Soạn bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê của tác giả Lan Anh
Soạn bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê được biên soạn ngắn gọn nhất thuộc chương trình Chân trời sáng tạo trang 48 – 50 SGK Ngữ văn 10 tập 1. Những kiến thức trọng tâm của văn bài đều được The POET Magazine giải đáp giúp các em có góc nhìn chân thực hơn về ngôi nhà của người dân tộc Ê-đê.
Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê soạn sau khi đọc văn bản
Ngôi nhà được nhắc đến trong văn bản là nhà truyền thống của người dân tộc Ê-đê, được xem như biểu tượng văn hoá, chứa đựng nhiều nét đặc sắc và niềm tự hào. Sau khi đọc hiểu Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê, học sinh cần đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi liên quan sau đây.
Câu 1: Từ hình minh hoạ, hãy chỉ ra những chi tiết mà văn bản đề cập (Nhà dài, cầu thang, hoa văn chạm khắc,…).
Trong văn bản có nhắc đến nhiều chi tiết đặc trưng miêu tả về ngôi nhà của người dân tộc Ê-đê. Bao gồm:
- Nhà dài
- Ngôi nhà có hình dáng như một cái thuyền, được ví như nét đặc trưng cho chế độ mẫu hệ người Ê-đê.
- Loại nhà dài này là nhà sàn, sử dụng vật liệu là gỗ, tre, nứa. Mặt sàn và vách tường được làm từ thân cây bương hoặc cây tre già đập dập, mái lợp tranh chắc chắn.
- Độ dài của một ngôi nhà được ước tính bằng số lượng dầm ngang (đê), chúng tương ứng với một đôi cột, nhà bao nhiêu đê sẽ có bấy nhiêu gian.
- Chiều dài của nhà còn được xem như một cách để thể hiện sự thịnh vượng của gia đình. Chỉ cần có một thành viên nữ trong nhà kết hôn, sẽ có thêm một gian được nối thêm, cứ thế qua bao đời che chở cho mọi thế hệ. Đã có ngôi nhà dài tới hơn 200m từ thời Pháp xâm lược, thuộc quyền sở hữu của ông Ama Ha.
- Cầu thang
- Nhà truyền thống của người dân tộc Ê-đê có cầu thang được gắn với 2 cửa của nhà dài. Đặc biệt, chúng được phân biệt rõ cửa trước dành cho đàn ông và cửa sau dành cho phụ nữ, hay còn được gọi là cầu thang đực và cầu thang cái.
- Để nhận biết rất đơn giản, cầu thang cái có hình ảnh vầng trăng khuyết và bầu sữa mẹ. Ngược lại, cầu thang đực không chạm khắc nhiều, thường chỉ là một khúc gỗ đủ dài và khắc các bậc lên, xuống.
- Hoa văn chạm khắc
- Mỗi ngôi nhà dài của người Ê-đê được chạm khắc với rất nhiều hình ảnh con vật như cua, cá, voi,… ở xà nhà.
- Đây là cách để các chủ nhà thể hiện sự giàu có của mình. Vì chỉ có những gia đình sở hữu voi thật mới được khắc hình con voi. Còn những con như rồng, kì đà, rùa,… thuộc tín ngưỡng của dân tộc này, mong muốn đón nhận những điều may mắn và xua đi rủi ro.
Câu 2: Ngôi nhà và sinh hoạt của người Ê-đê được miêu tả trong văn bản trên gợi nhớ những chi tiết nào trong văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây?
Khi soạn văn Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê, học sinh thấy có sự tương đồng với văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây. Những chi tiết được gợi nhớ đến trong bài là:
- Nhà Mtao Mxây với đầu sàn hiên được đẽo hình mặt trăng và đầu cầu thang là hình chim ngói. “Ngôi nhà của lão tù trưởng nhà giàu này trông quả là đẹp thật”.
- Ngôi nhà trong văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây cũng là biểu tượng thể hiện cho chế độ mẫu hệ đặc trưng của dân tộc Ê-đê.
- Cầu thang có độ rộng tương đương một lá chiếu. Do đó, người nối đuôi nhau và khiêng một ché đuê vẫn không sợ bị chật. Đây là loại vò ủ rượu được làm từ gốm, sử dụng phổ biến bởi người dân tộc này.
Câu 3: Vì sao ngôi nhà nói đến trong văn bản được gọi là “Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê”?
Sở dĩ, khi soạn văn Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê sẽ biết được ngôi nhà dài được gọi là nhà truyền thống bởi:
- Chế độ mẫu hệ đặc trưng của dân tộc Ê-đê được thể hiện qua hình dáng của nhà dài, nhà càng dài thì gia đình càng thịnh vượng.
- Chính ngôi nhà này là nơi gắn kết và che chở cho bao thế hệ dòng họ, từ đời ông bà, bố mẹ, con cái và cháu chắt. Qua mỗi thế hệ, sẽ có những gian nhà được dựng thêm và cứ thế kéo dài mãi, hội tụ và bảo vệ những người con trong gia đình.
- Không chỉ có thế, nhà dài còn là địa điểm thực hiện các tập tục, lễ nghi văn hoá của người dân tộc Ê-đê. Đêm đêm, cả gia đình quây quần bên bếp lửa, đàn bà con gái dệt vải, thêu thùa, đàn ông sửa cày, sửa cuốc, người già thì kể sử thi. Những hoạt động này thể hiện trọn vẹn hồn cốt đại ngàn của những người con dân tộc này.
Lời kết
Soạn bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê trong soạn văn 10 đã được The POET phân tích chi tiết và ngắn gọn nhất. Văn bản đã giúp học sinh có thể hình dung rõ ràng về cấu tạo và những đặc điểm đặc trưng của ngôi nhà, thể hiện ý nghĩa sâu sắc. Bạn đọc cần chuẩn bị các nội dung kỹ lưỡng để có kiến thức đa dạng về nền văn hoá của người dân tộc Ê-đê và tiếp thu bài nhanh chóng.
XEM THÊM:
- Hướng dẫn soạn bài Đam San đi chinh phục nữ thần mặt trời chi tiết
- Cập nhật bài soạn Hương Sơn phong cảnh đầy đủ nhất