Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà (Huỳnh Như Phương)

Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà của tác giả Huỳnh Như Phương trả lời đầy đủ các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 – Chân trời sáng tạo. Học sinh tham khảo trước hướng dẫn từ The POET để chuẩn bị bài tốt, giúp buổi học thêm phần hiệu quả và lý thú hơn.

Table of Contents

Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà phần chuẩn bị

Dưới đây là các câu trả lời chi tiết cho câu hỏi phần chuẩn bị của bài Người ngồi đợi trước hiên nhà. Học sinh có thể tham khảo soạn Người ngồi đợi trước hiên nhà, sau đó triển khai theo ý của mình.

Câu 1: Đọc trước văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà, tìm hiểu thêm về tác giả Huỳnh Như Phương.

Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê gốc ở Quảng Ngãi, là giáo sư, tiến sĩ khoa Văn học trực thuộc trường Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn thành phố Hồ Chí Minh. Trước những năm 1975, ông từng là nhà nghiên cứu, phê bình văn học.

Người ngồi đợi trước hiên nhà soạn
Huỳnh Như Phương sinh năm 1955 ở Quảng Ngãi

Tác giả Người ngồi đợi trước hiên nhà đã có nhiều bài đăng trên các tạp chí nổi tiếng. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như: Lí luận văn học, Hãy cầm lấy và đọc, Dẫn vào tác phẩm văn chương, Những nguồn cảm hứng trong văn học, Trường phá thức Nga…

Câu 2: Tìm hiểu những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong thời kì chống Mỹ cứu nước.

Nhân dân ta đã phải trải qua 21 năm gian khổ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây là cuộc chiến lâu dài, trường kỳ, cam go và ác liệt nhất của dân tộc.

Chiến tranh đã khiến cho hàng triệu gia đình phải ly tán, sống trong cảnh con mất cha, vợ mất chồng, mẹ mất con. Chiến tranh còn khiến cuộc sống người dân trở nên nghèo đói, khổ sở trăm bề.

Bom đạn nơi chiến trường đã khiến biết bao nhiêu con người phải nằm xuống, mãi mãi không được trở về nhà, không được gặp lại người thân. Những người vợ, người mẹ đã khóc can nước mặt khi nghe tin người chồng, người con của mình hy sinh. Tuy nhiên, họ vẫn kiên cường, bất khuất cùng cả nước đứng lên chống giặc ngoại xâm.

Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà phần đọc hiểu

Gợi ý trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu Người ngồi đợi trước hiên nhà giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức của bài học.

Câu 1: Tranh minh họa và tiêu đề văn bản liên quan như thế nào?

Tranh minh hoạ hình ảnh người phụ nữ tóc phai sương đang ngồi chờ chồng trước hiên nhà trong vô vọng, chờ một người không bao giờ trở lại. Hình ảnh này liên quan mật thiết đến tiêu đề của văn bản “Người ngồi đợi trước hiên nhà”.

Câu 2:  Tình huống chia ly của nhân vật dượng Bảy

Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà trả lời câu 2 như sau:

Dượng Bảy và dì Bảy cưới nhau chưa tròn một tháng thì phải chia ly. Hạnh phúc ngắn ngủi chưa được bao lâu thì họ phải xa nhau để người chồng làm nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả của quốc quốc.

soạn Người ngồi đợi trước hiên nhà soạn
Về tác phẩm soạn Người ngồi đợi trước hiên nhà

Câu 3: Ngôi kể của văn bản

Soạn Người ngồi đợi trước hiên nhà Chân trời sáng tạo trả lời câu hỏi 3:

Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất, tác giả Huỳnh Như Phương trong vai người cháu chứng kiến toàn bộ câu chuyện và đã thuật lại toàn bộ câu chuyện một cách chân thật và khách quan.

Câu 4: Làm thế nào dì Bảy biết dượng Bảy còn sống?

Dì Bảy biết dượng Bảy vẫn còn sống thông qua những lá thư được gói cẩn thận trong bọc ni lông. Cùng với đấy là những tin tức nơi chiến trường, qua những người báo tin và trao giùm kỉ vật.

Câu 5: Hoàn cảnh hy sinh của dượng Bảy

Dương Bảy đã hi sinh trong trận đánh khốc liệt ở Xuân Lộc, chỉ mười ngày trước khi kết thúc trận chiến.

Câu 6: Qua lời văn, cảm nhận giọng kể của tác giả

Tác giả kể lại câu chuyện với giọng kể đầy xót xa, thương cảm. Đứa cháu cảm thấy thương xót cho người dì cô quạnh suốt mấy chục năm trời. Đồng thời, thể hiện cảm phục trước sự chung thuỷ, kiên cường của người phụ nữ nhỏ bé ấy.

Câu 7: Trước tình cảnh của dì Bảy, tác giả nghĩ gì?

Tác giả đồng cảm và thương xót cho tình cảm của dì Bảy, cho những ngày dì phải sống trong cô quạnh, đìu hiu. Người cháu băn khoăn không biết, nếu ngày xưa dì đi nước nữa thì bây giờ liệu có hạnh phúc không.

Câu 8: Ý nghĩa của việc đề cập tên thật của dì Bảy ở đây là gì?

Việc đề cập tên thật của dì Bảy nhằm khẳng định đây là một chuyện hoàn toàn có thật. Thông qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh sự mát mát hiện hữu mà cuộc chiến tranh chống Mỹ đã để lại cho người phụ nữ nói riêng và toàn nhân dân Việt Nam nói chung.

Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà – trả lời sau khi đọc

Sau khi đọc tác phẩm, những câu hỏi dưới đây sẽ được giải đáp trong phần soạn Người ngồi đợi trước hiên nhà ngắn nhất như sau:

Câu 1: Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về ai, về việc gì?

Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về dì Bảy, tên thật là Lê Thị Thỏa. Tác phẩm kể về việc dì ngóng đợi người chồng tham gia chiến tranh và già đi trong cô quanh khi người chồng đã bỏ mạng nơi chiến trường, không thể trở về được nữa.

Câu 2: Sắp xếp các sự kiện chính sau đây theo trật tự như tác giả đã kể trong văn bản:

Soạn Người ngồi đợi trước hiên nhà Ngữ văn 11 trả lời câu hỏi 2: Các sự kiện được sắp xếp theo trật tự như tác giả kể trong văn bản cụ thể như sau:

  1. a) Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn.
  2. b) Dì Bảy năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết.
  3. c) Dượng Bảy cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra Bắc tập kết.
  4. d) Ngày hoà bình, dì tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì, nhưng lòng dì không còn rung động.
  5. e) Ra miền Bắc rồi vào lại miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình.

Trả lời: Các sự kiện chính trong chuyện được sắp xếp theo trật tự như sau: c => e  => a  =>  d  =>  b.

Câu 3: Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức nào? Chỉ ra tác dụng của việc kết hợp đó.

Soạn Người ngồi đợi trước hiên nhà chi tiết về phương thức sử dụng và tác dụng:

Trong tản văn, Huỳnh Như Phương đã khéo léo kết hợp phương thức tự sự với biểu cảm. Điều này được thể hiện rõ trong lời kể xen lẫn cảm xúc của tác giả trong từng đoạn.

Tác dụng: Trong câu chuyện kể về cuộc đời của dì mình, lời kể của tác giả luôn nhỏ nhẹ, như thủ thỉ với người đọc. Cách kể này thể hiện thái độ yêu thương, quý trọng của người cháu với dì của mình. Đồng thời, tái hiện được những hi sinh, mất mát thầm lặng, sức chịu đựng bền bỉ, ầm thầm của người phụ nữ Việt Nam: “biết hi sinh nên chẳng nhiều lời”.

Câu 4: Tìm và phân tích một số câu hoặc đoạn văn trực tiếp bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả

Soạn văn Người ngồi đợi trước hiên nhà về những suy nghĩ, bộc lộ tình cảm của tác giả được thể hiện thông qua một số câu văn tiêu biểu như:

  • “Mỗi lần về thăm, ngồi bên mâm cơm đạm bạc với dì, tôi chợt nghĩ nếu ngày đó dì đi bước nữa thì liệu bây giờ dì có được hưởng hạnh phúc không.”
  • “Những ngày này, dì tôi, bà Lê Thị Thỏa, một trong bao người phụ nữ bình dị đã đi qua chiến tranh, năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú thuộc thị trấn Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Nguyện cầu hồn thiêng những người đã ngã xuống độ trì cho dì bình an, trường thọ.”

Phân tích: Những câu văn, đoạn văn trên thể hiện sự đồng cảm, xót thương của nhật vật người cháu khi phải chứng kiến cảnh dì Bảy sống trong cô đơn, hiu quạnh. Cả cuộc đời của người phụ nữ ấy phải sống trong hy vọng, mong chờ, khắc khoải khôn nguôi. Người cháu hy vọng dì sẽ được bình an, trường thọ.

Người ngồi đợi trước hiên nhà soạn bài
Cảm nhận về tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà

Câu 5: Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề ấy gợi cho em suy nghĩ gì khi sống trong hoà bình?

Em cảm thấy xót thương, đồng cảm với những hy sinh, thiệt thòi của người phụ nữ trong hoàn cảnh đất nước chịu chiến tranh. Khi được sống trong hoà bình như hiện nay, em cảm thấy thực sự là một điều may mắn, hạnh phúc. Được sống trong đầy đủ, no ấm, em càng biết ơn những công lao, hy sinh của thế hệ ông cha ta đi trước đã dũng cảm quên mình vì độc lập tự do của tổ quốc. Em hứa sẽ cố gắng học tập, rèn luyện bản thân thật tốt để sau này trở thành người có ích cho xã hội, góp một phần nhỏ bé công lao của mình để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn, xứng đáng với những hy sinh của cha anh để có được hoà bình như ngày hôm nay.

Câu 6: Có người nói: Dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Ý kiến của em như thế nào?

Em đồng ý với quan điểm trên vì qua câu chuyện, em thấy dì Bảy là người thuỷ chung son sắc, một lòng một dạ đợi chồng nơi chiến trận. Mặc dù biết chồng mình đã hy sinh nhưng dì vẫn không đoái hoài đến những lời dạm ngõ, một lòng yêu thương chăm sóc cho gia đình nhỏ. Hình ảnh ngày ngày dì Bảy ngồi trước hiên nhà, hồi tưởng về những quá khứ khiến em liên tưởng đến hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Đây là một trong những đức tính của người phụ nữ Việt Nam đáng được trân trọng và tôn vinh. Không chỉ có dì Bảy, đất nước vẫn còn rất nhiều Hòn vọng phu một lòng son sắt.

Lời kết

Nội dung soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương trong Ngữ văn 11 đã được The POET biên soạn đầy đủ, trả lời chi tiết các câu hỏi trong sách giáo khoa. Học sinh tìm hiểu trước, soạn bài chu đáo để có những giờ học trên lớp hiệu quả nhất.

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet