Soạn bài Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương (Huy Đăng), văn lớp 11

Soạn bài Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương (Huy Đăng) kết nối tri thức lớp 11 đầy đủ và chính xác. Tham khảo gợi ý trả lời để tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả học tập.

soạn bài pa-ra-lim-pích (paralympic) một lịch sử chữa lành những vết thương
Soạn bài Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương của tác giả Huy Đặng

Table of Contents

Trước khi đọc – Soạn bài Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương (Huy Đăng)

The POET Magazine (https://www.thepoetmagazine.org) cùng bạn tìm hiểu tác phẩm với chia sẻ về một vận động viên hoặc môn thể thao bạn yêu thích.

Câu 1: Tìm hiểu thông tin về một vận động viên hoặc một môn thể thao mà bạn yêu thích. Theo bạn, thể thao có ý nghĩa gì với đời sống con người?

Nguyễn Thị Ánh Viên sinh ngày 9 tháng 11 năm 1996 tại ấp Ba Cau, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, là cựu nữ vận động viên bơi lội thuộc Đoàn Thể thao Quân đội và Đội tuyển Bơi lội Quốc gia Việt Nam. Khi 19 tuổi cô đã giành 8 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng cho Việt Nam và phá 8 kỷ lục và được công nhận là vận động viên ngoài Singapore xuất sắc nhất tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2015 ở Singapore. Với 8 huy chương vàng giành được, Ánh Viên là người giành nhiều huy chương vàng thứ 2 sau vận động viên bơi lội nam Joseph Schooling của Singapore tại Seagame 28. Cô còn đứng thứ 25 thế giới cự ly 400m tự do của nữ và thứ 9 thế giới nội dung 400m hỗn hợp. Năm 2015, cô là đại uý quân đội trẻ nhất tại Việt Nam và được tặng Huân chương lao động hạng nhì. Cô cũng là vận động viên duy nhất của Việt Nam, từ khi hội nhập 1993, được đầu tư trọng điểm. Việc tập huấn dài hạn trong 6 năm tại Florida, Hoa Kỳ, cường quốc số 1 về bơi lội, của cô có kinh phí lên tới gần 7 tỷ đồng. Tại Thế vận hội Mùa hè 2020, Ánh Viên thất bại ngay từ vòng bảng các nội dung bơi, các thông số cũng chỉ ra phong độ của cô không còn như trước đây. Thất bại này khiến báo chí Việt Nam đặt câu hỏi lý do thất bại khi dù đã được đầu tư đến hơn 20 tỷ đồng và tập huấn dài hạn ở Mỹ đến 7 năm. Theo báo chí Việt Nam trích dẫn Tổng cục Thể dục Thể thao, việc Ánh Viên thất bại được chỉ ra là do “đã chạm ngưỡng giới hạn” và “đầu tư không định hướng đúng” được cho là nguyên do chính. Báo chí còn dẫn việc tập luyện thực chất chỉ “đi tập nhờ bể bơi, rồi thì đấu tranh huy chương ở các giải đấu dành cho sinh viên”, cho rằng việc “sai lầm trong khâu đầu tư, tập luyện sai quy trình”, đầu tư sự nghiệp của cô chỉ để tranh thành tích huy chương ở Sea Games khiến cô không thể vươn  xa ở Olympic hay các giải tầm châu lục khác. Ngày 8 tháng 10 năm 2021. Ánh Viên tuyên bố giải nghệ, với lý do để chăm lo bản thân và tiếp tục việc học. Việc tuyên bố khiến Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam bất ngờ, nhưng do Ánh Viên nằm trong kế hoạch chuẩn bị Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 nên vẫn chưa đồng ý giải nghệ.

– Lợi ích của thể thao:

Tăng sự tự tin

Khi tham gia các môn thể thao đồng đội, trẻ được rèn luyện tinh thần đoàn kết, làm việc nhóm. Đây là một cách tích cực giúp các em kết nối với đồng đội và huấn yên viên. Đóng góp cho nhóm bất kì ở vị trí nào cũng góp phần thúc đẩy lòng tự trọng và sự tự tin ở trẻ. Trẻ có thể dành lời khen cho người khác hoặc nhận được sự công nhận từ đồng đội, huấn luyện viên với những nỗ lực của mình.

– Xây dựng mối quan hệ bền chặt:

Khi dành nhiều thời gian tập luyện cùng nhau, các bé trở nên gần gũi hơn với đồng đội. Điều này giúp xây dựng tình bạn thân thiết và gắn bó. Trẻ có thể hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn khi cha mẹ không ở bên. Sự ủng hộ về mặt thể chất và tinh thần này không chỉ xảy ra khi chơi thể thao mà còn trong học tập, cuộc sống.

– Phát triển kỹ năng tư duy phản biện:

Mỗi tình huống trong thể thao đồng đội đều khác nhau. Chiến thuật, đối thủ, điểm mạnh, điểm yếu đều cần được xem xét. Đôi khi người chơi cần tìm ra cách để ngăn chặn một cầu thủ ngôi sao của đội bạn tấn công hoặc vá lỗi cho đồng đội. Bất kể thách thức là gì, trẻ cần phải có kỹ năng tư duy phản biện để giải quyết vấn đề.

– Học cách chấp nhận luật chơi:

Đây là một bài học lớn ở mọi lứa tuổi mà không phải ai cũng có thể đối mặt. Trong thể thao đồng đội thường có một trọng tài đưa ra quyết định ở những tình huống phạm lỗi hoặc xung đột. Một số ít trường hợp, phán quyết cuối cùng có thể không xứng đáng hoặc không công bằng. Điều này dạy trẻ rằng trong cuộc chơi, dù quyết định của trọng tài sai hay đúng, bạn không có quyền thay đổi mà còn phải chấp nhận. Sau đó trẻ cần tiếp tục chiến đấu bởi vì những tranh cãi và phàn nàn sẽ chỉ tác động tiêu cực đến hiệu suất thi đấu và kết quả trò chơi.

– Rèn khả năng đối mặt với khó khăn.

Thực tế, có đôi khi bất kể bạn làm việc chăm chỉ và chuẩn bị kỹ như thế nào, những điều đáng tiếc vẫn xảy ra. Đối với những người gặp phải trải nghiệm này, có thể bị ảnh hưởng tiêu cực về cả về thể chất và tinh thần. Sự lựa chọn duy nhất là tiến về phía trước, thực hiện theo kế hoạch và làm việc chăm chỉ để phục hồi.

Trẻ nên chơi nhiều môn thể thao.

Các môn thể thao khác nhau đòi hỏi mức độ khác nhau về kỹ năng, sự tập trung, sức bền và thể chất. Khi chơi nhiều môn thể thao, trẻ có cơ hội tập luyện với nhiều huấn luyện viên và phong cách huấn luyện khác nhau. Điều này giúp trẻ học cách làm việc và tôn trọng các phương pháp đào tạo khác nhau; đồng thời rèn luyện thêm kỹ năng mới liên quan đến thể thao và cuộc sống.

– Học cách chấp nhận thất bại.

Đây là một bài học quan trọng rút ra từ thể thao và có thể áp dụng vào cuộc sống. Huấn luyện viên giỏi dạy các vận động viên biết thua một cách đàng hoàng và tôn trọng đối thủ, đồng thời luôn rút kinh nghiệm từ mỗi lần thất bại. Trong thể thao, điều quan trọng là trẻ học được cách bắt tay đối thủ sau mỗi trận đấu bất kế kết quả thế nào.

– Phát triển tính cách và kỹ năng làm việc nhóm.

Làm việc nhóm là kỹ năng được sử dụng cả đời. Vì vậy, học kỹ năng này từ sớm sẽ hữu ích cho trẻ trong tương lai. Chơi các môn thể thao đồng đội khi còn nhỏ cho phép trẻ tham gia vào các tương tác xã hội, làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu, xây dựng các kỹ năng như làm việc nhóm và lãnh đạo. Là thành viên của một nhóm giúp trẻ phân loại điểm mạnh và điểm yếu của chúng.

– Xây dựng tính kiên trì.

Khi luyện tập và thi đấu thể thao, trẻ có thể gặp những tình huống khó khăn. Điều này giúp trẻ học cách nhận ra vấn đề, nhanh chóng thích ứng với tình huống và giải quyết chúng. Rèn luyện tính kiên trì với loại áp lực này có thể giúp các bé xây dựng kỹ năng ứng phó và tư duy phản biện khi gặp thử thách ở trường hoặc ở nhà. Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái với những tình huống áp lực có thể đối mặt trong tương lai như thuyết trình trước đám đông hoặc tham gia những kỳ thi quan trọng.

– Rèn tính chăm chỉ.

Các vận động viên thành công đều có một điểm chung: rèn luyện chăm chỉ và luôn cống hiến. Tài năng chắc chắn đóng một vai trò quan trọng trong những năm đầu nhưng khi trưởng thành, chính sự nỗ lực mới có thể giúp con vươn lên dẫn đầu. Thực hành liên tục một kỹ năng có thể rất nhàm chán nhưng bạn chỉ có thể thành thạo kỹ năng đó khi tập trung cao độ và chăm chỉ. Đặt mục tiêu, hy vọng và lên một kế hoạch rõ ràng để thành công sẽ giúp trẻ làm việc chăm chỉ, nhờ đó tạo ra sự tự tin, cải thiện kết quả, nâng cao lòng tự trọng.

– Kiểm soát cảm xúc.

Khi tham gia thể thao đồng đội, trẻ có thể gặp những trận đấu thất bại hoặc không công bằng. Trải qua cảm giác thất vọng và tức giận, đồng thời học cách kiểm soát, điều chỉnh cảm xúc cùng đồng đội sẽ giúp ích cho trẻ trong nhiều khía cạnh của cuộc sống.

– Xây dựng kỹ năng lãnh đạo

Huấn luyện viên có thể khuyến khích tất cả trẻ em trở thành thủ lĩnh bằng cách yêu cầu từng bé cho cả đội khởi động trước khi tập luyện hoặc luân phiên làm đội trưởng của mỗi trận đấu. Khi có cơ hội làm thủ lĩnh, bé có thể trở nên tự tin hơn, học cách dẫn dắt đồng đội và phát triển các kỹ năng liên quan.

– Dạy tính kỷ luật.

Các môn đồng đội đòi hỏi trẻ phải có kỷ luật cả về chiến thuật, tinh thần và thể chất. Do đó, trẻ phải học cách tự kiềm chế, cư xử có kiểm soát trong các tình huống căng thẳng. Sự kỷ luật và đưa ra quyết định tốt sẽ giúp bé có thể đạt được mục tiêu, phát huy hết khả năng khi đối mặt với các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống

– Học cách hợp tác.

Mỗi trẻ trong đội đều có kỹ năng và đặc điểm riêng. Huấn luyện viên thường xếp người chơi vào các vị trí phù hợp với khả năng. Điều này giúp các bé học cách hợp tác, làm việc theo nhóm, đồng thời giúp con hiểu rằng có những điều không thể làm một mình và đôi khi phải vị tha.

Các nghiên cứu cho thấy những trẻ tham gia thể thao ít có khả năng bỏ học hoặc dính vào chất gây nghiện; mặt khác có xu hướng xuất sắc trong học tập và tự tin hơn. Thể thao là một cách giúp trẻ em rèn luyện sức khỏe và trí não, ảnh hưởng trực tiếp đến cách chúng hoạt động ở trường và khi trưởng thành.

Đọc văn bản – Soạn bài Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương lớp 11 Kết nối tri thức

Soạn bài Ngữ văn lớp 11 trả lời những câu hỏi sau để hiểu hơn về tác phẩm.

Câu 1. Dựa vào nhan đề và phần sa – pô, dự đoán về nội dung chính của văn bản.

Nỗi đau của vận hội Pa-ra-lim-pích.

Câu 2. Dựa vào đề mục, dự đoán về thông tin chính sẽ được trình bày.

Thế vận hội Pa-ra-lim-pích dành những vận động viên khuyết tật.

soạn bài pa-ra-lim-pích paralympic một lịch sử chữa lành những vết thương huy đăng
Thế vận hội Pa-ra-lim-pich cho người khuyết tật

Câu 3. Chú ý các từ ngữ chỉ thời gian và các sự kiện chính.

Các từ ngữ chỉ thời gian trong đoạn được kể lại theo trình tự lịch sử đã đánh dấu sự ra đời của Pa-ra-lim-pích.

Câu 4. Xác định thông tin chính được trình bày.

Cuộc thi không chỉ dành cho các cựu chiến binh, tiêu chí để tham gia cuộc thị đơn giản vẫn phải là “xe lăn”, khi kì đầu tiên được diễn ra có tới 100 vận động viên đến từ 23 quốc gia khác nhau tham gia. Bác sĩ Gắt-mừn cùng những cộng sự ở bệnh viện Xtốc Men-đơ-vin cũng là thành viên sáng lập đầu tiên của Uỷ ban Thế vận hội Xtốc Men-đơ-vin.

Câu 5. Tên đề mục gợi cho bạn suy nghĩ gì?

Tên đề mục đã gợi cho em những nỗi đau mà các vận động viên trong cuộc thí từng gặp phải.

Câu 6. Xác định thông tin chính được trình bày.

Phải học cách sống thích nghi với hoàn cảnh cho dù hiện thực cuộc sống nó tàn khốc ra sao.

Câu 7. Chú ý đến các nhân vật và các câu chuyện được giới thiệu.

Nhân vật Van Gát đã chọn trượt tuyết và leo núi. Anh trở thành người gốc Nam Phi đầu tiên chinh phục ngọn Man-na-xlu ở dãy Hi-ma-lay-a. Sau hai năm anh lại cùng hoàng tử Anh tên là Harry tham gia chuyến thám hiểm ở Nam Cực. Sau đó, anh hướng đến các môn thể thao có tính cạnh tranh, khi tham dự Pa-ra-lim-pích, anh đã giành được hai huy chương Vàng và một huy chương Đồng ở môn xe đạp.

Ngoài ra còn có Bret-ly Xnai-đơ và những chiến tích của anh.

Sau khi đọc – Soạn văn Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương

Hoàn tất 7 câu hỏi dưới đây để hệ thống lại nội dung bài đọc hiểu Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương.

Câu 1. Hãy nêu khái quát chủ đề của văn bản. Cách tiếp cận vấn đề của tác giả có gì đặc biệt?

Chủ đề của văn bản: Những con người nghị lực trong cuộc thi Pa-ra-lim-pích.

Cách tiếp cận vấn đề của tác giả đặc biệt ở chỗ nêu tiêu đề và sapo đặc biệt gây sự tò mò thích thú cho bạn đọc.

Câu 2. Phân tích tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản.

Việc sử dụng các số liệu, hình ảnh, dẫn chứng qua lời kể của các nhân vật khiến cho văn bản không trở thành một văn bản khô khăn, xa lạ với người đọc.

Câu 3. Xác định các ý chính, ý phụ trong văn bản. Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để tóm tắt các thông tin.

Mục tiêu ban đầu của Pa-ra-lim-pích:

+ Hoàn cảnh ra đời

+ Những nạn nhân của chiến tranh đều sẽ được tham gia.

+ Sự tham gia đông đảo của thế vận hội.

+ Pa-ra-lim-pích chính thức được xuất hiện.

Vượt qua những nỗi đau:

+ Nhân vật Van Gát.

+ Nhân vật Brét-ly Xnai-đơ

Câu 4. Yếu tố tự sự có vai trò gì trong văn bản?

Tự sự là yếu tố dùng để trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này nối tiếp sự việc kia để cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Yếu tố tự sự là yếu tố dùng để trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này nối tiếp sự việc kia để cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

Câu 5: Quan điểm của tác giả là gì? Quan điểm đó được thể hiện bằng cách nào?

Quan điểm của tác giả: Các vận động viên cựu chiến binh khuyết tật là điển hình cho các cuộc chiến tranh nhưng đồng thời họ là cội nguồn cho sự ra đời của phong trào thể thao người khuyết tật và cũng là những câu chuyện chữa lành vết thương của nhân loại.

Quan điểm đó được thể hiện qua hai nhân vật trong bài.

soạn bài pa-ra-lim-pích một lịch sử chữa lành những vết thương huy đăng
Khuyết tật là hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại

Câu 6. Phát biểu suy nghĩ của bạn về khả năng kì lạ của con người sau khi đọc các thông tin về một số vận động viên thể thao trong văn bản.

Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ nhất của con người đó là có được quyền tự do lựa chọn, chọn lựa một thái độ, lựa chọn cuộc sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là mình kém may mắn, nhưng rồi tôi hiểu ra rằng không ai có thể kiểm soát được những biến cố xảy đến, nhưng mỗi người luôn có quyền chọn lựa cách đối phó với chúng. Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng sự thực chỉ là do họ không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình. Chính vì thế, họ chỉ là đang tồn tại chứ không phải đang sống thực sự. Điều đó cũng giống như việc bạn muốn mở khoá để thoát khỏi nơi giam cầm, nhưng lại không biết rằng chiếc chìa khóa đang ở ngay trong chính bản thân mình, trong cách suy nghĩ của mình. Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi. Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó. Chính điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả.

Câu 7. Văn bản giúp bạn hiểu thêm gì về nỗi đau? Ta có thể ứng xử như thế nào với nỗi đau và những khiếm khuyết trên cơ thể của mình và của người khác?

Văn bản đã giúp em hiểu thêm về nỗi đau dân tộc. Đó là những hi sinh, mất mát của con người trong thời đại chiến tranh ấy đã để lại cho về sau những đau thương khó có thể phai mờ.

– Những ứng xử đối với người khuyết tật:

Bạn không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật:

Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật thường biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau, biểu hiện ra bên ngoài hành động hay trong suy nghĩ. Sự kỳ thị đối với người khuyết tật thể hiện qua quan điểm và nhận thức, tri thức và sự từng trải của mỗi người; kỳ thị cảm thấy ghê sợ với hình hài không được hoàn thiện của người khuyết tật, kỳ thị khi suy nghĩ rằng người khuyết tật vô dụng ăn bám và là gánh nặng cho xã hội; đó là những quan điểm lỗi thời và cần phải xoá bỏ. Có 3 quan điểm kỳ thị chính như sau:

– Quan điểm thứ nhất: Cho rằng người bị khuyết tật là do nhân quả, ở ác thì gặp ác, nếu bố mẹ làm điều xấu thì tội sẽ đến phần con cái chịu và họ sẽ bị khuyết tật xem như là một hình thức trừng phạt của luật nhân quả.

– Quan điểm thứ hai: trong con mắt của những người không bị khuyết tật thì người khuyết tật họ là những người không bình thường, chính vì vậy mà những người khuyết tật trong mắt họ luôn là người sống phụ thuộc và là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

– Quan điểm thứ ba: Cho rằng người khuyết tật là hiện thân của điều đen đùi và không may mắn. Cũng chính quan điểm này mà nhiều lúc người khuyết tật họ đã chịu nhiều thiệt thòi và chịu sự áp đặt của người khác, đôi khi quan điểm áp đặt và kỳ thị xuất hiện ngay trong những người làm chuyên môn dịch vụ trợ giúp với người khuyết tật.

Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, cùng với sự nỗ lực thể hiện bản thân của chính người khuyết tật vươn lên khẳng định bản thân “tàn nhưng không phể”, và xã hội đã có cái nhìn thông cảm hơn đối với người khuyết tật, sự kỳ thị cũng đã giảm.

soạn bài pa-ra-lim-pích paralympic một lịch sử chữa lành những vết thương huy đăng
Nhiều người khuyết tật bị kỳ thị bởi ánh mắt phán xét của người xung quanh

Những giải pháp giảm sự kỳ thị của mọi người đối với người khuyết tật:

– Các bạn cần có cái nhìn nhân ái hơn đối với những người khuyết tật, hãy cứ xem họ như những người bình thường được hưởng những quyền lợi và tạo cơ hội cho họ làm việc. Bạn hãy xem người khuyết tật như là người nhà của mình!

– Hiểu được những quy định của pháp luật về việc không phân biệt kỳ thị đối xử với người khuyết tật, đặc biệt trường học là nơi giúp các em học sinh khuyết tật được hòa nhập với các em bình thường khác, như vậy khoảng cách giữa các em sẽ ngắn bớt lại, các em sẽ hiểu và thông cảm với các bạn khuyết tật hơn, tạo sự gần gũi, sẻ chia trong cuộc sống.

– Cần có những đầu tư hơn nữa đối với những dịch vụ công cộng dành riêng cho người khuyết tật, tạo cho họ có cơ hội tham gia vào các hoạt động của xã hội.

– Tạo một số ưu tiên nhất định cho người khuyết tật (về nhà ở, việc làm, sinh hoạt, đi lại, hỗ trợ tài chính…) và trên hết là sự hiểu biết, tấm lòng bao dung của mọi người. Sự thay đổi quan điểm của mọi người đối với người khuyết tật và ảnh hưởng của nó đối với người khuyết tật. Sự thay đổi quan điểm cũng như nhận thức của cộng đồng xã hội về người khuyết tật là một việc làm rất quan trọng. Các chuyên gia tâm lý cho rằng: Đánh giá về người khuyết tật, chúng ta cần phải thay đổi quan điểm, họ không phải là người bệnh với căn bệnh trầm kha; Bạn hãy đặt họ vào vị trí của một người bình thường (hay là chính bạn), những nhận xét, đánh giá tích cực sẽ giúp người khuyết tật có động lực mạnh mẽ vươn lên, thành công của họ đạt được nhiều khi vượt qua khả năng của một người bình thường. Bởi ở người khuyết tật có sự khát khao vượt lên số phận và khẳng định chính mình. Sự thay đổi này trước hết phải xuất phát từ chính bản thân người khuyết tật. Bản thân họ luôn yêu đời vui vẻ, biết vượt lên chính số phận thì không gì là họ không thể làm được. Quan điểm của gia đình, những người xung quanh cần có sự thay đổi tích cực.

Người khuyết tật cần sự chia sẻ chứ không cầu lòng thương hại, đây chính là niềm mong mỏi của chính bản thân người khuyết tật. Họ bình đẳng như mọi công dân lành làn khác. Người khuyết tật ở các địa phương đều được gia đình, xã hội quan tâm, chăm sóc, cố gắng bố trí việc làm phù hợp với sức khỏe để họ có thể bảo đảm cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.

Kết nối đọc, viết – Soạn bài Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương (Huy Đăng)

Đưa ra những cảm nhận riêng của bạn đọc về ý nghĩa của thể thao trong cuộc sống.

Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về khả năng chữa lành của thể thao

Tập thể dục thể thao là “chìa khóa vàng” cho sức khỏe nâng cao sức đề kháng không chỉ mang lại một cơ thể dẻo dai, hình thể lý tưởng mà còn tác động đến tinh thần, cho bạn luôn tràn đầy năng lượng mỗi ngày. Tập thể dục là một bí quyết giúp thư giãn, xả stress hiệu quả sau một thời gian làm việc trí óc căng thẳng, đặc biệt là giới văn phòng thường ngồi một chỗ, ít vận động và tiếp xúc nhiều với máy tính.Phương pháp này còn giúp tăng cường năng lượng đáng kể, do đó nếu cảm thấy uể oải, khó tập trung bạn hãy thử một vài hoạt động đơn giản như đi bộ, đạp xe, chạy bộ,…Chúng sẽ giúp tăng vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đến các mô và hệ thống tim mạch, nhờ đó nạp đầy năng lượng giúp bạn giải quyết công việc tốt hơn. Những người tập thể dục thể thao mỗi ngày thường cảm thấy vui vẻ, yêu đời cũng như giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm và lo lắng so với người không tập. Bởi các bài tập vận động sẽ làm tăng độ nhạy cảm của não đối với các hormone Serotonin và Norepinephrine, từ đó giảm nguy cơ trầm cảm. Đồng thời, làm tăng sản xuất Endorphins tạo sự hưng phấn, hiệu quả cao trong việc giảm đau.

Kết luận

Soạn bài Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương (Huy Đăng) mang đến những thông tin bổ ích về tác phẩm. Lưu lại và chia sẻ để mọi người hiểu hơn về tác phẩm cũng như ý nghĩa của thể thao trong cuộc sống.

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet