Soạn bài Nắng đã hanh rồi của tác giả Vũ Quần Phương

Soạn bài Nắng đã hanh rồi trong SGK Chân trời sáng tạo lớp 10 tập 1 sách mới được chia sẻ chi tiết. Vũ Quần Phương đã thể hiện cảm nhận của bản thân về sự thay đổi và xuất hiện cái nắng hanh với con mắt tinh tế. Những lời giải đáp các câu hỏi sau khi đọc văn bản giúp bạn hiểu rõ những tâm tư thầm kín tác giả đã gửi gắm.

Câu 1: Thiên nhiên trong bài thơ được miêu tả, quan sát ở thời điểm nào? Chỉ ra những từ ngữ hình ảnh thể hiện điều đó?

Qua những câu thơ, ta thấy khung cảnh thời điểm tác giả muốn miêu tả là vào một ngày mùa đông. Soạn văn Nắng đã hanh rồi đã thể hiện các chi tiết cụ thể như:

  • Nắng hanh: Ngay tên bài thơ đã nói rõ về cái nắng đặc trưng của mùa đông, vừa lạnh, vừa nắng và vừa khô. Chi tiết này cũng xuất hiện trong câu thơ “Nắng đã vàng hanh như phấn bay”.
  • “Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày”: Khi nghe tiếng sếu cũng có nghĩa là dấu hiệu báo mùa đông đã về. Đây là loại chim đặc trưng của mùa đông.
  • Rõ ràng nhất là “Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua”: Ý nhắc đến mùa xuân sắp tới, đồng nghĩa với việc chỉ thời điểm hiện tại đang là mùa đông.
Soạn bài Nắng đã hanh rồi chi tiết
Khung cảnh ngày đông lạnh đã được miêu tả rõ trong những câu thơ

Câu 2: Bài thơ là lời của ai nói với ai? Điều đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình?

Khi đọc hiểu Nắng đã hanh rồi sẽ thấy những câu thơ như lời bày tỏ từ nhân vật “anh” đối với nhân vật “em” qua sự miêu tả và cảm nhận về thiên nhiên xung quanh. Những câu từ như lời mời gọi “em” đến với không gian thiên nhiên ngày nắng mùa đông. Qua đây có thể thấy tác giả Vũ Quần Phương rất tinh tế khi sử dụng thiên nhiên bày tỏ tình cảm, cảm xúc một cách độc đáo, giàu sắc màu.

Câu 3: Nhận xét cách gieo vần và tác dụng của cách gieo vần đó trong bài thơ.

Qua các khổ thơ trong bài, có thể thấy được tác giả rất chú trọng việc gieo vần ở cuối câu, tạo nên nhịp điệu cố định và bình ổn. Như ở khổ 1, vần được gieo là vần “ay” với các từ bay, gày, hay. Đến khổ 2, Vũ Quần Phương sử dụng vần “anh” để gieo với các từ tranh, lành, cành.

Quan sát bạn sẽ thấy các vần này được gieo tại câu 1, 2 và 4 của khổ thơ. Từ đó bạn có thể bắt được nhịp điệu của bài một cách dễ dàng. Yếu tố này vừa giúp tăng tính đồng điệu, vừa dễ đưa người đọc hoà mình vào những câu từ một cách dễ dàng.

Soạn văn Nắng đã hanh rồi
Tác giả Vũ Quần Phương ứng dụng cách gieo vần cuối câu rất ổn định trong bài

Câu 4: Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh có tác dụng quan trọng trong việc thể hiện chủ đề và cảm hứng ấy.

Trả lời:

  • Chủ đề chính của bài thơ: Nắng đã hanh rồi có chủ đề bói về tình yêu thiên nhiên và đất nước.
  • Cảm hứng chủ đạo: Tác giả miêu tả thiên nhiên ngày nắng hanh và nỗi nhớ của “anh” đối với “em” trong tình yêu
  • Phân tích một số chi tiết cụ thể khi soạn bài Nắng đã hanh rồi chi tiết:

+ Nắng hanh: Vừa lạnh, vừa nắng và khô, là loại thời tiết đặc trưng của mùa đông.

+ Tiếng sếu vọng sông gày: Âm thanh của loài chim sếu, kêu rất to trong những ngày tiết trời đông lạnh.

+ Trước sân mây trắng, nắng lên khói ủ, những mái tranh, vườn sau tre mía, nắng chiều, rừng thông: Đây đều là những hình ảnh mộc mạc và bình dị, gợi nhớ về một vùng quê nghèo thanh bình nhưng rất yên ấm.

+ “Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua”: Câu thơ báo hiệu mùa xuân sắp đến, nghĩa là hiện tại đang là mùa đông, thể hiện bước đi không ngừng của thời gian khiến nỗi nhớ, sự xa cách dài thêm.

+ “Em ở xa nhà, em có hay”: Nhân vật “anh” đang hướng đến “em” và mong muốn gửi những lời thương nhớ, nhắc nàng rằng ở vùng quê yên bình với nắng vàng hanh vẫn đang có anh chờ.

+ “Anh chẳng là cây cũng trĩu cành”: Hình ảnh này rất thú vị khi đưa người đọc liên tưởng và nói lên “lòng anh” đang nặng trĩu tương tư và mong nhớ đến em.

+ “Anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong”: Câu hỏi tu từ nhưng không có câu trả lời hồi đáp, khiến nỗi cô đơn thêm lớn, chờ đợi sự khắc khoải mà không biết nên bày tỏ cùng ai.

Lời kết

Soạn bài Nắng đã hanh rồi của tác giả Vũ Quần Phương từ The POET Magazine đã giúp các em trả lời rõ những câu hỏi liên quan trong SGK lớp 10 tập 1 Chân trời sáng tạo. Qua đây, có thể thấy, tác giả không chỉ miêu tả bức tranh thiên nhiên ngày đông hanh lạnh. Mà bên cạnh đó còn bộc lộ sự mong nhớ tràn đầy đối với “em”.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *