản.

– Về nội dung, phần sa-pô phải bao quát và tóm tắt được nội dung của toàn văn bản.

Câu 5: Nếu được phép bổ sung vào văn bản những thông tin về các câu chuyện được kể trên sân khấu rối nước, em có thể nói điều gì?

Có thể bổ sung: Quang Trung đánh tan quân Thanh, Bình Định Vương Lê Lợi trả kiếm, Lê Lai cứu chúa, Công chúa Ngọc Hân khóc thương Quang Trung; Ăn khế trả vàng, Tiếng vào dinh Độc Lập 30/4,…

Câu 6: Từ văn bản được học, hãy nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về rối nước nói riêng và nghệ thuật cổ truyền của dân tộc nói chung.

Từ văn bản, cho em những cảm xúc hồn nhiên tươi tắn khi nhìn những tối nước ngộ nghĩnh và không gian biểu diễn gần gũi, thân thương gợi cái hồn làng xã xa xưa của chúng ta thật yên bình. Bộ môn nghệ thuật gắn liền với nền văn minh lúa nước của dân tộc ta. Em rất buồn nếu nói mai một, lụi tàn. Vì vậy, em ước mong được phổ biến vào trường học sẽ thú vị và giàu ý nghĩa.

Kết nối đọc – viết – Soạn văn Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân

Bằng những hiểu biết về văn bản sau khi soạn bài, học sinh viết thành đoạn văn chi tiết. Bạn tham khảo các đoạn mẫu để có thêm ý tưởng hay cho đoạn văn của riêng mình.

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề: Múa rối nước – món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam.

Trả lời (1)

Tự cổ xưa, mỗi cư dân đất Việt đã làm quen với nước, sống với nước ngay từ thuở còn nằm trong bụng mẹ. Cái nghiệp trồng trọt, chài lưới trở thành cái nghiệp ngàn đời trên mọi vùng quê. Nước từ đó trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, nước tương hỗ cho mọi hoạt động của đời sống cộng đồng nhưng đó cũng là một trong bốn tai hoạ thuỷ, hoả, đạo, tặc mà con người luôn lo sợ. Thiếu nước thì hạn hán, nước nhiều sinh ra thiên tai, lũ lụt. Có lẽ vì vậy mà ước mơ chế sức mạnh của nước như một ước mơ thường trực của người nông dân. Đó là nguồn cội để nghệ thuật múa rối nước ra đời từ hơn 10 thế kỉ trước ở vùng châu thổ sông Hồng. Ngay từ những ngày đầu, loại hình nghệ thuật này đã gắn liền cùng sự ra đời của nền văn minh sông Hồng hay tổng quan hơn là nền văn minh lúa nước. Phải chăng đó là những hoạt động diễn ra để cầu mong mưa thuận gió hoà. Những yếu tố dân gian mang đậm bản chất của người nông dân Việt, bản chất của cộng đồng làng xã Việt đã đưa múa rối nước trở thành nghệ thuật truyền thống và sánh ngang cùng tuồng, chèo, cải lương… làm sống động kho tàng văn hoá phi vật thể của nước nhà. Để rồi, khi bất kỳ ai nhắc tới cái tên Múa rối nước là nhân loại lại nghĩ ngay tới Việt Nam, bởi chỉ duy nhất có Việt Nam mới tồn tại loại hình nghệ thuật độc đáo ấy. Cho nên không ngoa khi nói rằng: “Múa rối nước – món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam”.

Trả lời (2)

Tại Việt Nam, múa rối là một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống Ông tin về các chất lâu đời. Đến nay, nghệ thuật múa rối Việt Nam đã đạt đến trình độ nghệ thuật có giá trị cao về tinh thần, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt. Thực tế cho thấy cho tới nay, múa rối đã tồn tại ở Việt Nam trên dưới 1000 năm, nó phát triển rực rỡ nhất vào thời Lý-Trần (thế kỉ XI – XII). Nghệ thuật múa rối dân gian Việt Nam được hình thành từ bao đời nay, được lưu truyền tay, rối que, rối dây, rối ngày càng phát triển với nhiều thể loại đa dạng như: Rối mặt nạ, rối diều sáo, rối sao, rối bóng… nhưng nổi bật nhất phải kể đến rối nước. Kịch bản múa rối dân gian Việt Nam gắn liền những tín ngưỡng làng xã, một mặt để thờ cúng thần linh – Thần Thành Hoàng, mặt khác phục vụ mục đích giải trí cho khách trảy hội…

Những người tham gia trong phường rối là các nghệ sĩ nghiệp dư, họ là những nông dân, thợ thủ công vào thời vụ thì cấy cày, làm đủ nghề kiếm sống, lúc nông nhàn thì tham gia sinh hoạt nghệ thuật. Mỗi phường rối đều có một người đứng đầu gọi là ông Trùm. Ông Trùm tụ tập mọi người cùng trao đổi, sáng tác, và tập luyện các tiết mục, thống nhất biểu diễn một số trò, tích theo yêu cầu. Và đó là những phường rối, gánh rối dân gian được nhân dân thành lập và trân trọng gìn giữ lưu truyền cho tới ngày hôm nay. Tiếp thu vốn nghệ thuật truyền thống, những người hoạt động trong lĩnh vực này đã dành tâm sức đầu tư để phát triển hơn lên mà vẫn không làm mất đi cái gốc truyền thống của dân tộc.

Múa rối đương đại

Ngày nay, múa rối vẫn là một trong những bộ môn nghệ thuật biểu diễn được yêu thích nhất. Và để giữ gìn được truyền thống lâu đời này, rất nhiều quốc gia trên khắp thế giới vẫn đang tiếp tục tổ chức của buổi múa rối. Một ví dụ tiêu biểu là Nhà hát múa rối quốc gia Bunraku – được tài trợ bởi chính phủ Nhật Bản; tại Anh và Pháp, các nhân vật Punch, Judy, và Guignol xuất hiện dày đặc tại các công viên, bãi biển, và những địa điểm công cộng khác; tại Mỹ, chương trình truyền hình giáo dục dành cho thiếu nhi Sesame Street xoay quanh nhân vật chính là những chú rối Muppet do Jim Henson sáng tạo tiếp tục phục vụ nhu cầu giải trí cho trẻ em và người lớn như 50 năm về trước.

Các nghệ sĩ múa rối đương đại vẫn tiếp tục sáng tạo, đưa ra những sản phẩm kết hợp giữa những giá trị truyền thống và những ý tưởng mới lạ trong bối cảnh hiện đại – rất nhiều trong số đó được giảng dạy và trình diễn tại những sự kiện mang tính chất học thuật. “Ngày nay các nghệ sĩ múa rối thường theo học tại các trường đào tạo kịch nghệ hoặc múa rối”, hiệp hội các nhà phê bình Kịch nghệ giải thích, “Họ được khuyến khích tìm hiểu về văn học và những bộ nghệ thuật có liên quan, để từ đó có thể kết hợp hài hoà giữa múa rối với những bộ môn biểu diễn khác”. Múa rối nước là một trong những loại hình sân khấu tiêu biểu cho nền văn minh lúa nước của dân tộc Việt Nam.

Kết luận

Soạn bài Múa rối nước – hiện đại soi bóng tiền nhân sử dụng ngôn ngữ bình dị và dễ hiểu. Tác phẩm nói rõ các đặc điểm đặc trưng và ca ngợi giá trị truyền thống văn hóa nghệ thuật múa rối nước.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *