Soạn bài Mưa xuân 2 (Nguyễn Bính) CTST Văn 8
Soạn bài Mưa xuân 2 giúp bạn hiểu và cảm nhận hình ảnh thiên nhiên được tác giả Nguyễn Bính sử dụng trong bài thơ. Đây là bài thơ kinh điển tả cảnh được hướng dẫn học tập trong chương trình ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo.
Tìm hiểu về bài Mưa xuân
Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân đến được thể hiện qua:
Thời gian: chiều ấm
Cảnh vật:
- gió thoảng đưa
- mưa bụi rắc thưa thưa
- tơ nhện vừa giăng sợi trắng ngần
- Lơ lửng mù sương phẩng phất mưa
- + …
=> Thể hiện sự tươi mới sống động, vừa hào hứng e lệ trước cảnh sắc mùa xuân. Bầu trời như phủ một sắc trắng mờ ảo của những hạt mưa xuân, chúng đậu trên từng cành cây kẽ lá.
Thiên nhiên:
- cây cam quýt cành giao nối
- lá đón mưa
- Đôi bờ cỏ dauh nở hoa xanh
- Bãi lạnh bờ dâu sẫm lá tơ
=> Cây cối trong vườn cũng đua nhau đâm chồi nảy lộc, khoe sắc hưởng ứng mùa xuân.
Sử dụng từ láy “tà tà”, “thưa thưa” giúp nhấn mạnh sự e lệ của thiên nhiên. Đồng thời, đây là cách nhân hóa thiên nhiên như khoác lên một chiếc áo mới.
= > Đất trời thì như đang có sự chuyển biến thêm nhiều sức sống hơn, như đang báo hiệu mùa xuân thực sự đến rồi.
Cùng đó, tâm trạng và hành động của con người được tác giả mô tả thông qua:
Xa xa là những đàn cò trắng đang xếp hàng bay đi, những đoàn xe lửa thì nối đuôi nhau chở khách.
- Xe lửa về Nam chạy chạy mau
- Một toán cò bay thành hàng chữ nhất
=> Tất cả đã tạo nên một bức tranh mùa xuân nhộn nhịp và tràn đầy sức sống.
Con người cũng hòa vào không khí mùa xuân khi xúng xính váy áo đi trẩy hội. Mỗi dịp xuân đến là đâu đâu cũng tưng bừng mở lễ hội, tiếng trống đánh vang lên khắp các đường làng.
- Người đi trẩy hội tóc phơi trần.
- Vang tiếng trống hội đình
= > Từ hành động của con người ta thấy được tâm trạng: háo hức, hào hứng và vui mừng khi chuẩn bị đón mùa xuân của con người nơi đây.
Dựa vào những gợi ý trên, bạn có thể sử dụng trong bài cảm nhận bài thơ Mưa xuân 2 của mình. Những ý chính cung cấp gần như đầy đủ để bạn áp dụng trong bài viết.
Mưa xuân 2 đọc hiểu (trả lời câu hỏi)
Phần đọc hiểu giúp học sinh tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ từ tổng quan đến chi tiết. Cụ thể:
1/ Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thiên nhiên được gợi tả trong bài thơ?
Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Mưa xuân 2 Nguyễn Bính hiện ra thật sinh động. Mùa xuân đất trời và vạn vật đang bừng sống lại sau những ngày đông tàn, đồng thời cũng đánh thức luôn nhịp hồi sinh trong con người, trong những tháng rộng dài đầy rạo rực. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh đẹp, sống động của thiên nhiên trong mùa xuân như: mưa, gió, hoa lá, cây cối, đồng ruộng để tạo nên một không gian yên bình, thanh tịnh và tràn đầy sức sống. Mưa bụi hay mưa phùn cũng là mưa bay, thứ mưa không ướt áo, mưa không ướt đất ấy đã mở đầu bài thơ, vẽ nên một vẻ đẹp mê hồn của mùa xuân đất Bắc mà bao người đi xa vẫn nhớ đến nao lòng. Những cỏ cây, hoa lá, trâu, cò được tác giả nhân hóa thật gần gũi, tạo nên một bức tranh về cuộc sống thôn quan đầy màu sắc và sinh động. Tô điểm vào bức tranh xuân ấy là hình ảnh những con người thôn quê đi trẩy hội vui vẻ, đoàn kết. Bên cạnh những hình ảnh về thiên nhiên và con người, tác giả cũng miêu tả đến những âm thanh của thôn quê như tiếng chuông đánh, tiếng trống hội đình,… tạo nên âm hưởng của nhịp sống sôi động. Có thể nói, người đọc như có thể tạm quên đi những lo toan trong cuộc sống, tìm lại được sự bình yên trong tâm hồn và cảm nhận được sự đẹp đẽ trong cuộc sống thôn quê.
2/ Tác giả thể hiện cảm xúc gì trong bài thơ?
Tác giả thể hiện cảm xúc bâng khuâng, lưu luyến, bịn rịn trước vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên trong một buổi chiều mưa xuân. Qua đó, nhà thơ gửi gắm tình yêu thiên nhiên con người thân thương nơi chốn thôn quê.
3/ Cách cảm nhận của tác giả về thiên nhiên gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.
Cách cảm nhận của tác giả khiến cho mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trở nên gần gũi, thân thiết và giao hòa.
Xem thêm:
- Thông tin văn bản Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim
Kết luận
Soạn bài Mưa xuân 2 chi tiết với những câu trả lời cụ thể liên quan đến tác phẩm. Bạn có thể theo dõi những phân tích trên từ www.thepoetmagazine.org – The POET Magazine và áp dụng cho bài viết của mình đồng thời hiểu hơn về bài thơ, tâm trạng của tác giả khi viết bài này.