Soạn bài Mùa xuân chín, NXB Kết nối tri thức lớp 10

Soạn bài Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử) theo chương trình Kết nối tri thức lớp 10 giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa của bài thơ. The POET trả lời chi tiết các câu hỏi do sách giáo khoa đưa ra sẽ giúp bạn có được cái nhìn sâu rộng hơn, hiểu được những ẩn ý bên trong tác phẩm này.

Table of Contents

Soạn bài Mùa xuân chín trước khi đọc văn bản

Tìm hiểu về các vấn đề được đưa ra trước khi tiếp cận văn bản để bước đầu hình dung được nội dung hướng đến. Bài soạn đầy đủ bao gồm phần trước khi đọc, học sinh có thể tham khảo trước khi đưa ra câu trả lời của riêng mình.

soạn mùa xuân chín
Chuẩn bị bài soạn Mùa xuân chín trước khi đọc văn bản

Câu 1: Em có nhớ những bài thơ, những câu thơ nào về mùa xuân mà mình đã từng đọc?

Những bài thơ và câu thơ về mùa xuân mình đã từng học là:

“ Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Và tôi xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”

(Vội vàng – Xuân Diệu)

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu

Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?

Với tôi, tất cả như vô nghĩa

Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!

(Xuân – Chế Lan Viên)

Câu 2: Điều gì khiến em có ấn tượng hay thích thú ở những bài thơ, câu thơ ấy?

Những điều khiến em cảm thấy ấn tượng và thích thú ở bài thơ, câu thơ là:

– Với Xuân Diệu:

Tác giả cảm nhận thời gian tự nhiên, thời gian khách quan muôn đời vẫn như thế. Nhưng quan niệm về thời gian, cảm nhận về thời gian thì mỗi thời đại, mỗi con người lại khác nhau. Cảm nhận thời gian thông qua lăng kính của Xuân Diệu mang nhiều triết lí nhân sinh sâu sắc.

– Thời gian của thi nhân gắn liền với mùa xuân và tuổi trẻ của một người yêu cuộc sống tha thiết, đắm say, mang nên nét riêng biệt của Xuân Diệu: Thời gian và mùa xuân.

  • Người xưa quan niệm thời gian: tuần hoàn vĩnh cửu, con người gắn chặt với cộng đồng nên chết vẫn chưa là hết hẳn, vẫn cùng tồn tại với trời đất.
  • Xuân Diệu có quan niệm ngược lại, thời gian tuyến tính, một đi không trở lại.

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

– Nhà thơ lo sợ khi vũ trụ còn mãi, thời gian vô tận mà đời người lại hữu hạn, tuổi trẻ “chẳng hai lần thắm lại”

– Thời gian trong cảm nhận của nhà thơ đầy tiếc nuối, mất mát, chia lìa.

→ Cách cảm nhận thời gian là sự thức tỉnh sâu sắc “cái tôi” cá nhân, sự tồn tại có ý nghĩa mỗi cá nhân trên đười nên nâng niu, trân trọng, từng giây phút của cuộc đời.

– Với xuân của Chế Lan Viên

Có lẽ cái tên Chế Lan Viên đã không còn xa lạ đối với mỗi người yêu thơ ca Việt Nam, một nhà thơ được biết đến với hồn thơ điên loạn. “Xuân” là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông, là những cảm nhận về mùa xuân hoàn toàn khác biệt, không đi theo lối mòn cũng không có những cảm xúc mà người ta vẫn bộc bạch về xuân. Mùa xuân qua cái nhìn của Chế Lan Viên là những đắng cay và đau khổ, những cảm xúc đau khổ len lỏi trong xuân.

Soạn bài Mùa xuân chín trong phần đọc tác phẩm

Kết hợp vừa đọc tác phẩm, vừa trả lời các câu hỏi do sách giáo khoa Văn lớp 10 đưa ra. Học sinh có thể tham khảo trả lời chi tiết các vấn đề để làm rõ về ý nghĩa và biện pháp tu từ.

soạn bài mùa xuân chín
Soạn bài Mùa xuân chín trong phần đọc tác phẩm

Câu 1: Các vần được gieo trong bài thơ.

Các vần được gieo trong bài thơ: Vần ang (vàng, sang); ơi (trời, chơi); ấy (mây, ngây); ang (làng, chang).

Câu 2: Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh.

Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh: Làn nắng ửng, sột soạt, bóng xuân sang, hổn hển, thì thầm, nắng chang chang.

Câu 3: Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường.

Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường: gợn tới trời, đám xuân xanh, ý vị và thơ ngây, Mùa xuân chín, bờ sông trắng.

Trả lời các câu hỏi trong bài soạn Mùa xuân chín

Các câu hỏi khai thác sâu về nội dung của tác phẩm giúp học sinh định hình được các vấn đề chính. Để có thể hiểu được sâu sắc tác phẩm, bạn nên trả lời đầy đủ 7 câu hỏi quan trọng này.

Câu 1: Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc loại từ nào và có thể gợi ra cho em những liên tưởng gì?

Nhan đề cấu tạo bởi loại từ là Danh từ + Động từ: Gợi cảm giác mùa xuân đang đi vào độ căng mọng và tươi đẹp nhất, và vẫn tiếp tục phát triển đẹp hơn nữa, tròn đầy hơn nữa.

Câu 2: Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào?

Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ: làn nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, bóng xuân sang, sóng có xanh tươi, Mùa xuân chín.

Câu 3: Hãy nhận xét về ngôn ngữ của bài thơ trên hai khía cạnh sau:

– Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn từ nào khiến bạn đặc biệt chú ý? Hãy nói cụ thể hơn cảm nhận của bạn về điều này.

– Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân như thế nào?

Khía cạnh thứ nhất:

– Đó là sự lựa chọn và kết hợp sử dụng độc đáo các từ láy kết hợp với tính từ, danh từ: lấm tấm vàng, sột soạt gió, nắng chang chang.

– Hình ảnh mùa xuân không chỉ được miêu tả ở cảnh vật, ánh nắng mà nó còn được thể hiện ở “đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng”. Với từ láy “lấm tấm” ta như cảm nhận được rơi rớt của ánh nắng, tạo nên sắc thái động cho cảnh vật.

– Những ánh nắng như được rắc từ từ trên mái nhà tranh. Cái khung cảnh ấy, cái ánh nắng vàng ửng ấy như tạo nên một không gian mùa xuân thật mới, một Mùa xuân chín đang về.

Khía cạnh thứ hai:

– Mùa xuân chín của Hàn Mạc Tử đưa người đọc đến với một cảnh xuân thật lạ nhưng cũng thật mới, vẻ đẹp của mùa xuân đang ở đọc chín, như chính là vẻ đẹp của con người đang ở độ tuổi đẹp nhất, độ tuổi rạo rực nhất.

– Mùa xuân chín lúc thì dạt dài, lúc thì lắng dịu trong tâm hồn thi sĩ. Có lúc vồn vã, có lúc mênh mang, như đang lắng hồn mình vào bước đi của mùa xuân rồi bồi hồi, “sực nhớ…” và “bâng khuâng”.

– Cái nhớ bâng khuâng của người lữ khách mãi mãi là tình thương mến, nỗi khát khao giao cảm với hương sắc và khúc nhạc mùa xuân, với làng quê thân thuộc nơi miền Trung “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”…

Câu 4: Mô tả cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những chỗ mà cách ngắt nhịp, gieo vần này có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc (chú ý đến vai trò của các dầu câu, sự biến hóa của cách ngắt nhịp, vị trí gieo vần). Từ đó, hãy so sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật.

Cách ngắt nhịp: Đoạn 1: 4/3; đoạn 2: 2/2/3; đoạn 3: 4/3; đoạn 4: 2/2/3

+ Cách gieo vần: Gieo vần chân ở câu thơ 2, 4; 5,8; 10, 12; 14,16.

– Trong khổ thơ đầu tiên dấu chấm ở câu thơ “ Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang” đã gây ấn tượng mạnh tới người đọc, được người ta chú ý.

+ Câu thơ có một sự ngưng đọng, ngập ngừng cảm xúc nhẹ nhàng Sa Khoảng, vẫn vương đón “bóng xuân sang”, cảm xúc ngưng tụ như nín thở ấy ấn mình vào dấu chấm giữa dòng thơ. Mạch thơ ngập ngừng như mạch cảm xúc.

+ Và, cách ngắt nhịp ở mỗi khổ thơ cũng có sự biến hoá. Chính sự biến hóa cá cách ngắt nhịp này đã khiến giai điệu của bài thơ lúc thì vui tươi hôm hình, lúc trầm lắng suy tư.

+ Không chỉ dừng lại ở đó, bởi vị trí gieo vần, cách gieo vẫn ở mỗi khổ thơ có sự khác nhau cũng tạo nên sự đặc sắc cho cả bài thơ.

– So sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này. với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật: Chọn bài thơ Thu hứng của nhà thơ Đỗ Phủ.

+ Trong Thu hứng, về cách gieo vần: Gieo vần chân ở câu 1, 2, 4, 6, 8: cùng là vẫn “âm”, Về cắt ngắt nhịp: ngắt nhịp 4/3 ở tất cả các câu thơ không thay đổi.

+ Còn trong Mùa xuân chín, các vần chân được gieo đó là: ang, ơi, ấy, ông cũn sự thay đổi ở mỗi khổ thơ. Cách ngắt nhịp giữa các khổ thơ cũng có sự linh hoạt nhằm phù hợp diễn tả tâm trạng của nhà thơ.

⇒ Mức độ chặt chẽ trong cắt ngắn nhịp, gieo vần của bài thơ này là không quá khắt khe, gò bó so với thơ Đường luật.

Câu 5: Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình? Hình ảnh nào là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?

Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh:

+ Bao cô thôn nữ hát trên đồi/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.

+ Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi.

+ Khách xa, gặp lúc Mùa xuân chín/ Chị ấy, năm nay còn gánh thóc.

– Hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình: Khách xa.

Hình ảnh là đối tượng quan sát của nhân vật trữ tình: bao cô thôn nữ hát trên đồi, trong đám đó có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi. Hình ảnh nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình: Hình ảnh một cô gái gánh thóc bên bờ sông.

Câu 6: Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ có mối liên hệ như thế nào với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Là phương tiện để nhân vật trữ tình biểu lộ mạch cảm xúc của mình. Hình ảnh, nhịp, vần ở khổ thơ đầu tiên mang âm hưởng vui tươi, nhưng sau đó lại trở nên trầm buồn và có chút gì đó sâu lắng, đó là do có sự xuất hiện của bóng dáng “những cô thôn nữ” hát trên đồi, trong đó có bóng hình người con gái mà tác giả thầm mến. Mạch cảm xúc cũng vì vậy mà da diết, tha thiết hơn.

Tất cả xuân sắc, xuân đẹp huy hoàng ấy chỉ là một ánh chớp kỉ niệm thoảng qua mà thôi. Cái còn lại, khiến người ta thêm buồn, đó là cái kí ức về xuân thi của chị ấy” của ngày xa xưa. Cho nên, ở hiện tại, người khách xa sực nhớ cũng là để ngậm ngùi, tiếc thương – tiếc thương cho cái đẹp không biết bây giờ còn không.

Câu 7:  Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Là người có cảm xúc tinh tế, nhạy cảm trong những cảm nhận về độ chín của mùa xuân;

Nhân vật trữ tình trong bài thơ xuất hiện cùng với âm thanh. Âm thanh đọng lại , tiếng thơ, độ ngân rung, “vắt vẻo” hòa nhịp với âm trầm “hồn hèn” thể chuyển đổi cảm giác rất tinh tế, tài tình. Tâm hồn thi sĩ đã hoà nhập hắn vào cái thế giới âm thanh mùa xuân ấy. Tiếng ca như vút lên cao, như ngập ngừng, như lưu luyến giữa “lưng chừng núi”.  Dư âm tiếng hát dường như giảng mắt, rung lên “vắt vẻo” gợi lên nhiều xao xuyến bâng khuâng trong lòng nhà thơ.

Tiếng hát “hổn hển” được so sánh “với lời của nước mây”, lời của thiên nhiên.Hai tiếng “hổn hển” như nhịp thở gấp gáp, vội vàng đầy hương xuân, tình xuân,cảm xúc vừa thực vừa mơ đến lạ kì. Lời hát của các cô thôn nữ sao mà đáng yêu  thế, như hút hồn người, như tràn ngập cả không gian, góp phần làm nên một “Mùa xuân chín”. Và còn có tiếng thầm thì “thầm thì với ai… ” dưới bóng trúc, hẳn là tâm sự, là thân thương rồi. “Vắt vẻo”, “hổn hển”, “thầm thì” là ba cung bậc của ba âm thanh mùa xuân đang chín, thấm sâu vào hồn người đến nhẹ nhàng lắng dịu, chan chứa thương yêu. Sự phong phú về giai điệu và phức điệu của khúc hát đồng quê, làm say mê mọi người, để rồi cùng nhà thơ bâng khuâng cảm nhận: “Nghe ra ý vị và thơ ngây… ”

Tiếng hát mùa xuân dân dã, tình tứ và đáng yêu quá, sắc xuân, hương xuân, tỉnh xuân “đang chín” dần trong lòng thôn nữ, bỗng ngập ngừng như có sự hẫng hụt, băn khoăn:

Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,

Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi

“Đám xuân xanh ấy” là các cô thôn nữ đang hát, đang “thầm thì với ai ngồi dưới trúc” kia sẽ chín cùng mùa xuân và sẽ “theo chồng bỏ cuộc chơi… Thiên nhiên và lòng người như quyến luyến mùa xuân dần trôi qua, tuổi xuân hồn nhiên dần trôi qua.

Hàn Mặc Tử chính là người lữ khách đi qua mùa xuân gặp cái ý vị của mùa xuân: “Khách xa gặp lúc Mùa xuân chín… ”. Một nét bút truyền thống cổ điển “xuân hướng lão” xen lẫn cái hiện đại, mới mẻ làm cho ý thơ thêm đậm đà hơn. Gặp lúc Mùa xuân chín ấy mà thổn thức:

Lòng trí bằng khoảng sực nhớ lũng

Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nồng chung chung

Hình ảnh của kí ức hiện lên một thoáng buồn đẹp và trải rộng mênh xa vắng. Nhà thơ nhớ đến con người như khao khát một tình người, một tình quê. Mỗi một nỗi nhớ đều rất bâng khuâng. Nhớ một công việc cụ thể: “gánh thóc” trong một không gian cụ thể: “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”. Chỉ có “chị ấy” là người đọc không thể biết mà chỉ có tác giả mới biết để mà “sực nhớ”, mà thầm hỏi. Mà man mác sợ “Mùa xuân chín” ấy sẽ trôi qua.

Kết nối đọc – viết Mùa xuân chín của tác giả Hàn Mặc Tử

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hay một hình ảnh gợi cho em nhiều ấn tượng và cảm xúc trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử.

chuẩn bị soạn bài mùa xuân chín
Kết nối đọc viết cho tác phẩm Mùa xuân chín

Trả lời (1)

Nói đến mùa xuân, có ai không hiểu đó là những phút rạo rực nhất của cu nhỏ”, lúc là “mùa xuân xanh”… và đây “Mùa xuân chín” nghe vừa mới, vừa th đời, của cuộc sống. Mùa xuân mỗi khoảnh khắc một vẻ, lúc là “mùa xuân nổi, vừa có một sức sống dồn nén đang thầm nảy nở giống như cái mới, cái lãng mạn và khao khát trong tâm hồn Hàn Mặc Tử.

Mỗi dòng thơ đều phảng phất hơi xuân, đều thấm đượm cái đẹp của tấm hộ thi sĩ. Mùa xuân bắt đầu từ cái nắng mới lạ thường:

“Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí bóng xuân sang”.

Đúng là nắng xuân, chẳng phải tia nắng, hạt nắng, chẳng phải giọt nắng mà là “làn nắng”. Chữ “làn” như gợi một hơi thở nhẹ nhàng, nắng như mỏng tang, miền mại trải đều trong thơ và trong không gian. Làn nắng lại “ửng” lên trong “khói mơ tan”. Cảnh sắc nhẹ nhàng, đẹp dân dã mà huyền diệu. Sương khói quyện với nắng cái “ửng” của nắng được tôn lên trong làn khói mơ màng đang “tan” ấy. Ngôi bá thi sĩ vẫn hướng đến một nét thơ truyền thống, cổ điển, cảnh như có hồn, như có tình chan chứa. Trân trọng đón lấy cái nắng mới tinh khiết ấy là “Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng!”. Sự hô ứng trong vần thơ tạo ra một cảm xúc ấm áp, cảnh vật cân xứng hài hoà, đầy thơ mộng. Vài nét chấm phá đơn sơ mà tinh tế gợi cảm, dung dị mà đáng yêu. Chỉ có “đôi mái nhà tranh” hiện lên trong “làn nắng ửng nhưng vẫn gợi lên một sức sống đang lay động, dân dã bình yên rất thân thuộc với mọi người. Nắng như đang rắc lên “đôi mái nhà tranh” chút sắc xuân và hương xuân: “Sột soạt gió trêu tà áo biếc”. Cái âm thanh của gió “trêu” tà áo và cái màu “biếc” của lá ấy là cái tình xuân. Một chữ “trêu” đáng yêu quá, thân thương quá, có gì như mang hương sắc đồng quê từ những câu ca dao, hát ghẹo tình tứ thuở nào cứ ngân nga mãi trong lòng ta… Gió cũng chọn áo mà “trêu”, phải chọn , biếc mới thật thơ, thật đẹp. Mùa xuân là như thế, “chín” là như thế!

Từ cụ thể, từ làn nắng, từ mái nhà tranh, từ gió rồi mới khái quát: “Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang”. Câu thơ có một sự ngưng đọng, ngập ngừng cảm xúc nhẹ nhàng, bâng khuâng, vấn vương đón “bóng xuân sang”, cảm xúc ngưng tụ như nín thở ấy ấn mình vào dấu chấm giữa dòng thơ. Mạch thơ ngập ngừng như mạch cảm xúc. Bên giàn thiên lí, mùa xuân đã sang. Mùa xuân nhẹ nhàng bước… như có thể cầm được, có thể ngắm được ngay trước mắt mỗi chúng ta.

Trả lời (2)

Câu thơ “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” là một nét vẽ rất đẹp trong bức tranh “Mùa xuân chín”. Câu thơ gợi ấn tượng về về sắc xanh bất tận, rợn ngợp của cỏ mùa xuân. Không gì tươi tốt bằng cỏ xuân. Những cơn mưa mùa xuân ấm áp đã khiến cỏ trở mình căng tràn sức sống. Tả cỏ xuân cũng là để tô đậm vẻ đẹp đang độ chín của mùa xuân. Sức sống của mùa xuân cũng theo từng làn sóng cỏ mà dâng lên bất tận, trải ra mênh mông.

Câu thơ đều tạo ấn tượng về bức tranh mùa xuân đẹp và tràn đầy sức sống với màu sắc chủ đạo là màu xanh; hình ảnh chủ đạo là hình ảnh của cỏ mùa xuân rợn ngợp, tươi tốt; không gian của bức tranh là không gian mênh mông, khoáng đạt. Câu thơ gợi lên sự chuyển động của cảnh vật qua từ “sóng” và từ “gợn”, gợi nhớ đến ý thơ của Nguyễn Du “Cỏ non xanh tận chân trời”. Câu thơ Nguyễn Du thì tĩnh hơn. Nói cách khác, câu thơ Nguyễn Du chủ yếu nhằm làm nổi bật sắc xanh của cỏ non trải rộng đến tận chân trời. Còn câu thơ của Hàn Mặc Tử lại chủ yếu nhấn vào cái sóng cỏ đang gợn – tức là nhấn vào động thái bên trong của sự vật chứ không chỉ thuần tả sắc màu sự vật. Chính động thái đang “cựa quậy”, đang “sóng sánh” ấy của cỏ khiến người đọc cảm nhận rõ hơn sức sống căng tràn của cỏ xuân và cảnh xuân.

Kết luận

Soạn bài Mùa xuân chín do tác giả Hàn Mặc Tử sáng tác là cần thiết. Tác phẩm chủ yếu nói đến cảnh thiên nhiên mùa xuân ở độ đẹp nhất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc vẻ đẹp này sẽ trôi qua, không tồn tại mãi mãi, khiến cho nhà thơ cảm thấy đầy tiếc nuối.

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet