Soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát (Y Phương)

Hướng dẫn soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát của tác giả Y Phương trong sách Ngữ văn lớp 7 chi tiết nhất. Tác phẩm là sự hoà hợp giữa con người và thiên nhiên, một bài ca tươi đẹp về đặc sản nổi tiếng nơi cảnh sắc bình yên khiến ai cũng muốn tìm đến.

Chuẩn bị đọc

Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất.

Một số sản vật đặc trưng cho từng vùng đất được gợi ý:

  • Vải thiều – Bắc Giang
  • Nhãn da bò – Bạc Liêu
  • Dừa và kẹo dừa – Bến Tre
  • Bánh kẹo hạt điều – Bình Phước
  • Thanh long – Bình Thuận
  • Mít tố nữ – Đồng Nai
  • Cơm lam – Gia Lai
  • Kẹo cu đơ – Hà Tĩnh
  • Nem chua – Thanh Hóa

Bài làm gợi ý:

Nhân một chuyến đi chơi trong Bình Phước, tôi được mẹ và cô dẫn đến thưởng thức một trong những vườn bưởi da xanh ở huyện Lộc Ninh. Con đường nhỏ heo hút, dốc leo dốc, dẫn cả đoàn đến khi vườn bạt ngàn nào là bưởi, nào là quýt, nào là cam. Nhưng tôi mê nhất là những quả bưởi da xanh căng mọng to như trái bóng nhựa. Tôi háo hức hái vài quả gọt vỏ để thưởng thức. Ôi! Không thể nào tả hết được vị ngon của nó. Trong những múi tép bưởi màu hồng nhạt, vị ngọt ngọt cứ như lan tỏa khắp cơ thể tôi. Tôi ăn gọn lỏn quả bưởi to mà miệng vẫn còn thèm. Tôi lanh chanh đi cùng mẹ và chủ vườn để hái bưởi. Quả nào tôi cũng muốn hái. Đến lúc phải ra về mà tôi cứ luyến tiếc muốn được ở lại khu vườn bưởi trù phú.

Trải nghiệm cùng văn bản

Soạn Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát phần Trải nghiệm giúp bạn hình dung cảnh sắc, con người và đặc biệt là món ăn nổi tiếng của vùng đất này. Từ đó bạn hiểu rõ hơn tại sao tác giả lại đặt tựa đề như vậy trước sự trù phú của đặc sản nơi đây.

1/ Em hình dung thế nào về cảnh được tả trong đoạn văn này?

Từ quá trình soạn văn Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, em có thể hình dung được cảnh được tả ở đây chính là nói về sự trù phú của hạt dẻ Trùng Khánh. Hạt dẻ ở đây quá nhiều, tràn trề, đong đầy như mưa rơi, mang lại một vẻ đẹp như “bản nhạc mùa thu”. Đồng thời thể hiện được không khí đầy sự yên bình, tĩnh mịch cùng với tiếng dẻ lao xao, rì rào tạo nên khung cảnh đặc sắc.

soạn bài mùa thu về trùng khánh nghe hạt dẻ hát
Hạt dẻ là đặc sản của Trùng Khánh và tạo nên những đặc trưng riêng cho vùng đất

2/ Đoạn văn gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên?

Đoạn văn cho em thấy cuộc sống của con người như gần gũi, gắn bó, hòa quyện với thiên nhiên đất trời. Thiên nhiên và con người quấn quýt với nhau như những người bạn thân thiết, đồng hành suốt một đời. Đó là một cuộc sống không toan tính, yên ả cùng với thiên nhiên đẹp đến nao lòng. Qua đó vừa tôn được nét đẹp lao động của con người, vừa khéo léo ca ngợi cảnh đẹp nơi đây.

Suy ngẫm và phản hồi

Hướng dẫn soạn Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát ngắn nhất phần Suy ngẫm và phản hồi. Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa giúp bạn nắm bắt về tình cảm của tác giả cũng như phong cách sáng tác.

1/ Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả về hạt dẻ, rừng dẻ quê hương.

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả về hạt dẻ, rừng dẻ quê hương:

  • Trên khắp đất nước ta, không đâu có giống mác lịch ngon ngọt và thơm bùi như ở Trùng Khánh.
  • Cái đó thì … vưỡn.
  • Cốm trộn hạt dẻ là một thứ vật quý, dùng để khoản đãi quý nhân.
  • Hạt dẻ rơi rơi như mưa màu nâu. Đó là bản nhạc mùa thu ở quê tôi không thể nào quên.
  • Đó là điểm du lịch mang màu sắc, hương vị của tình yêu.
  • Thật là tuyệt vời, khi được lang thang trong một khu rừng dẻ cực kì lãng mạn.
  • Rừng dẻ khe khẽ hát như rang bởi đây đang là mùa lá đỏ.
  • Nắng chiều quê tôi sánh vàng như mật bủa lấy rừng vàng.

2/ Đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, em cảm nhận được điều gì về cái tôi của tác giả Y Phương?

Đọc hiểu Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, em cảm nhận được cái tôi của tác giả Y Phương rõ nét. Tác giả kể về đặc sản hạt dẻ Trùng Khánh quê hương mình với lòng vui sướng, đầy tự hào đã cho thấy cái tôi của tác giả – nhận thức và đánh giá được sự khác biệt giữa hạt dẻ Trùng Khánh khác so với các loại khác. Đó là một cái tôi tinh tế, độc đáo, mới lạ chứa đựng sự nhạy cảm với sự rung động về cảnh vật thiên nhiên.

soạn văn mùa thu về trùng khánh nghe hạt dẻ hát
Tác phẩm thể hiện được cái tôi riêng của tác giả Y Phương

3/ Chủ đề của văn bản trên là gì? Dựa vào đâu để em xác định như vậy?

Từ việc soạn Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát chi tiết em có thể xác định chủ đề của văn bản: Nét đẹp đặc trưng của hạt dẻ Trùng Khánh vào mùa thu dưới cái nhìn đầy tự hào của người con nơi quê hương mình.

Dựa vào:

  • Nhan đề của văn bản.
  • Từ ngữ, hình ảnh trong văn bản.
  • Các ý, các câu, các đoạn được triển khai trong văn bản.

4/ Hãy chỉ ra một số đặc điểm của tản văn được thể hiện trong văn bản trên.

Một số đặc điểm của tản văn được thể hiện trong văn bản là:

  • Tác giả đã kể lại, miêu tả lại vẻ đẹp của đặc sản ở Trùng Khánh, đó chính là hạt dẻ, rừng dẻ.
  • Bên cạnh việc kể và miêu tả nhà văn còn thể hiện sự độc đáo trong những nét chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc yêu mến, tự hào về vẻ đẹp sản vật ấy.
  • Chất trữ tình vô cùng rõ nét với sự giao hòa cảm xúc giữa thiên nhiên và con người.
  • Ngôn ngữ tinh tế, sống động, giàu hình ảnh và chất trữ tình.

5/ Nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản trên.

Quá trình soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát chi tiết giúp em có những cảm nhận vô cùng mới mẻ và sâu sắc về tác phẩm.

Sau khi đọc văn bản trên, em thấy được vẻ đẹp quý báu của thiên nhiên, sản vật mà đất trời ban tặng cho mảnh đất Trùng Khánh. Có lẽ đây là một vẻ đẹp trù phú đầy sức sống, mang hơi hướng lãng mạn và thơ mộng. Chắc hẳn mỗi nơi đều có một sản vật riêng để “những người con ở đó” cảm thấy tự hào, trân trọng và cảm xúc đó cũng được thể hiện qua văn bản trên. Qua đó, ta cũng thấy được nét văn hóa độc đáo, phong phú về ẩm thực và vẻ đẹp tâm hồn cứ trong veo, xanh ngắt như dòng suối, không bon chen, tính toán, thù hận của người dân nơi này.

Kết luận

Soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát giúp bạn có thêm thông tin hữu ích phục vụ học tập. Nếu muốn tìm hiểu thêm gợi ý bài soạn tác phẩm khác, bạn hãy truy cập THE POET Magazine để tham khảo.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *