Soạn bài Qua Đèo Ngang (văn 8), hướng dẫn đọc hiểu ngắn gọn

Soạn bài Qua Đèo Ngang bước đầu để học sinh có thể tự tìm hiểu về tác phẩm. Càng đi sâu vào bài soạn văn 8, bạn càng thấu hiểu hơn hình ảnh thiên nhiên và tình cảm của tác giả.

Table of Contents

Chuẩn bị đọc hiểu Qua Đèo Ngang (Chân trời sáng tạo)

Soạn bài Qua Đèo Ngang bước đầu cần chuẩn bị kỹ. Trước tiên, học sinh cần trả lời các câu hỏi sách đã đặt ra khi bắt đầu bài soạn văn 8 Chân trời sáng tạo ngắn nhất.

qua đèo ngang soạn bài
Chuẩn bị trước khi đọc hiểu tác phẩm Qua đèo ngang

Câu 1: Em biết những thông tin gì về về địa danh Đèo Ngang? Hãy chia sẻ với cả lớp.

Đèo ngang tọa lạc trên dãy núi Hoành Sơn, là ranh giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Trước đây, địa điểm này là một trong những chốt giữ quan trọng của quân đội ta trong thời kỳ chiến tranh. Đèo Ngang có chiều dài hơn 6km, cao 250m so với mực nước biển, cung đường đèo quanh co, hiểm trở, khá khó di chuyển.

Theo sử cũ thì đường thông Qua Đèo Ngang đã có 1000 năm nay, từ thời vua Lê Đại Hành (980 – 1005)  nhưng phải đến 500 năm sai thì Hoành Sơn – Đèo Ngang mới được biết đến nhiều và trở thành địa điểm xung yếu chia cắt Đàng Ngoài – Đàng Trong. Từ thời vua Lâm Ấp đã cho xây lũy để chống giữ quân Tấn và đến thế kỉ XVII, quân Trịnh lại một lần nữa xây dựng hệ thống đồn lũy ở đây, gọi là lũy Đèo Ngang hay lũy ông Ninh. Khi Quang Trung thống nhất đất nước, Đèo Ngang là cửa ngõ vào Nam ra Bắc.

Năm 1833, vua MInh Mạng chõ xây Hoành Sơn Quan (cửa Hoành Sơn) ở đỉnh Đèo Ngang, cao hơn 4m, hai bên có thành đăng dài hơn 30m, ở trên của đắp nồi ba chữ Hoành Sơn Quan.  Hai phía Hoành Sơn Quan đào núi thành 1000 bậc. Nay Hoành Sơn Quan vẫn còn, không nguyên vẹn nhưng vẫn uy nghi, phong trần nơi đầu núi góc biển. Từ Hoành Sơn Quan nhìn ra phía Bắc là vùng đất thuộc xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ngược lại, nhìn về hướng Nam là vùng đất thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Đứng trên đỉnh Đèo Ngang phóng mắt ra tầm xa nhìn con đèo uốn lượn quanh núi đồi, ngắm trọn núi rừng trên dãy Hoành Sơn, nơi con đèo vắt ngang, và cũng là một nhánh của dãy Trường Sơn hướng về phía biển Đông. Phía xa xa biển cả là vịnh Hòn La, điểm du lịch sinh thái biển rất nổi tiếng. Đến với Đèo Ngang, bạn sẽ đắm chìm giữa một mảnh xanh ngát của thiên nhiên hùng vĩ và sẽ hiểu lý do vì sao Đèo Ngang là nguồn cảm hứng bất tận của bao thi nhân từ Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, vua Thiệu Trị, Nguyễn Hàm Ninh, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Phước Miên Thẩm, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát,… đã lưu dấu tại Đèo Ngang với những tuyệt phẩm thơ cổ.

Vẻ đẹp của thiên nhiên cùng với những câu chuyện lịch sử đã đi vào huyền thoại càng làm cho Đèo Ngang trở nên cuốn hút, có một chút gì đó bị ẩn khiến những con tim lữ khách thôi thúc tìm đến để chiêm ngưỡng kỳ quan.

Trải nghiệm cùng văn bản khi soạn văn 8 Qua Đèo Ngang (Chân trời sáng tạo)

Ở phần đọc hiểu, trải nghiệm, học sinh nên soạn văn bài Qua Đèo Ngang một cách kỹ lưỡng. Từng câu hỏi gắn với từng vấn đề quan trọng cần phân tích trong bài thơ.

soạn văn qua đèo ngang
Soạn văn bài Qua đèo ngang đọc văn bản chi tiết

Câu 1: Em hình dung như thế nào về cảnh Đèo Ngang trong bốn câu thơ đầu?

Cảnh Đèo Ngang trong bốn câu thơ đầu được nhà thơ miêu tả vào khoảng thời gian “xế tà” với khung cảnh thiên nhiên núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người. Nhà thơ đã gợi tả khung cảnh bằng những đường nét hết sức đơn sơ: “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Bằng những hình ảnh “cỏ cây, lá, đá, hoa” và điệp từ “chen”, Bà Huyện Thanh Quan đã khắc họa những khung cảnh Đèo Ngang heo hút, vắng vẻ và hoang vu. Đèo Ngang có cỏ cây, đá, lá, hoa um tùm, chen lấn nhau nhưng không hề gợi lên sự trù phú, tốt tươi mà càng khiến cảnh vật thâm đậm nét hoang sơ, rậm rạp. Hai câu thơ đề đã phần nào hé lộ được tâm trạng của nhà thơ.

Ở hai câu thơ tiếp theo, khung cảnh Đèo Ngang đã có thêm sự xuất hiện hình bóng cuộc sống của con người: “Lom khom dưới núi, tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Hình ảnh con người, sự sống tuy hiện đại trong bức tranh phong cảnh Đèo Ngang nhưng cũng thật ít ỏi, lẻ loi, chỉ là “vài chú tiều” đang kiếm củi; đã thế hình ảnh lại còn được nhấn mạnh ở cái dáng lom khom, bé nhỏ và hút lặng vào không gian. “Chợ” vốn là nơi tụ họp đông vui, nhộn nhịp nhưng trong bài thơ, ta thấy chợ ở đây cũng chỉ có “mấy nhà” lác đác, lưa thưa, xơ xác trên triền sông hoang vắng. Dấu hiệu của sự sống tuy có thấp thoáng xuất hiện trong bức tranh Đèo Ngang nhưng không hề làm cho nó vui tươi, ấm áp hơn mà ngược lại càng làm tăng thêm sự vắng vẻ, thưa thớt, hoang vu của cảnh Đèo Ngang.

Suy ngẫm và phản hồi khi soạn văn Qua Đèo Ngang Chân trời sáng tạo

Sau khi đã trả lời các câu hỏi trước và trong khi đọc văn bản, bạn tiến hành trả lời các vấn đề sau khi đọc. Phần thông tin suy ngẫm sẽ giúp tổng hợp lại nội dung của tác phẩm và những điểm nhấn về nghệ thuật.

Câu 1: Xác định thể thơ của bài Qua Đèo Ngang và cho biết cơ sở để em xác định như vậy.

Thể thơ của bài thơ “Qua Đèo Ngang”: thơ thất ngôn bát cú Đường Luật.

Cơ sở để xác định thể thơ:

– Số câu/ bài; số tiếng/ dòng thơ: Bài thơ có 8 câu; mỗi câu có 7 tiếng.

– Bài thơ có bố cục và tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật trắc vần bằng theo Luật Đường.

Câu 2: Cảnh Đèo Ngang được gợi tả như thế nào trong bốn câu thơ đầu? Cảnh đó góp phần thể hiện hiện tâm trạng gì của tác giả?

Cảnh Đèo Ngang được gợi tả trong bốn câu thơ đầu:

Khung cảnh hoang vắng nhưng đầy sức sống của thiên nhiên Đèo Ngang và sự lặng lẽ, đìu hiu của đời sống con người ở bốn câu thơ đầu thời Qua Đèo Ngang được mô tả bằng những hình ảnh ước lệ mang tính biểu tượng “cỏ cây, đá, lá, hoa”, từ láy đặc sắc “lom khom, lác đác”, điệp từ”chen”. Động từ “chen” như diễn tả sự chen chúc, không hàng lối, gợi ra bức tranh thiên nhiên um tùm, hoang vu, gợi nỗi buồn nơi núi rừng. Và trong bức tranh thiên nhiên ấy, thấp thoáng bóng danh con người trong công việc lao động bình dị thường ngày. Thế nhưng sự xuất hiện của con người khiến tác giả cảm nhân sự hiu quạnh như lớn dần thêm. Bởi số lượng ít ỏi “tiều vài chú” và “lác đác bên sông, chợ mấy nhà” càng làm tăng thêm sự vắng vẻ của Đèo Ngang. Bóng người thưa thớt dưới núi và những ngôi nhà thấp thoáng trong cái chợ nhỏ, cái sự sống đấy nhưng sao buồn tẻ, nhạt nhòa đến vậy. Nhà thơ dường như đang tìm kiếm hơi ấm của con người cuộc sống sinh hoạt nơi đây nhưng sự sống đó quá nhỏ bé và tiêu điều lại làm canh rvaatj thêm đìu hiu, cô quạnh.

Cảnh đó góp phần thể hiện tâm trạng của tác giả là:

– Cảnh vật đó góp phần làm nổi bật tâm trạng cô đơn, nỗi nhớ, muốn tỏ rõ nỗi lòng mà không ai bầu bạn, sẻ chia trước thiên nhiên bao la của tác giả.

– Qua bức tranh thiên nhiên ấy, ta thấy được một tâm hồn đa cảm, chất chứa những nỗi niềm, tâm sự của thi nhân trước non nước, đất nước.

→ Đây chính là thủ pháp “tả cảnh ngụ tình” tiêu biểu của thơ luật đường.

Câu 3: Trong câu 3 – 4 và 5 – 6, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của chúng.

– Cặp câu 3 – 4: Biện pháp đảo ngữ.

Lom khom/ dưới núi,/ tiều vài chú

VN             TN            CN

Lác đác/ bên sông,/ chợ mấy nhà.

VN            TN             CN

→ Tác dụng của biện pháp đảo ngữ:

+ Nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Cảnh vật và con người dường như có sự xa cách khiến cho khung cảnh càng thêm hoang vu, cô quạnh. Từ đó, làm rõ tâm trạng cô đơn, lẻ loi và nhớ nước, thương nhà của tác giả.

+ Biện pháp đảo ngữ và phép đối rất chỉnh vừa tạo ra nhạc điệu du dương vừa gợi tả hình ảnh, cảm xúc của nhà thơ.

– Cặp câu 5 – 6: Biện pháp đảo ngữ.

Nhớ nước đau lòng,/ con quốc quốc,

VN                             CN

Thương nhà mỏi miệng,/ cái gia gia.

VN                              CN

→ Tác dụng của biện pháp đảo ngữ:

+ Những từ ngữ thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình nhớ nước, thương nhà được tác giả đảo lên đầu câu thơ đồng thời hai câu thơ có vế đối nhau rất nhịp nhàng: “Nhớ nước” – “Thương nhà”, “đau lòng” – “mỏi miệng”, “con quốc quốc” – “cái gia gia “. Điều đó góp phần quan trọng trong việc nhấn mạnh tâm trạng nhớ nước, thương nhà da diết của chủ thể trữ tình.

+ Làm cho cách diễn đạt câu thơ gợi cảm, giàu âm hưởng, nhạc điệu.

–  Biện pháp tu từ chơi chữ và điệp âm: “con quốc quốc”; “cái gia gia”.

→ Tác dụng: Tài dùng chữ của tca sgiar đã đạt đến độ điêu luyện: chữ quốc quốc nghĩa là     nước đồng âm với chữ cuốc – là tên một loài chim (chim cuốc), chữ gia gia là gần âm với từ chữ đa – cũng là tên một loài chim (chim đa đa). Điệp âm “con quốc quốc” và “cái gia gia” đã tạo nên âm hưởng lảnh lót, du dương nhưng vô cùng não nề, thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe văng vẳng tiếng chim kêu mà “nhớ nước” và “thương nhà”, lòng hiu quạnh, buồn tái tê.

– Biện pháp tu từ nhân hóa: con quốc quốc “nhớ nước”, cái gia gia “ thương nhà”.

→ Tác dụng:

+ Cuốc cuốc và đa đa là những loài chim cũng có nỗi niềm, tâm trạng như con người “nhớ nước”, “thương nhà”. Câu thơ gợi lên tiếng chim kêu nơi hoang vu, hiu quạnh hay đó cũng chính là tiếng lòng tha thiết của Bà Huyện Thanh Quan. Từ chữ vừa ghi lại âm thanh nhưng đồng thời cũng bộc lộ tâm trạng, ý tứ của tác giả, qua đó làm nổi bật tâm trạng, nỗi niềm của nữ sĩ.

+ Giúp cho cách diễn đạt câu thơ sinh động, có hồn, hấp dẫn.

Câu 4: Cách ngắt nhịp của câu thơ thứ bảy có gì đặc biệt? Cách ngắt nhịp đó giúp em hình dung như thế nào về tâm trạng của tác giả?

Các câu thơ khác trong bài thơ được ngắt theo nhịp 4/3 hoặc 3/4  nhưng ở câu thơ thứ 7 của bài thơ, cách ngắt nhịp có sự thay đổi: 4/1/1/1.

Cách ngắt nhịp đó giúp em hình dung về tâm trạng của tác giả: Ngập ngừng khi dừng chân, rồi quyết định đứng lại để có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Đèo Ngang lúc xế tà. Tâm trạng cô đơn, rợn ngợp của tác giả khi nhận ra mình nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ “trời, non, nước” thể hiện qua cách ngắt nhịp 1/1/1. Chủ thể chí có một mà đối thể đến ba, chủ thể nhỏ bé, cô đơn còn đối thể thì bao la, hùng vĩ.

Câu 5: Em hiểu thế nào về nội dung của câu thơ cuối?

Câu thơ cuối trong bài Qua Đèo Ngang thể hiện tâm trạng cô sơn tuyệt đối của nhân vật trữ tình. Cụm từ “ta với ta” biểu hiện nỗi cô đơn sâu sắc của nhà thơ. Đại từ “ta” không mang ý nghĩa chỉ chung, cộng đồng mà là cá nhân, chỉ một mình tác giả – một mình mang một nỗi niềm riêng: “Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng, trước thiên nhiên hoang vu, vắng vẻ.

→ Câu thơ biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông, hoang vắng nơi xa xứ. Cái bao la, vô tận của non nước làm chơi vơi bóng hình một mình tác giả giữa thiên nhiên; hồn cảnh – hồn người như hòa lẫn vào nhau, làm nỗi buồn da diết bị lắng đọng đến vô cùng.

Câu 6: Xác định bố cục bài thơ. Cho Biết: bài thơ được làm theo luật bằng hay luật trắc và đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường như thế nào?

Bài thơ có 2 cách chia bố cục:

Cách 1: Bố cục bài thơ có bốn phần:

– Phần 1 (câu 1, 2): Cái nhin bao quát về cảnh vật vắng vẻ và đìu hiu ở Đèo Ngang và thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn bã của tác giả.

– Phần 2 (câu 3, 4): cuộc sống con người ở Đèo Ngang.

– Phần 3 (câu 5, 6): Tâm trạng nhớ nước, thương nhà của tác giả.

– Phần 4 ( câu 7, 8): Tâm trạng cô đơn của tác giả.

Cách 2: Bố cục có hai phần:

– Bốn câu thơ đầu: bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của con người nơi Đèo Ngang heo hút.

– Bốn câu thơ sau: Thể hiện tâm trạng cô đơn, nỗi hoài niệm của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.

Đây là bài thơ thất ngôn bát cú luật trắc vần bằng:

– Luật: Luật trắc vì tiếng thứ hai của câu 1 là tiếng thanh trắc (tới).

– Niệm: Câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7, câu 8 niêm với câu 1.

– Vần: Chỉ hiệp theo một vần là vần bằng, gieo ở cuối câu 1 (tả) và các câu chẵn là 2,4,6 và 8 (hóa – nhà – gia – ta).

– Đối: Câu thứ ba đối với câu thứ tư, câu thứ năm đối với câu sáu.

Cụ thể:

Câu/ Tiếng 1 2 3 4 5 6 7
3 B B T T B B T
4 T T B B T T B
5 T T B B B T T
6 B B T T T B B

→ Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan được coi là một tác phẩm mẫu mực của thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật.

Câu 7: Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Thể hiện nỗi niềm hoài cổ; nỗi nhớ nước, thương nhà và tâm trạng buồn, cô đơn trước con người, thời thế của tác giả.

Soạn bài Qua Đèo Ngang ngắn nhất (Kết nối tri thức)

Soạn văn 8 Kết nối tri thức tập 1 bài Qua Đèo Ngang chú ý các vấn đề quan trọng để hiểu rõ bài thơ hơn. Khi đọc văn bản cần cần chú ý những vấn đề sau:

– Đề tài và các yếu tố thi luật của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

– Các yếu tố thời gian, không gian, âm thanh, sự vật được tác giả sử dụng để miêu tả bức tranh thiên nhiên.

– Cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ.

– Tác dụng của các từ tượng hình, từ tượng thanh và biện pháp tu từ đảo ngữ.

1. Đề tài, thể thơ và bố cục bài thơ.

– Đề tài: Thiên nhiên và quê hương đất nước.

– Thể thơ: Thất ngôn bát cú.

– Bố cục:

+ Phần 1 (hai câu đề): Cái nhìn chung về cảnh vật Đèo Ngang.

+ Phần 2 (hai câu thực): Cuộc sống của con người ở Đèo Ngang.

+ Phần 3 (hai câu luận): Tâm trạng của tác giả.

+ Phần 4 (hai câu kết): Nỗi cô đơn đến tột cùng của tác giả.

2. Các yếu tố thời gian, không gian, âm thanh, sự vật được tác giả sử dụng để miêu tả bức tranh thiên nhiên.

– Thời gian: bóng xế tà (buổi chiều tà).

– Không gian: Đèo Ngang.

– Âm thanh: con quốc quốc, cái gia gia.

– Sự vật: cỏ cây chen lá, lá chen hoa, chợ bên sông, con quốc quốc, cái gia gia, trời, non, nước.

3. Cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ.

– Tâm trạng nhớ nước, nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả. Đó cũng chính là tâm trạng hoài cổ của nữ sĩ.

– Tâm trạng cô đơn, trống vắng, lẻ loi một mình đối diện với chính mình giữa không gian bao la, rộng lớn.

4. Tác dụng của các từ tượng hình, từ tượng thanh và biện pháp tu từ đảo ngữ.

– Từ tượng hình và từ tượng thanh:

+ Từ tượng hình: lom khom, lác đác.

+ Từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia.

– Biện pháp đảo ngữ: lom khom, lác đác, nhớ nước đau lòng, thương nhà mỏi miệng.

⇒ Tác dụng:

– Nhà thơ muốn nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn và sự thưa thớt của cuộc sống con người nơi Đèo Ngang heo hút.

– Nhấn mạnh nỗi niềm thương nhớ của nhân vật trữ tình về một quá khứ vàng son đã đi qua.

Xem thêm:

Kết luận

Việc soạn bài Qua Đèo Ngang đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu và phân tích bài thơ. Muốn hiểu rõ tác phẩm, học sinh nên tập trung trả lời đúng và đủ các vấn đề được đặt ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *