Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền Kết nối tri thức 10 

Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền theo chương trình Kết nối tri thức 10, The POET Magazine giải đáp các câu hỏi ban biên tập đưa ra. Bạn sẽ hiểu được nội dung chính văn bản đang đề cập vấn đề gì và thông điệp được truyền tải.

Table of Contents

Soạn Người cầm quyền khôi phục uy quyền trước khi đọc văn bản

Người cầm quyền khôi phục uy quyền thuộc đoạn cuối phần thứ nhất in trong văn 10 NXB Kết nối tri thức sách mới. Nội dung của phân đoạn này nói đến việc Giăng Van-giăng muốn cứu nạn nhân bị Gia-ve bắt oan đã buộc tự thú mình là ai.

người cầm quyền khôi phục uy quyền
Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền trước khi đọc

Tóm tắt tác phẩm “Những người khốn khổ”

Bản thân Những người khốn khổ có rất nhiều câu chuyện, nhân vật với những cuộc đời khác nhau, nhưng sợi dây nối những mảnh đời riêng biệt này lại là câu chuyện về Jean Valjean, người cựu tù khổ sai, người đang cố gắng sống vì một xã hội tốt đẹp nhưng lại không thể thoát khỏi quá khứ của mình. Sau 19 năm ngồi tán lẻ có với số tù 24601 vì ăn cắp một mẩu bánh mì cho con của người chị gái, người nông dám nhìn dân Jean Valjean được thả. Tuy nhiên anh phải mang theo giấy thông hành vàng, dấu hiệu cho thấy người mang nó từng phạm tội, vì vậy Jean bị chủ quán trọ từ chối và buộc phải ngủ ngoài đường. May cho anh là Giám mục Myriel, một người nổi tiếng hay làm từ thiện đã cho Jean Valjean một chỗ nương náu. Khi mọi người đã ngủ, Jean lại ăn cắp mấy thứ đổ bạc của Giám mục và chạy trốn, anh bị bắt lại sau thiên thanh đó nhưng lại được ông Myriel cứu thoát khi nói với cảnh sát rằng đó là đồ ông tặng dính cho Valjean. Khi chia tay, vị Giám mục già nói với Jean Valjean rằng anh nhất định phải trở thành một người lương thiện và làm nhiều việc tốt cho mọi người.

Tám năm sau, Valjean, nay mang tên ông Madeleine, đã trở thành một chủ xưởng giàu có và là thị trưởng thành phố nhỏ nơi ông sinh sống, Valjean phải mang tên gia mới Ông để tránh sự phát hiện của thanh tra Javert vẫn đang truy tìm ông ráo riết. Tuy nhiên số lượng phận buộc Valjean phải để lộ danh tính của mình khi một người đàn ông khác bị tuy nh nhầm là Jean Valjean và bị bắt đưa ra tòa. Cùng lúc này, Valjean gặp Fantine, một cô gái đang hấp hối sau khi bị đuổi việc khỏi công xưởng của ông và buộc phải làm nghề mại dâm để có tiền nuôi con gái Cosette, em đang phải sống với gia đình nhà Thenardier độc ác. Trước khi Fantine chết, Valjean hứa với cô sẽ chăm sóc Cosette cẩn thận, ông trả tiền cho lão chủ quán trọ Thénardier để giải phóng cho Cosette và cùng em chạy trốn lên Paris khỏi sự truy đuổi của Javert. Ở Paris, hai người trú trong một nhà tu kín mà Javert không được quyền khám xét, vì vậy họ tạm thoát khỏi sự truy lùng gắt gao của viên thanh tra.

Chín năm sau sau cái chết của tướng Lamarque, người duy nhất trong giới lãnh đạo Pháp có cảm tình với giai cấp lao động, nhóm sinh viên đứng đầu là Enjolras tức giận với chế độ đã chuẩn bị cho một cuộc cách mạng vào đêm mùng 5, rạng sáng mùng 6 tháng 6 năm 1832. Cuộc cách mạng cũng có sự tham gia của những người nghèo khổ, trong đó có cậu bé lang thang Gavroche. Một trong những người tham gia cách mạng là Marius Pontmercy, một sinh viên bị gia đình xa lánh , vì điểm tự do của mình, anh đã đem lòng yêu Cosette, bây giờ đã trở thành

một thiếu nữ hết sức xinh đẹp. Gia đình nhà Thénardier cũng đã chuyển tới Paris, trở thành những kẻ lang thang trộm cắp, sau khi thỏa thuận với Javert về việc giao nộp Valjean cho hắn, bọn họ đã tìm cách đột nhập nhà của Valjean trong khi Marius đang đến thăm Cosette. Tuy nhiên con gái của Thénardier là Éponine cũng đã đem lòng yêu chàng sinh viên và cô đã thuyết phục bọn chúng rời khỏi đó.

Ngày hôm sau cuộc cách mạng nổ ra, những sinh viên bắt đầu dựng chiến lũy trên những con phố hẹp ở Paris. Javert đã trà trộn vào hàng ngũ sinh viên nhưng bị Gavroche phát hiện và Enjolras đã bắt giữ hắn. Khi biết người yêu của Cosette cũng tham gia nổi dậy, Valjean đã gia nhập với họ, bởi vì ông muốn bảo vệ Marius. Ông đã xin Enjolras thả Javert. Éponine cũng đứng vào hàng ngũ khởi nghĩa để bảo vệ Marius và cô đã chết hạnh phúc trên tay Marius sau khi hứng một viên đạn thay anh. Trong trận chiến tiếp theo, Valjean cứu sống Javert khỏi tay những người sinh viên và để viên thanh tra đi. Ông cũng cứu được Marius khi đó đã bị thương, nhưng tất cả những người khác, kể cả Enjolras và Gavroche đều đã bị giết. Valjean vác theo Marius chạy trốn theo những đường cống ngầm ở Paris, khi ra đến miệng cống một người ông chạm trán Javert, ông cố gắng thuyết phục Javert cho mình thời gian để trả Marius về gia đình của anh. Javert đồng ý đề nghị của Jean và nhận ra rằng ông ta đang bị kẹt giữa niềm tin vào luật pháp và niềm tin vào lòng tốt của con người mà Valjean đã cho viên thanh tra thấy, Javert cũng hiểu rằng ông không bao giờ có thể nộp Valjean cho chính quyền được nữa. Không thể chịu đựng nổi tình trạng khó xử này, Javert nhảy xuống sông Seine tự vẫn.

Marius và Cosette cưới nhau. Trước lễ cưới, Valjean đã kể hết cho Marius về quá khứ của mình. Ông quyết định bỏ đi mà không hề cho Cosette hay biết. Trong lễ cưới, vợ chồng Thénardier cải trang và trà trộn thành những người quý tộc để trộm cắp. Tuy nhiên, bọn chúng bị Marius phát hiện và yêu cầu rời khỏi lễ cưới. Gia đình Thénardier vô tình tiết lộ về việc Valjean đang “ở ẩn” trong một thánh đường và yêu cầu Marius phải cho chúng một khoản tiền nếu muốn việc này không đến tai cảnh sát. Mãi sau đó khi Valjean đã hấp hối, Marius mới nhận ra được lòng tốt của ông và chạy đến nhà Valjean cùng Cosette. Valjean chỉ còn kịp tiết lộ cho hai người về quá khứ của mình và rằng ông chỉ là người cha nuôi của Cosette trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời. Ông cũng đã có niềm hạnh phúc khi ở bên là đứa con gái nuôi yêu quý và con rể. Ông nói với họ rằng ông rất yêu quý họ, sau đó Valjean qua đời.

Tóm tắt đoạn trích

Khi Phăng-tin bị Gia-ve bắt bỏ tù, nhờ có Giăng Van-giăng đã cứu chị và đưa chị vào bệnh xá để chữa trị. Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng buộc phải tự thú mình là ai. Bởi vậy, ông phải đến từ giã Phăng-tin khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn. Đoạn trích kể lại tình huống Gia-ve dẫn lính đến bắt Giăng Van-giăng khi ông đến thăm Phăng-tin lúc nàng đang hấp hối. Giăng Van-giăng muốn xin Gia-ve thư cho vài ngày để tìm con giúp Phăng-tin nhưng Gia-ve không đồng ý và buông lời xúc phạm Phăng-tin. Chính điều này đã khiến cho Phăng-tin phải chết. Bất ngờ trước sự ra đi đột ngột của Phăng-tin, Giăng van-giăng đã rất tức giận, uy quyền cho ông khiến Gia-ve phải sợ hãi. Sau đó, Giăng Van-giăng làm những nghĩa vụ cuối cùng đối với Phăng-tin.

Câu 1: Bạn hình dung như thế nào về một con người có uy quyền?

Em quan niệm con người có uy quyền thật sự phải là:

– Uy quyền của quyền lực.

– Uy quyền của trí tuệ giàu có.

– Uy quyền của trái tim giàu yêu thương.

– Uy quyền của vật chất.

Câu 2: Bạn đã đọc cuốn sách hay xem một bộ phim nào mà nhân vật trong đó là một người có uy quyền? Bạn hãy chia sẻ ấn tượng của mình về nhân vật ấy.

Nhân vật uy quyền Giăng Van-giăng:

Lâu nay, tên thanh trai mật thám Gia-ve tuy ngoài mặt vẫn một mực phục tùng ông thị trưởng Ma-đơ-len, nhưng trong thâm tâm hắn vẫn nghi ngờ ông chính là tên tù khổ sai Giăng Van-giăng đã thay tên đổi họ. Giờ đây, Giăng Van-giăng đã thú nhận tên thật của mình trước tòa nên Gia-ve lập tức khôi phục uy quyền của hắn, vì hắn luôn cho rằng mình là đại diện luật pháp, của chính quyền. Thực ra hắn chỉ là một tên tay sai mà thôi. Như vậy, ta có thể nghĩ người cầm quyền là mật thám đang hống hách với Giăng Van-giăng bỗng phải nem nép nghe theo lệnh ông thì người khôi phục uy quyền lại chính là thị trưởng Ma-đơ-len, tức Giăng Van-giăng.

Khi đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Người cầm quyền khôi phục uy quyền thuộc thể loại tiểu thuyết. Trong văn bản có sử dụng hình ảnh Giăng Van-giăng thể hiện quan điểm và tư tưởng về con đường xã hội được cải tạo. Đọc kỹ nội dung văn bản, học sinh có thể trả lời được các vấn đề được đưa ra, biết hoàn cảnh, tình trạng của nhân vật và những điểm nổi bật nhất.

soạn bài người cầm quyền khôi phục uy quyền
Soạn phần đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Câu 1: Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả như thế nào?

Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả:

– Là một người phụ nữ ốm yếu, đang nằm trên giường bệnh.

– Khi thấy giã Gia-ve, chị rất sợ hãi và hột hoảng, cảm thấy như sắp tắt thở.

– Giọng nói đầy sự kinh hoàng, lấy tay che mặt.

(Mở rộng: Phăng-tin là một người phụ nữ xinh đẹp và có tình yêu thương con sâu sắc. Phăng-tin là một người con gái có tình yêu chân thành, mãnh liệt nhưng và gặp kẻ bội bạc, bỏ rơi cô nên cô phải một mình nuôi con. Dẫu cuộc sống khó khăn và vất vả, cực nhọc nhưng Phăng-tin vẫn luôn dành cho con một tình yêu sâu sắc và mãnh liệt. Người phụ nữ ấy chấp nhận làm mọi công việc, bán tất cả mọi thứ – bán tóc, bán răng và thậm chí cô bán đi cả danh dự và nhân phẩm của mình để đi làm gái điếm cũng chỉ mong có thể nuôi con và lo cho con tốt hơn. Thậm chí, ngay cả khi trên giường bệnh, cận kề bên cái chết, cô vẫn một mực lo cho con và nghĩ về con, vẫn luôn không nguôi hi vọng rồi Giăng Van-giăng sẽ có thể tìm con về cho mình.

Câu 2: Vì sao người kể chuyện lại lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”?

– Vì để tránh nhầm lẫn tên Giăng Van-giăng với tên trước kia của ông là Ma-đơ-len.

– Trước kia, ông lấy tên Ma-đơ-len với thân phận là thị trưởng thị trấn Mông-tơ-rơi còn từ giờ ông là Giăng Van-giăng – kẻ đang bị pháp luật truy nã.

Câu 3: Chú ý cách miêu tả giọng của Gia-ve.

Giọng nói Gia-ve được miêu tả

– Man rợ

– Điên cuồng

– Không phải tiếng người nói mà là tiếng ác thú gầm.

Câu 4: Tại sao Phăng-tin cảm thấy “cả thế giới đang tan biến”?

Phăng-tin cảm thấy “cả thế giới đang tan biến” vì chị nhìn thấy tên Gia-ve tóm cổ ông thị trưởng, người mà mình đã đặt hết hi vọng vào đó. Ông thị trưởng Ma-đơ-len hay chính là Giăng van-giăng đang cúi đầu trước tên cho săn Gia-ve.

Câu 5: Chú ý ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve và ngôn ngữ của Giăng Van-giăng qua lời đối thoại.

– Gọi ta là ông thanh tra

– Nói to, nói to lên! Ai nói gì với ta thì phải nói to

– Ta bảo mày nói to lên cơ mà!

– Ta không cần, ta không nghe.

⇒ Giọng điệu và những câu nói của Gia-ve cộc lốc như tiếng của con ác thú đang gầm, những tiếng quát tháo và dọa dẫm đầy sự man rợ.

⇒ Ngôn ngữ của Giăng Van-giăng chứa sự mềm mỏng, nhún nhường và mang theo sự cầu xin nhưng không làm mất đi sự điềm tĩnh.

– Thưa ông, tôi muốn,…

– Tôi cầu xin ông,…

– Xin ông thư cha ba ngày.

Câu 6: Phăng-tin có phản ứng và cảm xúc như thế nào khi nghe nhắc đến đứa con gái của mình?

Cảm xúc và phản ứng của Phăng-tin khi nghe nhắc đến con gái của mình trước hết là sự kích động, sau đó là lo lắng khi chưa tìm được đứa con của mình.

Câu 7: Chú ý thái độ của Gia-ve khi nói về Giăng Van-giăng.

Tàn nhẫn, coi thường là thái độ của Gia-ve khi nói về Giăng Van-giăng. Hắn coi thường vì xem Giăng Van-giăng là một tên tội phạm bị truy nã.

Câu 8: Tại sao Gia-ve lại thấy run sợ?

Thử nghe giọng nói của Gia-ve:

– Gia-ve giọng rất khẽ “Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này”. Rõ ràng từ hách dịch, tàn nhẫn sang dịu giọng.

– Gia-ve cảm thấy run sợ trước hành động giật gãy cái thanh giường với ánh nhìn đầy sự tức giận và uy quyền của Giăng Van-giăng.

Câu 9: Chú ý hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện.

Hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện: câu hỏi vừa để hỏi chính mình vừa hỏi chính Giăng Van-giăng. Những câu hỏi này dẫn dắt người đọc chìm vào cảm xúc bi thương, đồng cảm với số phận người bất hạnh.

Câu 10: Thái độ của Giăng Van-giăng với Gia-ve thể hiện ở câu nói sau cùng trong đoạn trích.

Thái độ điềm tĩnh, bình thản nhưng đầy sức mạnh.

Trả lời câu hỏi sau văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Sau khi phân tích nội dung tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền, học sinh trả lời thêm câu hỏi sau khi đọc. Tại phần này, bạn được tổng hợp lại và nắm rõ tác phẩm hơn.

soạn người cầm quyền khôi phục uy quyền
Soạn sau khi đọc Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Câu 1: Có thể chia diễn biến đoạn trích này làm mấy phần? Hãy xác định mối liên hệ giữa các phần ấy.

Có thể chia văn bản thành 3 phần

  1. Từ đầu… “chị rùng mình”: Giăng Van-giăng chưa mất uy quyền.
  2. Tiếp theo… “Phăng-tin đã tắt thở”: Giăng Van-giăng mất uy quyền.
  3. Phần còn lại: Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền.

Cả 3 phần đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Phần một quyền uy của Giăng Van-giăng còn mờ nhạt, chưa rõ ràng thì phần hai chính là cách mà ông thể hiện uy quyền của bản thân trước tên Gia-ve.

Câu 2. Bạn cảm nhận như thế nào về thái độ và cách ứng xử của Giăng Van- giăng đối với Phăng-tin? Theo bạn, Giăng Van-giăng có thể đã nói với Phăng-tin điều gì sau khi Phăng-tin qua đời?

Giăng Van-giăng đối xử với Phăng-tin rất nhẹ nhàng, mềm mỏng, tràn đầy sự cảm thông và thể hiện sự đáng tin khi hứa sẽ đi tìm con gái cho chị. Khi Phăng-tin qua đời, Giăng Van-giăng có thể đã nói: “Tôi chắc chắn sẽ tìm được Cô đét về cho chị” (Mở rộng: Giăng Van-giăng là nhân vật trung tâm của tiểu thuyết “Những người khốn khổ”. Đây là hình tượng mang tính nhân loại, cuộc đời và số phận của Giăng Van-giăng là hành trình của con người đi từ bóng tối đến ánh sáng, từ xiềng xích đến tự do)

Câu 3. Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve hiện lên như thế nào? Nêu nhận xét của bạn về thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này.

Tên thanh tra mật thám Gia-ve hiện lên vẻ ngoài mặt vẫn một mực phục tùng ông thị trưởng Ma-đơ-len, nhưng trong thâm tâm hắn vẫn nghi ngờ ông chính là tên tù khổ sai Giăng Van-giăng đã thay tên đổi họ. Giờ đây, Giăng Van-giăng đã thú nhận tên thật của mình trước tòa nên Gia-ve lập tức khôi phục uy quyền của hẳn vì hắn luôn cho rằng mình là đại diện của luật pháp, của chính quyền. Thực ra, hắn chỉ là một tên tay sai mà thôi. Như vậy, ta có thể nghĩ người cầm quyền là nhân vật Gia-ve. Nhưng xét theo diễn biến câu chuyện thì chi tiết tên thanh tra mật thám đang hống hách với Giăng Van-giăng bỗng phải nem nép nghe theo lệnh ông thì người khôi phục uy quyền lại chính là thị trưởng Ma-đơ-len, tức Giăng Van-giăng.

Qua đó, biểu hiện thái độ của người kể chuyện là vô cùng căm ghét khinh bỉ tên thanh tra Gia-ve.

Câu 4. Phân tích sự thay đổi trong ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve theo diễn biến của đoạn trích.

– Giăng Van-giăng là một con người giàu tình thương * Quyết định đầu thú để cứu nạn nhân bị Gia-ve bắt oan

  • Với Gia-ve: Nói với Gia-ve giọng nhún nhường nhẹ nhàng xin hoãn lại 3 ngày để tìm con cho Phăng-tin.
  • Với Phăng – tin: Trước khi Phăng-tin chết thì ông đã lo lắng cho bệnh tình của cô, một cú sốc nhỏ cũng đủ để giết chết người đàn bà ấy, hứa tìm được con gái cho Phăng-tin. Còn sau khi Phăng-tin chết thì củi đầu, nhìn cô thật lâu, hôn lên bàn tay của Phăng-tin; chi tiết Giăng Van-giăng thì thầm điều gì bên tại Phăng-tin

→ khuôn mặt Phăng-tin “sáng rỡ một cách lạ thường”.

– Con người đầy tình thương và trách nhiệm. Dù bị dồn vào chân tường vẫn cố gắng bảo vệ cho đồng loại bằng bản lĩnh phi thường.

– Những hành động và việc làm cao cả đầy tình nghĩa lòng nhân ái sống hết  mình cho tình thương đồng thời thể hiện giá trị thẩm mỹ giàu chất nhân văn trong một con người nghèo khổ.

– Là một người đầy thông minh kiên cường và dũng cảm.

  • Giăng van Giăng là người thông minh, khôn khéo khi nhận thức được tình hình, dù không sợ hãi nhưng ông vẫn nói năng nhún nhường để Gia-ve giữ bí mật cho mình. Mặt khác đó là sự điềm tĩnh, dễ dàng đón nhận sự thật, từ tôn, nhún nhường, nhỏ giọng cầu xin Gia – ve hoãn lại 3 ngày để đi tìm Cô-đét.
  • Khi Phăng tin mất thì thái độ của Giăng Van-giăng đã hoàn toàn thay đổi, ông đã mạnh mẽ kết tội Gia-ve chính là người gián tiếp gây ra cái chết của Phăng-tin. “Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này”, hành động thì cầm thanh sắt như bà chấp, căm thù, dũng cảm.

Trước hành động thô bạo, hung dữ của Gia-ve, Giăng đã không nhường nhịn cũng nữa, thái độ và hành động của ông trở nên quyết liệt.

Nguyên nhân của sự thay đổi thái độ của Giăng Van-giăng: Muốn bảo vệ sự linh thiêng cho người đã khuất và đó là sức mạnh của tình thương, lòng nhân ái khiến Giăng Van-giăng vượt qua ranh giới của sự sợ hãi, quên đi bản thân mình.

Câu 5. Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba có được thể hiện trong đoạn trích này không? Vì sao?

+ Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba có được thể hiện trong đoạn trích.

+ Lý do cho thấy quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba trong đoạn trích:

– Người kể chuyện trong đoạn trích chỉ hiện ra qua những lời kể, lời bình luận, những câu hỏi gợi mở tâm lý nhân vật trong từng diễn biến của câu chuyện, đồng thời thể hiện cách nhìn nhận của mình đối với nhân vật và sự việc đó.

– Người kể chuyện đứng dưới góc nhìn của người thứ ba chứng kiến toàn bộ sự việc từ những sự kiện xảy ra đến nội tâm nhân vật.

– Người kể chuyện trong đoạn trích này đã thể hiện quyền năng của mình, trở thành người dẫn dắt độc giả nhập tâm vào câu chuyện mình kể.

Câu 6. Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, nhân vật nào thật sự có uy quyền? Do đâu bạn khẳng định như vậy?

Trong đoạn trích trên, nhân vật thật sự có uy quyền là nhân vật Giăng Van-giăng Bởi lẽ, Giăng Van-giăng thông minh, điềm tĩnh, nhún nhường những kiên định, mạnh mẽ, có trái tim giàu yêu thương. Anh là con người từ hành trình trong bóng tối đến ánh sáng, từ xiềng xích đến tự do.

Câu 7. Trong đoạn trích này, theo bạn, điều gì mới làm nên uy quyền của một con người?

Điều làm nên uy quyền của con người, là nhân phẩm, trí tuệ, dũng cảm và trái tim giàu yêu thương.

Soạn văn 10 Người cầm quyền khôi phục uy quyền – Kết nối đọc viết

Câu hỏi: Bạn có hứng thú khi đọc những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của mình về vấn đề này.

Những tác phẩm tự sự bởi người kể chuyện toàn trị, có sức lôi cuốn đặc biệt. Trước tiên, ta phải hiểu ý tưởng về người kể chuyện toàn tri được sử dụng trong lĩnh vực ngôn ngữ và văn chương ám chỉ đến giọng nói, khi kể một câu chuyện, ông nhận thức được tất cả các sự kiện. Nó nói về một người kể chuyện trong người thứ ba, vốn không phải là nhân vật chính của các sự kiện.

Người kể chuyện toàn trí không chỉ biết điều gì xảy ra mọi lúc và mọi nơi: cũng có kiến thức về suy nghĩ và cảm xúc sau đó nhân vật. Có thể nói rằng không chỉ “Quan sát” thực tế của câu chuyện từ phía trên, nhưng cũng đi vào “phía trong” của mỗi nhân vật chính.

Một đặc điểm khác của người kể chuyện toàn trí là anh ta biết những gì đã xảy ra, những gì đang xảy ra và những gì sẽ xảy ra trong cốt truyện. Do đó, hãy biết quá khứ, cả hiện tại và tương lai về những gì có liên quan.

Ngoài những đặc điểm đã được chỉ ra, chúng ta có thể làm nổi bật một loạt các đặc điểm quan trọng khác của người kể chuyện toàn trí, chẳng hạn như sau:

– Không lúc nào anh ấy đề nghị gì cả. Nó chỉ lo giải thích.

– Cần phải nhấn mạnh rằng nó có xu hướng đồng nhất trong nhiều trường hợp với chính tác giả của bài tường thuật.

– Không ít quan trọng hơn là phải nhấn mạnh rằng việc sử dụng kiểu người kể chuyện này sẽ giúp đáng kể trong cốt truyện tạo ra những bước nhảy vọt cả về không gian và thậm chí cả về thời gian.

– Nếu nhiều tác giả sử dụng người kể chuyện toàn trí trong các tác phẩm của họ, đó là bởi vì họ cho rằng nó tạo thêm độ tin cậy cho chính câu chuyện.

Ví dụ: “Màn đêm buông xuống khi Juanito López quyết định ra ngoài hít thở không khi. Anh đã uống rượu trong phòng ngủ của mình và anh ước không khí trong lành sẽ giải tỏa những ý tưởng đang nảy ra trong đầu anh một cách lộn xộn và bối rối. Tuy nhiên, người thanh niên không biết rằng trên đường phố anh ta sắp phải đối mặt với kẻ thù tồi tệ nhất của mình “.

Như bạn có thể thấy, đoạn văn này được trình bày bởi một người kể chuyện toàn tri ai có quyền truy cập “Ý tưởng” lưu thông qua “li tri” nhân vật, ngay cả khi anh ta không công khai chúng trong khuôn khổ của câu chuyện. Anh ta cũng biết điều gì sẽ xảy ra với nhân vật chính trước khi hiện thực hóa tình huống đã nói.

Kết luận

Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền giúp làm sáng tỏ những nội dung nổi bật và ý nghĩa ẩn chứa bên trong. Văn bản này đã để lại bài học sâu sắc về tình yêu và sự trân trọng con người. Tác giả khẳng định niềm tin vững chắc vào lòng tốt và tình thương đồng loại của con người.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *