Soạn bài Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam lớp 8
Soạn bài Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (trích, Xuân Diệu) giúp học sinh cảm thụ tác phẩm văn học tuyệt vời này. Góc nhìn của “ông hoàng thơ tình” về “nhà thơ quê hương” rất đẹp, rất đặc biệt và rất độc đáo. Tìm hiểu tác phẩm qua bài soạn văn 8 chi tiết.
Trước khi đọc
Em biết những tác phẩm văn học nào viết về mùa thu? Chia sẻ với các bạn về vẻ đẹp của mùa thu trong một tác phẩm mà em yêu thích.
Về thơ:
- Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
- Sang thu của Hữu Thỉnh.
- Đây mùa thu tới của Xuân Diệu.
- Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
- Mùa thu của em của Quang Huy.
Về truyện:
- Tôi đi học của Thanh Tịnh.
Chia sẻ với các bạn về vẻ đẹp mùa thu trong một tác phẩm mà em yêu thích:
Mùa thu của em
(Quang Huy)
Mùa thu của em
Lá vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm.
Mà thu của em
Lá xanh cốm mới
Mùi hương như gợi
Từ màu lá sen
Mùa thu của em
Rước đèn họp bạn
Hội rằm tháng tám
Chị Hằng xuống xem.
Ngôi trường thân quen
Bạn thầy mong đợi
Lật trang vở mới
Em vào mùa thu
Tiết trời mát mẻ, dìu dịu, không khí trong lành, thoang thoảng đâu đây mùi hoa sữa nồng nàn trên đường phố. Từng hơi thở của mùa thu đang về qua phố trong không gian mơ màng. Có lẽ là mùa thu đặc sản mà tạo hóa đã ban cho sự sống muôn loài. Chính vì vậy, mùa thu đi vào lăng kính tâm hồn của người nghệ sĩ mà ở đó, thu là món quà vô giá. Có rất nhiều bài thơ hay viết về mùa thu nhưng em vẫn rất thích bài thơ Mùa thu của em của Quang Huy.
Bài thơ Mùa thu của em của Quang Huy được viết theo thể thơ bốn chữ, ngôn từ trong sáng, dung dị, biểu cảm; nhạc điệu dịu êm, nhẹ nhàng, tha thiết. Điệp khúc “Mùa thu của em” được lặp lại ở ba khổ thơ đầu để khẳng định, xác nhận: đó là mùa thu của trẻ thơ, mùa thu của những em nhỏ biết yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống tươi vui, náo nức.
Hai khổ thơ đầu tác giả miêu tả vẻ đẹp thanh cao, hương sắc đẹp đẽ và tinh khiết của mùa thu. Mùa thu dẫn hiện ra lung linh sắc màu tươi tắn: màu vàng của hoa cúc, màu xanh non của cốm mới; thoảng hương cốm quyện trong mùi hương thanh nhã và tinh khiết của lá sen. Những bông cúc vàng với những cánh hoa nhỏ và dài xếp chồng lên nhau, ken dày, êm mượt đều đặn được ví với những con mắt trong sáng, ngây thơ đang ngắm nhìn tấm thảm nhung xanh ngắt của bầu trời thu.
Nếu hai khổ thơ đầu khiến ta hình dung ra cảnh tượng một em bé đang chiêm ngưỡng khiến ta náo nức, hân hoan chờ đón đêm hội trăng rằm và tiếng trống trường rộn rã mở vẻ đẹp và khám phá ra nhiều điều kì diệu của không gian mùa thu thì hai khổ thơ sau lại đầu cho năm học mới. Với trẻ thơ, mùa thu là mùa bắt đầu cho những niềm vui, những cuộc hội ngộ, sum vầy với bạn bè, trường lớp, thầy cô. Biết bao điều để kể, để nói, biết bao mong đợi, tin yêu. Em sẽ đến trường, sẽ lật những trang vở đầu tiên để năm học mới chính thức bắt đầu.
“Mùa thu của em không chỉ là màu sắc, hương vị; không chỉ là vui chơi đêm rằm Trung thu, ngắm chị Hằng xinh đẹp; mùa thu của em còn hiện lên thật sống động và thiêng liêng tình thầy trò, tình bè bạn dưới mái trường. Mùa thu đã mang đến cho em niềm vui học tập của những ngày đầu tiên đến trường.
Mùa thu của em là một thi phẩm nổi tiếng được nhiều bạn đọc biết đến nhất là lứa tuổi thiếu nhi của nhà thơ Quang Huy. Bài thơ đưa người đọc bước vào không gian của mùa thu nhẹ nhàng, trong sáng – một thế giới mới đầy vui tươi và mới lạ với biết bao nhiêu điều tươi đẹp ở phía trước.
Đọc văn bản
THE POET Magazine hướng dẫn bạn soạn bài Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết. Những vấn đề chính cần theo dõi, chú ý được giải đáp để bạn nắm vững nội dung văn bản.
Câu 1: Theo dõi vấn đề được bàn luận trong bài.
Vấn đề có thể nhận thấy rõ nét khi soạn văn Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam là: Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm, nức danh nhất là ba bài thơ thu gồm Thu Điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.
Câu 2: Chú ý các cụm từ “mùa thu của Việt Nam”, “nước ta”, “đất nước nhà mình”.
Ba cụm từ cho thấy chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến là điển hình viết về mùa thu miền Bắc ở nước ta với những nét gần gũi, thân thiết, rất đặc trưng, mang tính chất dân tộc.
Câu 3: Theo dõi ý kiến của người viết về bài thơ “Thu ẩm”.
Bài thơ “Thu ẩm” không phải chỉ nói trong một thời điểm, là trong một đêm trăng hạn định, mà tổng hợp nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu. Khi đọc hiểu Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, em thấy nếu chỉ nói cảnh một đêm thu có trăng thì bài thơ tù túng và thiếu logic.
Câu 4: Chú ý câu mở đầu đoạn thể hiện ý kiến của người viết về bài “Thu vịnh”.
Bài Thu vịnh mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao, mang cái thần của cảnh mùa thu.
Câu 5: Theo dõi cách tác giả nêu lí lẽ, bằng chứng để chứng minh cho ý kiến.
Cách tác giả nêu lí lẽ, bằng chứng cho ý kiến của mình có thể thấy thông qua việc soạn văn 8 Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam chi tiết:
- Cái hồn, cái thần của cảnh thu là nằm ở trong bầu trời, ở trên trời thu. Trời thu rất xanh gót như cái cần câu in lên trời biếc, gió đầy đưa khe khẽ, thật là thanh đạm, hợp với hỗn thu “Song thưa để mặc bóng trăng vào” cũng thuộc về trời cao; “Một tiếng trên không ngừng nước nào” cũng nói về trời cao, sự xa xăm, gửi cái bâng khuâng về không gian. “Mấy chùm trước đậu hoa năm ngoái gợi cái bâng khuâng man mát về thời gian. “Nước biếc trông như từng khói phủ” gợi niềm bay bổng nhẹ nhàng và mơ hồ như hư như thực.
- Cách tác giả đã đưa ra lí lẽ, bằng chứng: trước hết tác giả khẳng định cái hồn, cái thần của cảnh thu nằm ở trong bầu trời, ở trên trời thu. Bằng chứng là những dòng thơ, hình ảnh thơ được tác giả lần lượt giải thích, phân tích, lí giải cho nhận định. Đặc biệt, hình ảnh cây tre được đưa vào để liên tưởng đến “cần câu cá” tạo nên sự sinh động. Lí lẽ trong đoạn văn trên chặt chẽ, khúc chiết, giàu sức thuyết phục.
Câu 6: Chú ý câu mở đầu đoạn thể hiện ý kiến của người viết về bài thơ “Thu điếu”.
Công nhận bài “Thu điếu” là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam.
Câu 7: Theo dõi cách tác giả nêu lí lẽ, bằng chứng để chứng minh cho ý kiến.
Cách tác giả nêu lí lẽ, bằng chứng để chứng minh cho ý kiến:
– Cách nêu lí lẽ, sắc sảo, chặt chẽ.
– Bằng chứng xác thực, tiêu biểu, chọn lọc, cụ thể, rõ ràng.
⇒ Thuyết phục người đọc, người nghe.
Câu 8: Chú ý câu văn đánh giá chung về ba bài thơ thu.
Từ quá trình soạn văn bản Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, em nhận thấy Xuân Diệu đánh giá rất đúng: Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, nhìn góp chung lại, là thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hóa nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Nam, trên đất nước ta, và dân tộc hóa hình thức lời thơ, câu thơ cho thật là Nôm, là Việt Nam.
Sau khi đọc
Những trải nghiệm rút ra được từ văn bản sẽ hiện thức hóa qua phần Sau khi đọc khi soạn Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam lớp 8. Học sinh thấy rõ được mình thấu hiểu nội dung và giá trị tác phẩm như thế nào qua các câu hỏi sau:
Câu 1: Văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam bàn luận về vấn đề gì? Những yếu tố nào giúp em nhận ra điều đó?
Nguyễn Khuyến, nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam được thể hiện qua ba bài thơ mùa thu: Thu điếu, Thu Vịnh, Thu ẩm.
Những yếu tố giúp em nhận ra vấn đề bàn luận:
– Dựa vào nhan đề của văn bản: Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam.
– Dựa vào phần mở đầu của văn bản: Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ: “Thu điếu”, “Thu ẩm”, “Thu Vịnh”.
– Dựa vào nội dung nghị luận mà văn bản hướng tới.
Câu 2: Tác giả bài nghị luận đã chỉ ra đặc điểm chung nào ở ba bài thơ của Nguyễn Khuyến?
– Đều viết bằng chữ Nôm.
– Ba bài thơ hay và điển hình nhất cho mùa thu của Việt Nam, ở miền Bắc nước ta.
– Ba bài thơ của Nguyễn Khuyến là thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hóa nội dung mùa thu cho thật là Thu Việt Nam, trên đất nước ta; và dân tộc hóa hình thức lời thơ, của câu thơ cho thật là Nôm, là Việt Nam.
Câu 3: Tuy có điểm gặp gỡ, nhưng mỗi bài thơ thu vẫn có vẻ đẹp riêng. Em hãy tìm các luận điểm thể hiện sự khác biệt ấy và nêu lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm.
– Bài Thu điếu:
+ Luận điểm: Là bài thơ điển hình cho mùa thu ở miền Bắc của Việt Nam.
+ Li lẽ: Bài thơ như hiện ra trước mắt cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, trong tiết mùa thu; rất Việt Nam, có thật, rất sống, chứ không theo ước lệ ở trong văn chương sách vở.
+ Bằng chứng tiêu biểu:Tác giả bài viết đã dẫn chứng và phân tích các hình ảnh thơ, câu thơ để chứng minh cho luận điểm:
Cái thú vị của bài Thu điếu là ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi; ở những cử động: chiếc thuyền con lâu lâu mới nhúc nhích, sóng gợn tí, là đưa vèo, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co, con cá động; ở các vần thơ: kết hợp từ với nghĩa chữ, đến một cách thoải mái đúng chỗ, không non ép chữ nào.
– Bài Thu ẩm
+ Luận điểm: Bài thơ Thu ẩm không còn ước lệ văn hoa sang trọng mà bình dân, tiến lên hiện thực rồi.
+ Li lẽ: Bài thơ không chỉ nói trong một thời điểm, là một đêm trăng hạn định, mà là tổng hợp, khái quát nhiều cảnh thu ở nhiều thời điểm.
+ Bằng chứng tiêu biểu:
+) Tác giả bài viết đã dẫn chứng và phân tích các hình ảnh thơ, câu thơ để chứng minh cho luận điểm.
+) Nghĩ như thế rồi, chúng ta thấy bốn câu thơ đi liền nhau (2, 3, 4, 5) về làng cảnh rất hay, nó hay trong cái thực của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, chứ không bay đi đâu xa khác. +) Bức tranh thu có đêm trăng: bóng trăng loe.
+) Bức tranh thu có đêm khuya: ngõ tối đêm sâu.
+) Bức tranh thu có cảnh buổi chiều: màu khói nhạt.
– Bài Thu vịnh:
+ Luận điểm: Bài Thu vịnh mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao; mang cái thần của cảnh mùa thu.
+ Li lẽ: Cái hồn, cái thần của cảnh thu là nằm ở trong bầu trời, ở trên trời thu. Trời thu rất xanh rất cao tỏa xuống cả cảnh vật.
+ Bằng chứng tiêu biểu: Tác giả bài viết đã dẫn chứng và phân tích các hình ảnh thơ, câu thơ để chứng minh cho luận điểm.
+) Cái hồn, cái thần của cảnh thu nằm ở trong bầu trời, ở trên trời thu: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao/ Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
+) Một tiếng trên không ngỗng nước nào: nói về trời cao, sự xa xăm, gửi cái bâng khuâng về không gian.
+) Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái: gợi cái bâng khuâng man mát về thời gian.
+) Nước biếc trông như từng khói phủ: gợi niệm bay bóng nhẹ nhàng và mở hộ như hư như thực.
Câu 4: Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà Xuân Diệu sử dụng có vai trò như thế nào trong việc thể hiện luận đề?
Khi soạn văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, em đánh giá các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà Xuân Diệu sử dụng trong trích đoạn có vai trò với việc thể hiện luận đề: Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng giúp làm sáng rõ luận đề. Mỗi lí lẽ, bằng chứng giúp cho luận điểm trở nên dễ hiểu, dễ hình dung và thuyết phục người đọc người nghe hơn.
Câu 5: Tác giả đã sử dụng những cách nêu bằng chứng nào? Em có nhận xét gì về cách phân tích bằng chứng của tác giả?
Tác giả đã sử dụng những cách nêu bằng chứng:
– Trích dẫn các câu thơ, hình ảnh trong ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.
– Sử dụng trích dẫn liên quan đến tác giả, tác phẩm (trích thơ chữ Hán của tác giả, nhắc đến bài thơ “Vườn Bùi chốn cũ”, trích dẫn thơ thời Lê Hồng Đức.).
Em có nhận xét về cách phân tích bằng chứng của tác giả:
Các bằng chứng đưa ra tiêu biểu, chọn lọc, xác thực; có nguồn dẫn cụ thể, rõ ràng, đúng đắn, tạo sự tin cậy cho người đọc, người nghe.
Câu 6: Xuân Diệu cho rằng: Ba bài thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến là thành công tốt đẹp của quá trình “dân tộc hóa nội dung mùa thu” và “dân tộc hóa hình thức lời thơ”. Em suy nghĩ như thế nào về nhận định trên?
Dân tộc hóa nội dung mùa thu:
Xưa nay, mùa thu thường được mỹ lệ hóa bằng những từ ngữ, hình ảnh ước lệ, tượng trưng. Đặc biệt, rất ít tác giả viết thành công về đề tài mùa thu nơi làng quê. Nhưng đến với Nguyễn Khuyến, thơ thu của nhà thơ đã lột tả được khung cảnh mùa thu điển hình ở miền Bắc nước ta với những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, đặc trưng như: cảnh ao chuôm trong tiết mùa thu, lá vàng, ngõ trúc, song thưa, giậu hoa, tầng mây lơ lửng… thật sống động, làm gợi lên sắc thu làng quê yên ả.
Dân tộc hóa hình thức lời thơ:
– Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Nôm.
– Ngôn ngữ, hình ảnh thơ bình dị, mộc mạc, tự nhiên, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu… khác hẳn cách nói ước lệ tượng trưng thường thấy.
Câu 7: Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của văn bản (cách mở đầu, dẫn dắt vấn đề, tổ chức luận điểm, ngôn ngữ, giọng văn nghị luận,…).
Nghệ thuật nghị luận của tác giả trong văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam được tổ chức mạch lạc và logic, chặt chẽ. Mở đầu văn bản đi thẳng vào vấn đề bản luận: Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu. Cách dẫn dắt vấn đề nghị luận tự nhiên, hợp lí. Các luận điểm đưa ra đúng đắn và được trình bày theo một trình tự hợp lí, logic giúp người đọc dễ nắm bắt được nội dung của vấn đề bàn luận. Tiếp theo, Xuân Diệu đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng xác đáng để làm sáng tỏ luận điểm. Đồng thời, tác giả thể hiện quan điểm, đánh giá, nhận xét sắc bén của mình về nội dung và nghệ thuật của ba bài thơ để phân tích và lập luận. Ngôn ngữ trong văn bản gần gũi, dễ hiểu. Giọng văn mượt mà, giàu cảm xúc.
Kết luận
Hướng dẫn soạn bài Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam giúp học sinh trau dồi kiến thức và học tập trên lớp dễ dàng. The POET luôn nỗ lực và hy vọng sẽ trở thành nơi nuôi dưỡng đam mê với văn học của giới trẻ tốt nhất.
XEM THÊM:
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa Ngữ văn 8
- Soạn bài Xe đêm trả lời câu hỏi đầy đủ
- Soạn “Nắng mới” sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng tác giả Lê Quang Hưng