Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt Lớp 10
Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt (Ngữ văn lớp 10 tập 2)giúp bạn hiểu về gia sản tuyệt vời của nước ta thông qua các câu hỏi khai thác và mở rộng. Dù nghệ thuật Việt Nam đã có nhiều nét đổi mới nhưng nhìn chung vẫn bảo lưu được nét văn hoá truyền thống đáng quý.
Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt lớp 10 – Trước khi đọc
Nghệ thuật của người Việt rất đa dạng, bao gồm kiến trúc, điêu khắc gỗ, đúc đồng, ca múa nhạc,… Thepoetmagazine trả lời những câu hỏi ở phần Trước khi đọc trong bài soạn Nghệ thuật truyền thống của người Việt giúp bạn hình dung về giá trị các bộ môn này.
1. Bạn biết gì về nghệ thuật truyền thống của người Việt? Hãy nêu cảm nhận về một phương diện nào đó trong gia sản tinh thần vô giá này mà bạn thấy hứng thú.
Nền nghệ thuật Việt Nam có một lịch sử lâu dài và phong phú, các ví dụ sớm nhất của nền nghệ thuật này có từ thời kỳ đồ đá vào khoảng năm 8000 trước Công nguyên.
Vời ngàn năm Bắc thuộc dưới sự thống trị của Trung Quốc bắt đầu từ thế kỷ 2 trước Công nguyên, người Việt Nam ảnh hưởng nghệ thuật chắc chắn đã hấp thụ nhiều ảnh hưởng Trung Hoa, mà quá trình này cũng tiếp tục ngay cả sau khi giành độc lập từ Trung Hoa vào thế kỷ thứ 10. Tuy nhiên, nền nghệ thuật Việt Nam đã luôn giữ lại nhiều bản sắc vốn có.
Đến thế kỷ 19, nền nghệ thuật Pháp đã ảnh hưởng sâu rộng tại Việt Nam, hình thành nên nền tảng cho nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Nghệ thuật nói chung và nghệ thuật truyền thống Việt Nam có ở nhiều lĩnh vực như: điêu khắc, hội hoạ, kiến trúc, âm nhạc, múa,…
2. Trong xu thế giao lưu quốc tế mở rộng hôm nay, bạn nghĩ như thế nào về sự tồn tại của những giá trị vốn được truyền lại từ bao đời?
Nghệ thuật truyền thống dân tộc đang dần xa lạ với các bạn trẻ như một xu hướng khó đảo ngược. Cũng dễ hiểu khi mà các bạn trẻ có quá nhiều cách giải trí nghe nhìn mới mẻ để khám phá; sâu xa hơn là sự khác biệt thời đại văn hoá, bởi các thể loại nghệ thuật truyền thống ra đời từ xa xưa nay đã trở thành cổ điển, ngôn từ và giai điệu không còn được ưa chuộng trong đời sống văn hoá hiện đại.
Để giới trẻ biết yêu, biết quý vốn di sản nghệ thuật quý báu của dân tộc, chỉ có cách đưa nghệ thuật truyền thống đến với từng trường học, nhà văn hoá thay vì chờ các khán giả trẻ tìm đến. Dự án “Sân khấu học đường” do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc thực hiện nhiều năm trước được xem là mô hình hay, thiết thực. Song khi dự án kết thúc, kinh phí không còn, vấn đề đưa sân khấu truyền thống vào học đường vấp phải nhiều khó khăn. Tiếp tục duy trì một cách làm văn, hiệu quả tùy thuộc vào cái bắt tay của cá nhân nghệ sĩ, các đơn vị nghệ thuật và nhất là chính quyền địa phương đề cao tâm huyết, trách nhiệm bảo tồn nghệ thuật truyền thống. Thực tiễn chứng minh, những nơi làm tốt khi chính quyền quan tâm cấp kinh phí để các đơn vị nghệ thuật truyền thống đưa các trích đoạn tiêu biểu, hướng dẫn “làm trò” để các em vừa học vừa chơi; hoặc khuyến khích, hỗ trợ cho các nghệ nhân tự mở lớp ở cơ sở truyền dạy con em hàng xóm láng giềng. Sự hỗ trợ của chính quyền là cần thiết, bởi khác với các loại hình hiện đại, tác phẩm nghệ thuật truyền thống rất khó trở thành sản phẩm hàng hoá mang tính phổ biến, “đắt hàng”, mà đang dần trở thành tác phẩm nghệ thuật đặc tuyển.
Nghệ thuật truyền thống chỉ có thể tồn tại và phát triển khi lưu giữ được không gian nghệ thuật, tìm kiếm và phát triển lứa nghệ sĩ tài năng kế cận. Nghệ sĩ có tâm đến mấy nhưng sức lực có hạn, “một mình một ngựa”, có làm việc truyền dạy thì cũng manh mún, hiệu quả thấp. Vai trò của ngành Văn hoá ở địa phương phải được xác định là trung tâm, chủ trì kết nối các đầu việc, vận động kinh phí xã hội hoá để chăm lo các tài năng trẻ, tìm cách phổ biến rộng khắp mới mong nghệ thuật truyền thống không bị mai một. Có địa phương kinh tế khó khăn, chính quyền đã vận động doanh nghiệp lập tủ sách phủ hết tất cả các trường học trên địa bàn. Nâng cao văn hoá đọc đã làm được thì truyền dạy nghệ thuật truyền thống bổ ích, đậm đà bản sắc dân tộc cũng cần thiết không kém, có nhận thức đúng đắn và tâm huyết chắc chắn sẽ khởi sắc trong tương lai.
Đọc văn bản
Nghệ thuật Việt Nam chịu ảnh hưởng của tôn giáo rất nhiều, kể từ giai đoạn mới lập nước, đến lúc bị đô hộ rồi giải phóng, giữ nước. Hướng dẫn soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt Kết nối tri thức với phần Đọc văn bản sẽ giúp bạn thấu hiểu những giá trị này.
1. Thông tin chính được nêu ở câu chủ đề của đoạn văn là gì?
Là giới thiệu và đề cao nghệ thuật truyền thống của người Việt.
2. Chú ý những cứ liệu được sử dụng để đưa ra nhận định về khiếu thẩm mĩ của người Việt.
Khiếu thẩm mĩ của người Việt được thể hiện rõ nét qua nhận định của linh mục Cadiere (Ca-đi-e-rơ). Khi soạn văn Nghệ thuật truyền thống của người Việt, em thấy những trích dẫn của tác giả về nhận xét của vị linh mục này mang tính truyền tải rất mạnh.
3. Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến nghệ thuật Việt?
Ảnh hưởng yếu tố tôn giáo (nói rộng ra là tam giáo: Phật, Lão, Nho).
4. Điều gì đã ảnh hưởng đến việc bảo tồn các di sản nghệ thuật Việt?
Đó là vấn đề do các vật liệu, chất liệu tạo nên những di sản đó. Cụ thể là: Vật liệu sử dụng gỗ, tre, đất nung đều không bền do khí hậu nhiệt đới, mối mọt hại. Các vật liệu khác như kim loại cũng không chịu nổi bởi bất ổn chính trị, chiến tranh.
5. Theo tác giả, thiên hướng sáng tạo nổi bật của nghệ thuật Việt là gì?
Từ quá trình soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt chi tiết, em thấy rằng ý kiến của tác giả về thiên hướng sáng tạo nổi bật của nghệ thuật nước ta là:
- Người nghệ sĩ không có xu hướng tái hiện chính xác và đầy đủ hiện thực.
- Họ chẳng nhằm ca ngợi vẻ đẹp mong manh của những hình hài dễ hư nát.
- Họ thực hiện công trình trong một không khí siêu phàm để toát lên cái tinh thần vô hình của mọi vật.
6. Kiến trúc Việt có những đặc trưng gì? Đặc trưng đó được thể hiện cụ thể như thế nào?
- Nghệ thuật Việt Nam tiêu biểu nhất vẫn là kiến trúc.
- Kiến trúc chủ yếu mang tính tôn giáo.
- Đặc trưng của nó có tính hình khối và thể nằm ngang.
- Có tính đều đặn, đối xứng.
(Những đặc trưng này được tác giả viết rất rõ ràng, học sinh có thể nhận diện rõ nét khi soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt lớp 10).
7. Nền điêu khắc Việt có những điểm gì đáng chú ý?
Những điểm đáng chú ý trong nền điêu khắc Việt Nam là nghệ thuật điêu khắc gỗ.
Sau khi đọc
Hướng dẫn soạn Nghệ thuật truyền thống của người Việt ngắn nhất phần Sau khi đọc bám sát nội dung chính. Những câu hỏi mở rộng được đưa ra để bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về các lĩnh vực nghệ thuật tiêu biểu của nước ta.
1. Qua đọc văn bản và những thông tin được cung cấp ở phần giới thiệu tác phẩm, bạn hiểu như thế nào về mục đích viết của tác giả? Câu hay đoạn nào trong văn bản giúp bạn nhận rõ điều này?
Từ quá trình soạn văn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt, em có thể thấy phần giới thiệu giúp hình dung mục đích và câu văn thể hiện:
- Mục đích: Đề cao giá trị nghệ thuật truyền thống Việt
- Câu hay đoạn giúp nhận rõ: Thể hiện trong đoạn thứ nhất của văn bản, câu văn “Như ta thấy về sự phát triển văn học, dân tộc này có khiếu thường thức, cái thanh và cái đẹp, tiêu biểu lộ về phương diện nghệ thuật một thị hiếu chắc chắn và không phải là không sâu sắc”.
2. Vẽ sơ đồ tóm tắt các thông tin chính của văn bản.
3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của những yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận được sử dụng trong văn bản.
Khi soạn Nghệ thuật truyền thống của người Việt lớp 10, em có thể thấy các thủ pháp và tác dụng:
- Yếu tố miêu tả được sử dụng trong văn bản là:
- Miêu tả các công trình kiến trúc tiêu biểu ở Việt Nam, miêu tả các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc nổi tiếng,…
- Yếu tố miêu tả được sử dụng trong những đoạn văn nói về những nét văn hoá nghệ thuật lâu đời của Việt Nam, miêu tả một số tác phẩm được nhiều người biết đến làm minh chứng, dẫn chứng về nghệ thuật được nhắc đến.
- Yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản là:
- Cảm nhận về khiếu thẩm mĩ của người Việt, về sự ảnh hưởng của tôn giáo đến nét văn hoá truyền thống Việt.
- Yếu tố biểu cảm nhằm biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc của người viết về những vấn đề liên quan đến nghệ thuật truyền thống của người Việt, giúp người đọc hiểu rõ hơn về nền văn hoá lâu đời ấy.
- Yếu tố nghị luận được sử dụng trong văn bản là:
- Bàn luận về sự ảnh hưởng của tôn giáo, bàn về những nét văn hoá lâu đời của Việt Nam,…
- Yếu tố nghị luận là cách tác giả làm nổi bật vấn đề, nghị luận về những nền nghệ thuật truyền thống như nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, đúc đồng,… của người Việt.
4. Việc đưa thông tin về từng đối tượng cụ thể trong văn bản có điểm gì đáng chú ý? Nêu điều bạn có thể rút ra về cách triển khai thông tin trong văn bản thông tin.
Việc đưa thông tin về từng đối tượng cụ thể trong văn bản nhằm minh hoạ giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề. (Đặc điểm này cũng giúp việc soạn văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt của học sinh dễ dàng hơn).
Từ cách triển khai thông tin trong văn bản thông tin, cần nêu cụ thể thông tin của từng đối tượng, thông tin cần rõ ràng và có dẫn chứng chứng minh.
5. Hãy nêu và phân tích một nhận xét mà bạn tâm đắc nhất trong văn bản. Vì sao bạn tâm đắc với nhận xét đó?
Nhận xét mà tôi tâm đắc nhất trong văn bản là “Người Việt Nam biết tạo một biểu hiện thẩm mĩ cho những đồ vật thông thường nhất bằng kim loại, gỗ hay tre, tô điểm cho chúng bằng những thứ trang trí, biến chúng thành một cái gì đó còn hơn là một thứ chỉ để mà dùng”.
Người Việt Nam có mắt nhìn tinh tế, có khiếu thẩm mĩ đặc biệt và đặc biệt bàn tay của những người nghệ nhân đã tạo ra những món đồ không đơn giản chỉ dùng để trang trí mà nó còn hơn thế nữa. Điều đó mang đến cảm xúc tâm đắc.
6. Đối chiếu những thông tin được học giả Nguyễn Văn Huyên trình bày trong văn bản với một tác phẩm mĩ thuật hay một công trình kiến trúc của Việt Nam mà bạn biết, từ đó, rút ra nhận xét về sự bảo lưu hay đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống ở tác phẩm hay công trình ấy.
Từ thông tin về nghệ thuật Việt Nam của Nguyễn Văn Huyên, chúng ta có trăn trở và mong muốn bảo tồn những giá trị nghệ thuật truyền thống. Đọc hiểu Nghệ thuật truyền thống của người Việt giúp em thấy rằng, đất nước đã trải qua những thăng trầm của lịch sử, hiện nay còn lưu lại rất nhiều những di tích thuộc về kiến trúc cổ xưa, mỗi khi nhắc đến con dân đất Việt đều biết, đều hiểu. Đó là cái còn lại của tinh hoa văn hoá dân tộc Việt.
Do quá trình phát triển của lịch sử, Việt Nam đã du nhập hầu hết phong cách kiến trúc cổ kim của thế giới. Điển hình là kiến trúc Trung Hoa, kiến trúc Pháp và kiến trúc riêng của dân tộc Việt Nam. Những kiến trúc cổ vẫn tồn tại thách thức thời gian, có giá trị liên thành. Các công trình có ý nghĩa lịch sử thời đại luôn cần được bảo vệ, tôn tạo làm cho chúng còn mãi cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Khắp mọi miền đất nước đều có những công trình kiến trúc cổ cần được bảo tồn như phố cổ Hà Nội; các đình, chùa ở Bắc Ninh; phố cổ Hội An; khu Chợ Lớn Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều công trình kiến trúc cổ kính ở Đà lạt,…
Soạn văn 10 Nghệ thuật truyền thống của người Việt – Kết nối đọc viết
Câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) tóm tắt những thông tin mà bạn cho là thú vị sau khi đọc văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt.
Đây được xem là một phát ngôn đầy tinh thần tự tôn của người Việt về văn hoá Việt trước cộng đồng thế giới. Văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt được trích từ cuốn sách này, viết về những nền nghệ thuật truyền thống của người Việt, về những giá trị văn hoá lâu đời được bảo lưu đến ngày nay. Mở đầu văn bản khẳng định về giá trị của nghệ thuật Việt, về khiếu thẩm mĩ của người Việt. Người Việt có cách thưởng thức cái đẹp độc đáo, họ có thể biến những đồ vật nhỏ bé, tầm thường thành những đồ trang trí tinh tế và đẹp mắt.
Nghệ thuật Việt cũng bị ảnh hưởng đôi chút bởi tôn giáo, đặc biệt là tam giáo, tư tưởng của người nghệ sĩ cũng có sự thay đổi để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mang nét mới lạ và đặc trưng của người Việt. Việt Nam còn có những nền nghệ thuật tiêu biểu như nghệ thuật kiến trúc với công trình kiến trúc đền chùa được xây dựng bởi nhu cầu thờ cúng và có tính chất thiêng liêng; hay các tác phẩm điêu khắc gỗ trong đền chùa như Chùa keo ở Thái Bình, Chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh,… đều mang phong cách tao nhã. Ngoài ra thì nghệ thuật Việt Nam còn tiêu biểu với nghệ thuật đúc đồng có từ những thế kỉ đầu Công lịch. Nền nghệ thuật truyền thống của Việt Nam tuy có sự đổi mới theo thời gian nhưng nó vẫn còn giữ được những nét văn hoá mang tính lâu đời, các công trình kiến trúc vẫn bảo lưu được nét đặc trưng của từng thời đại. Cũng như các dân tộc trên thế giới, con người Việt Nam giàu tính hoài cổ và có tinh thần mạnh mẽ trong việc bảo tồn nền nghệ thuật truyền thống của mình!
Kết luận
Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt là quá trình thấu hiểu trọn vẹn những nét đẹp trong văn hoá của nước ta. Hy vọng với những hướng dẫn, bạn có thể tiếp nhận và phát huy các giá trị nghệ thuật tuyệt đẹp.
XEM THÊM:
- Soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu lớp 10 Kết nối tri thức ngắn gọn chi tiết
- Soạn bài Về chính chúng ta lớp 10 đầy đủ nội dung
- Soạn bài Con đường không chọn ngắn nhất NXB Kết nối tri thức