Soạn bài Quang Trung đại phá Quân Thanh: Trả lời câu hỏi đầy đủ
Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh theo chương trình Ngữ văn 8 Kết nối tri thức với đầy đủ thông tin. Ngoài ra, học sinh có thể cập nhật thêm các kiến thức về tác phẩm để hiểu sâu hơn về nội dung, nghệ thuật được sử dụng trong bài.
Soạn Quang Trung đại phá quân Thanh: Trước khi đọc
Phần trước khi đọc được xây dựng để học sinh nêu lên hiểu biết về lịch sử. Bạn có thể tìm hiểu trước để trả lời các câu hỏi của phần này hoặc tham khảo gợi ý:
1/ Hãy kể tên một số nhân vật lịch sử mà em biết. Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
Các nhân vật lịch sử mà em biết gồm: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt,…
Nhân vật lịch sử em thích nhất: Lý Thường Kiệt là danh tướng, đại thần nhà Lý, ông tên thật là Ngô Tuấn, sinh năm Kỷ Mùi (1019). Người làng An Xá, huyện Quảng Đức, phủ Thái Hòa, thành Thăng Long (nay thuộc Hà Nội). Ông có tài văn võ, năm 23 tuổi được bổ nhiệm làm Hoàng Môn Chi Hầu rồi thăng dần tới Thái Úy.
Lý Thường Kiệt làm quan trải qua ba triều vua: Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông và lập công lớn trong cuộc phá Tống bình Chiêm, bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà, xây dựng đất nước phồn vinh. Lý Thường Kiệt là người toàn đức, toàn tài được mọi người cảm phục và được vua Lý Nhân Tông nhận làm Thiên Tử Nghĩa Đệ. Năm 1077, khi đánh đuổi 25 vạn quân Tống trên tuyến sông Như Nguyệt, tương truyền bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” ra đời, được xem là bản Tuyên ngôn Độc lập hùng hồn đầu tiên của lịch sử dân tộc, làm kẻ thù khiếp sợ:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.
2/ Chia sẻ những hiểu biết của em về người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Quang Trung – Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh vua Quang Trung tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân, Quang Trung đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc – tạo sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh – góp phần bảo vệ vững chãi nền độc lập nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Quang Trung đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc.
Những sự kiện chính trong cuộc đời và sự nghiệp vua Quang Trung:
Năm 1753 sinh ra tại thôn Kiêm Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thân sinh Quang Trung là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.
Năm 1771 – Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
Năm 1775 – Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.
Năm 1777 – Tổng chỉ huy cuộc vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.
Năm 1782 – Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn Ánh thất bại.
Năm 1783 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn Ánh ra khỏi bờ cõi.
Năm 17885 – Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
Năm 1786 – Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.
Ngày 22/12/1788 – Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiệu từ đây.
Năm 1789 đến 1792 – Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.
Ngày 15/9/1972 – Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ Việt Nam yêu nước.
Soạn văn Quang Trung đại phá quân Thanh: Đọc văn bản
Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh ngắn nhất để học sinh dễ dàng nắm ý chính của bài. Các câu hỏi trong phần đọc văn bản tương đối đa dạng, trải dài trong bài đọc cho từng chi tiết để bạn hiểu sâu về đoạn trích.
Theo dõi: Thời điểm diễn ra các sự kiện và thái độ, phản ứng của Bắc Bình Vương.
Thời điểm diễn ra sự kiện: Ngày 22/11, vua Lê thụ phong; ngày 20/11, Sở lui về Tam Điệp, ngày 24/11, Tuyết đã vào đến thành Phú Xuân.
Thái độ và phản ứng của Bắc Bình Vương: giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay.
Theo dõi: Những công việc Quang Trung đã tiến hành và thời điểm nhà vua hạ lệnh xuất quân.
Những công việc Quang Trung đã tiến hành: Bắc Bình Vương đắp đàn ở núi Bân, tế cao trời đất cùng các thần sông, thần núi; chế ra áo cổn mũi miện, lên ngôi hoàng đế đổi năm thứ 11 niên hiệu Thái Đức của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu tiên niên hiệu Quang Trung.
Thời điểm nhà vua hạ lệnh xuất quân: Lễ xong hạ lệnh xuất quân, hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788). Ngày 29 đến Nghệ An, vua cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp yết kiến.
Theo dõi: Nội dung lời dụ quân lính của vua Quang Trung.
Nội dung chính lời phủ dụ như sau:
- Khẳng định chủ quyền dân tộc; lên án, tố cáo hành động xâm lược phi nghĩa, trái đạo trời của quân Thanh (đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng).
- Nêu bật dã tâm của giặc (bụng da ắt khác, giết hại nhân dân, vơ vét của cải,…)
- Nêu cao truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc; kêu gọi quân sĩ đồng tâm hiệp lực chống giặc.
- Đề ra kỉ luật nghiêm minh.
Tác dụng:
- Lời phủ dụ được xem như một bài hịch ngắn gọn, kích thích lòng yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc.
- Có ý nghĩa củng cố, chấn chỉnh quân đội.
Theo dõi: Lời của vua Quang Trung nói với các tướng lĩnh.
Lời nói của vua Quang Trung nói với các tướng lĩnh:
“Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh nổi một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước …. sau hỏi Văn Quyết thì đúng như vậy.”
=> Vua Quang Trung xử trí vừa có lí vừa có tình. Ông rất hiểu sở trường, sở đoản của các tướng sĩ, khen che đều đúng người, đúng việc.
Dự đoán: Theo em, kết quả trận đánh giữa quân Tây Sơn và quân Thanh sẽ như thế nào? Dựa vào đâu em dự đoán như vậy?
Theo em kết quả trận đánh là nghĩa quân Tây Sơn sẽ đại phá được quân Thanh. Vì đại quân đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, kế hoạch đánh bất ngờ. Đồng thời, dựa vào hành động mạnh mẽ quyết đoán, trí tuệ sáng suốt, sâu sắc, nhạy bén và tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung.
Đối chiếu: Em có đoán đúng kết quả trận đánh không?
Em đoán đúng kết quả trận đánh.
Theo dõi: Những chi tiết miêu tả hành động, thái độ của Tôn Sĩ Nghị.
Tôn Sĩ Nghị ở thành Thăng Long, tuyệt nhiên không nghe tin cấp báo gì cả, chỉ chăm chú vào yến tiệc vui mừng.
Tôn Sĩ Nghị sợ mất mặt, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao.
Theo dõi: Hành động, thái độ của vua Lê Chiêu Thống khi nghe tin quân Tây Sơn kéo vào thành.
Vua Lê trong điện, nghe tin có biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài.
Cướp thuyền đánh cá khi thấy cầu phao bị đứt, ngày mồng 6 chạy đến núi Tam Tằng.
Vua Lê đưa thái hậu đến đồn Hòa Lạc, được một người thổ hào giúp đỡ.
Khi vua Lê nghe thấy tin quân Tây Sơn đã đuổi theo đến nơi, vua vội vã đi theo lối tắt đến cửa ải, chỗ nghỉ ngơi của
Soạn văn bài Quang Trung đại phá quân Thanh: Sau khi đọc
Phần thông tin sau khi đọc giúp bạn khái quạt lại nội dung tác phẩm ngữ văn 8 Quang Trung đại phá quân Thanh. Bạn có thể theo dõi câu trả lời gợi ý sau:
1/ Quang Trung đại phá quân Thanh chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần.
Đoạn trích có thể chia làm 3 phần, bao gồm:
Phần 1: Từ đầu … ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân 1788: Khi nghe tin quân Thanh đã đóng chiếm thành thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn huệ đã lên ngôi Hoàng đế rồi thân chinh cầm quân dẹp giặc.
Phần 2: Tiếp … vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành: Kể về cuộc hành quân thần tốc cùng chiến thắng lừng lẫy mà nghĩa quân Tây Sơn giành được.
Phần 3: Còn lại: Nói đến sự thất bại của quân Thanh, tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
2/ Em hãy liệt kê những nhân vật và sự kiện lịch sử được tác giả đề cập trong văn bản.
Nhân vật lịch sử gồm: Vua Quang Trung, Ngô Văn Sở, Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Thiếp, Trưng Nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ, Ngô Thị Nhậm, Nghi Đống, Tôn Sĩ Nghị, Lê Chiêu Thống,…
Sự kiện lịch sử:
- Tháng 11/1788: Quân Thanh sang xâm lược nước ta.
- Bắc Bình Vương lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung.
- Ngày 25 tháng Chạp năm 1788 Quang Trung xuất quân.
- Tối 30 tháng Chạp lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng.
- Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu 1789, vua Quang Trung tới làng Hà Hồi, lặng lẽ vây kín làng.
- Mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đền Ngọc Hồi.
- Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn.
- Sự bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống.
=> Quân Thanh đại bại.
3/ Tìm những chi tiết tiêu biểu miêu tả thái độ, lời nói và hành động của Bắc Bình Vương khi nghe tin báo quân Thanh xâm lược nước ta.
Những chi tiết miêu tả thái độ, lời nói và hành động của Bắc Bình Vương gồm:
- Bắc Bình Vương tiếp nhận tin báo, giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay.
- Bắc Bình Vương tế cáo trời đất cùng thần sông, thần núi, chế ra áo cổn mũ miện, lên ngôi hoàng đế.
- Đổi năm thứ 11 niên hiệu Thái Đức của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu niên hiệu Quang Trung, lễ xong, hạ lệnh xuất quân.
- Gặp Nguyễn Thiếp để hỏi cơ mưu.
- Tuyển mộ quân lính ở Nghệ AN, duyệt binh, phủ dụ quân sĩ, lên kế hoạch tiến quân đánh giặc.
Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách gì của nhân vật?
Những chi tiết đó cho thấy Bắc Bình Vương là một quân tử yêu nước, thương dân là người nhạy bén, thông suốt, hành động mạnh mẽ, quyết đoán, có tầm nhìn xa trông rộng và có tài thao lược, cầm binh.
4/ Nêu cảm nhận của em về nhân vật vua Quang Trung được khắc họa trong đoạn trích.
Cảm nhận của em:
Vua Quang Trung là một con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Ông là người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén, cụ thể:
- Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta.
- Sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi.
Ông có ý chí quyết thắng và có tầm nhìn xa trông rộng, là vị tướng có tài thao lược hơn người, lẫm liệt trong chiến trận.
Qua đó nhận xét cảm hứng của tác giả đối với vị anh hùng này.
Cảm hứng của tác giả với Quang Trung: Hình tượng vua Quang Trung đã được miêu tả với đầy đủ những phẩm chất của một vị anh hùng, mang vẻ đẹp oai phong lẫm liệt. Tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê mà vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca như vậy bởi vì họ đứng trên tinh thần dân tộc mà phản ánh, tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Nhờ vậy, tác phẩm có sức thuyết phục, tính chân thực cao, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Đây cũng là điểm đặc sắc của thể loại tiểu thuyết lịch sử.
5/ Nhân vật Lê Chiêu Thống được khắc họa rõ nét qua những chi tiết tiêu biểu nào?
Nhân vật Lê Chiêu Thống được khắc họa qua chi tiết:
- Lê Chiêu Thống nhận sắc phong từ nhà Thanh.
- Vua Lê trong điện, nghe tin có biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài.
- Cướp thuyền đánh cá khi thấy cầu phao bị đứt, ngày mồng 6 chạy đến núi Tam Tằng.
- Vua Lê đưa thái hậu đến đồn Hòa Lạc, được một người thổ hào giúp đỡ.
- Khi vua Lê nghe tin quân Tây Sơn đã đuổi theo đến nơi, vua vội vã đi theo lối tắt đến cửa ải, kịp chỗ nghỉ ngơi của Tôn Sĩ Nghị.
Phân tích một chi tiết đặc sắc, thể hiện rõ bản chất của nhân vật Lê Chiêu Thống, qua đó thấy được thái độ của tác giả với nhân vật này.
Thái độ của tác giả: Vì lợi ích dòng họ, vì thế mà nhà Lê trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, cấu kết với nhà Thanh, để rồi đặt vận mệnh dân tộc vào tay kẻ thù phương Bắc vốn không đội trời chung, đi ngược quyền lợi của dân tộc. Bằng một giọng văn chậm rãi, tác giả đã gợi lên sự thảm bại của bọn vua tôi phản nước, hại dân Lê Chiêu Thống. Mặt khác, đó cũng là tâm trạng ngậm ngùi của người cầm bút trước hình ảnh của bậc đế vương nhu nhược trong lịch sử nước nhà. Giọng văn thể hiện sự xót thương, ngậm ngùi cho số phận của Lê Chiêu Thống. Bởi dù sao ông cũng là một cựu thần trung thành của nhà Lê, trước sự sụp đổ triều đại mình tôn thờ không khỏi ngậm ngùi chưa xót.
6/ Sự đối lập giữa hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống, giữa quân Tây Sơn và quân Thanh có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề đoạn trích?
Nhân vật Quang Trung và quân Tân Sơn | Lê Chiêu Thống và quân Thanh |
Vua Quang Trung được miêu tả toàn diện về vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm, mưu lược của người anh hùng áo vải.
Quân Tây Sơn được miêu tả hào hùng, hành công thần tốc và đại phá quân thanh. |
Vua Lê Chiêu Thống là một vị vua hèn nhát, vì lợi ích chung của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành kẻ phản động, đi ngược lại quyền lợi dân tộc.
Quân Thanh phải dẫm đạp lên nhau chạy về nước. |
Khái quát chủ đề tác phẩm: Ca ngợi vua Quang Trung – người anh hùng áo vải, vị hoàng đế với trí tuệ sáng suốt, mạnh mẽ và quyết đoán.
7/ Ở đoạn trích này, những yếu tố đặc trưng nào cảu truyện lịch sử đã được tác giả sử dụng? Hãy nhận xét về nghệ thuật kể chuyện lịch sử của tác giả.
Những yếu tố đặc trưng của truyện lịch sử được sử dụng:
- Tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể.
- Cốt truyện được xây dựng dựa trên các cơ sở các sự kiện lịch sử đã xảy ra nhằm thể hiện chủ đề của tác phẩm,
- Truyện khắc họa nhân vật lịch sử nổi tiếng: Vua Quang Trung, Lê Chiêu Thống,…
- Ngôn ngữ kể chuyện và nhân vật phù hợp với thời đại được miêu tả.
- Tác phẩm viết về đề tài lịch sử có chứa đựng các nhân vật và chi tiết hư cấu, tuy nhiên, nhân vật chính và sự kiện chính được sáng tạo dựa trên các sử liệu được xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy.
Nghệ thuật kể chuyện: Lối văn trần thuật đặc sắc. Không ghi chép sự kiện một cách đơn thuần, nhân vật lịch sử được khắc họa cụ thể từ hành động, lời nói, tính cách. Các chi tiết chọn lọc, gợi cảm, tái hiện tình huống, không khí, ngôn từ lịch sử.
Soạn văn 8 Quang Trung đại phá quân Thanh: Kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.
Đoạn trích Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã khắc họa cá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ với rất nhiều chi tiết đắt giá. Đặc biệt, người đọc đã ấn tượng sâu sắc với chi tiết nói về sáng suốt trọng việc nhận định tình hình địch và ta của vua Quang Trung qua lời phủ dụ lúc lên đường ở Nghệ An. Quang Trung đã chỉ rõ “đất nào sao ấy” người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”. Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập dân tộc của cha ông ta từ ngàn đời xưa như: Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành,… Quang Trung đã dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người Phù Lê “thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính chí tình, vừa nghiêm khắc: “các ngươi đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”. Bài phù dụ như một bài hịch, ngắn gọn mà ý tứ thật phong phú, sâu xa, có tác dụng kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc. Qua đây, ta có thể khẳng định vua Quang Trung là một nhân vật xuất chúng: trí tuệ sáng suốt, sâu sắc và nhạy bén; lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.
Câu hỏi liên quan
Trả lời câu hỏi Quang Trung đại phá quân Thanh liên quan đến bài và các sự kiện lịch sử giúp bạn hiểu hơn về đoạn trích. Tổng hợp các câu hỏi thường gặp bao gồm:
1/ Bối cảnh lịch sử Quang Trung đại phá quân Thanh
Truyện viết về sự kiện lịch sử năm 1789, cụ thể vào cuối triều Lê sang đầu triều Nguyễn (cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX). Quang Trung lệnh xuất quân Tây Sơn tiến ra Bắc, đại phá quân Thanh lập chiến công vang dội.
2/ Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm bao nhiêu?
Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789.
3/ Quang Trung đại phá bao nhiêu quân Thanh?
Quang Trung đánh đuổi 29 vạn quân thanh ra khỏi bờ cõi nước ta.
4/ Quang Trung đại phá quân Thanh trong bao nhiêu ngày?
Quang Trung đại phá quân Thanh trong 5 ngày.
4/ Em biết thêm gì về công lao của Nguyễn Huệ Quang Trung trong việc đại phá quân Thanh
Kháng chiến chống Thanh (1788 – 1789) diễn ra trong bối cảnh phức tạp và so sánh lực lượng ác liệt hơn nhiều. Nhân sự cầu cứu của Lê Chiêu Thống, nhà Thanh điều động đại quân sang xâm chiếm nước ta dưới danh nghĩa giúp vua Lê. Nhà Thanh dưới triều Thanh Cao Tông với niên hiệu Càn Long (1736 – 1796) và một vương triều thịnh đạt của một đế chế lớn mạnh. Số quân Thanh xâm lược lên đến 29 vạn, trong lúc đó số quân Tây Sơn đồn trú ở Thăng Long và Bắc Hà ước tính chỉ 1 vạn quân và các thế lực theo nhà Lê lại nổi dậy nhiều nơi.
Lực lượng Tây Sơn từ giữa năm 1786 đã bị phân liệt làm ba vùng: Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung ương Hoàng đế đóng ở thành Hoàng đế, phong cho Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương cai quản vùng Gia Định và Nguyễn Huệ là Bắc Bình Vương đóng ở Phú Xuân. Năm 1787, Nguyễn Ánh đã chiếm lại thành Gia Định. Trong bài Chiếu tức vị, Nguyễn Huệ đã nói rõ tình hình đất nước lúc đó: “Trẫm dựng lại họ Lê nhưng vua Lê nối ngôi không giữ được xã tắc, bỏ nước bôn vong. Sĩ dân Bắc Hà không theo về họ Lê lại dựa vào Trẫm. Đại huynh thì mỏi mệt, chỉ muốn giữ một phủ Quy Nhơn, nhún mình xưng làm chúa miền Tây”.
Trong bối cảnh đó, “ứng mệnh trời, thuận lòng người”, ngày 22/12/1788 (ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân), tại núi Bân lịch sử, danh tướng thiên tài Nguyễn Huệ đã cho xây đàn tế cáo trời đất và làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung năm thứ nhất, rồi hạ lệnh xuất quân ra Bắc – một cuộc hành quân thần tốc, mãi mãi được lịch sử ca ngợi như một sáng tạo đặc sắc của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ – Quang Trung.
Với lối đánh chủ động, liên tục tấn công, thần tốc, bất ngờ, táo bạo và mãnh liệt, đêm 30 Tết – Xuân Kỷ Dậu, Hoàng đế Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn bắt đầu mở cuộc tiến công như vũ bão vào các vị trí cố thủ của địch. Đến mờ sáng mồng 5 tết Kỷ Dậu (30/01/1789), đại quân Tây Sơn đã mở cuộc tổng công kích vào đồn Ngọc Hồi – Đống Đa và giải phóng kinh thành Thăng Long; đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Thanh, giữ vững nền độc lập và chủ quyền quốc gia; tạo nên chiến thắng hiển hách, vang dội trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Chiến thắng oai hùng trước 5 vạn quân Xiêm và 29 vạn quân Thanh, tướng quân Nguyễn Huệ rồi Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ đã trở thành anh hùng dân tộc, đưa đất nước thoát khỏi họa xâm lăng của nước ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, ghi vào lịch sử dân tộc những trang sử vàng chói lọi.
5/ “Quang Trung đại phá quân Thanh” trích hồi thứ bao nhiêu của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”?
Hồi thứ mười bốn.
Xem soạn bài Ta đi tới để chuẩn bị cho bài học tiếp theo. Đây là tác phẩm của nhà thơ Tố Hữu với nguồn năng lượng dồi dào, thể hiện sự lạc quan, lòng yêu nước nồng nàn và cảm nhận quê hương từ cây đại thụ trong làng thơ cách mạng Việt Nam.
Kết luận
Soạn bài Quang trung đại phá quân Thanh được tổng hợp đầy đủ các câu hỏi trong sách giáo khoa và câu hỏi liên quan. Bạn hãy đọc tác phẩm, tham khảo gợi ý từ The POET Magazine để có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi học tiếp theo.