Soạn bài Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một, Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một trả lời tất cả các câu hỏi trong sách Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo. The POET hướng dẫn đọc bài và trả lời câu hỏi trước khi lên lớp giúp học sinh nắm chắc nội dung bài học, đạt điểm cao trong học tập, các bài kiểm tra và kỳ thi quan trọng.

Table of Contents

Soạn bài Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một trước khi đọc

Trước khi đọc tác phẩm, học sinh trả lời câu hỏi khái quát dưới đây:

Câu hỏi ( trang 83, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Nhan đề ” Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một” cho thấy văn bản muốn đề cập đến thông tin gì về hang Sơn Đoòng?

Trả lời: Nhan đề ” Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một” cho thấy văn bản muốn đề cập đến nét đặc sắc, nổi bật và những thông tin quan trọng liên quan đến hang động lớn nhất trên Thế Giới.

Soạn bài Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một trong khi đọc

Trong khi đọc tác phẩm, học sinh trả lời một số câu hỏi dưới đây:

Câu 1 ( trang 85, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cung cấp thông tin gì cho bạn? Cách trình bày các đề mục có gì đáng chú ý?

Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản đã cung cấp những thông tin dưới đây:

  • Vẻ đẹp của hang động Sơn Đoòng ( Được ví là Đệ nhất kì quan): Từ khi được phát hiện, hang động đã khiến chúng ta phải ngỡ ngàng, choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ vĩ mà mẹ thiên nhiên đã tạo hoá nên.
  • Hang động Sơn Đoòng sở hữu vẻ đẹp có một không hai trên Thế Giới, không chỉ có quy mô rộng lớn mà còn chứa đựng nhiều kỳ quan thiên nhiên độc đáo.

Nhóm tác giả trình bày các đề mục với mong muốn có thể khai thác hang động lớn nhất Thế Giới một cách hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn phải bảo vệ và giữ gìn nét vốn có, không làm mai một “báu vật” quốc gia.

=> Cách trình bày đề mục được in đậm, tách dòng một cách khoa học, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung văn bản và hiểu được những ý chính mà tác giả muốn truyền tải.

Câu 2 ( trang 87, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Xác định dữ liệu và ý kiến/ quan điểm của người viết trong đoạn văn ” Theo số liệu chính xác …. quả là không giới hạn!”

Trong đoạn văn ” Theo số liệu chính xác …. quả là không giới hạn!” các dữ liệu, ý kiến/quan điểm của người viết được thể hiện cụ thể như sau:

Dữ liệu:

  • “Chiều dài nhánh chính của hang Sơn Đoòng là 4,45km”.
  • “Khoảng cách tính từ nền lên tới trần hang bên trong, nơi cao nhất là 203m.”
  • “Từ đỉnh cao nhất của hố sụt (doline) xuống đến nền hang, khoảng cách lên tới 304m.”
  • “Nơi lòng hang rộng nhất, theo kích thước đo đạc là 147m.”
  • “Và thể tích của toàn bộ hang Sơn Đoòng đạt tới 12,5 triệu mét khối.”

Ý kiến/quan điểm của người viết:

  • Phải dùng con người làm đối trọng mới có thể chuyển tải được vẻ đẹp kỳ vĩ của hang động.
  • Kích cỡ của con người chỉ bằng chú kiến khi đặt trong ma trận nhũ đá và vòm hang khổng lồ.
  • Sự thán phục của người viết trước “khả năng tạo tác thần kỳ của bà mẹ thiên nhiên là không giới hạn.”

Câu 3 (trang 88, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Cụm từ ” ngọc động” được thể hiện như thế nào? Qua cách dùng cụm từ ấy, tác giả thể hiện tình cảm gì với Sơn Đoòng?

Cụm từ “ngọc động” được hiểu là những viên đá hình tròn, hình cầu dẹt hoặc hình trứng. “Ngọc động” thường được hình thành ở những “ngăn ruộng bậc thang” được cấu thành từ canxi.

Qua cách dùng cụm từ ấy, cho thấy tác giả dành một tình cảm trân trọng, yêu mến, si mê và nâng niu trước vẻ đẹp tuyệt tác của hang Sơn Đoòng.

Câu 4 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Vì sao du lịch mạo hiểm, khám phá lại là hình thức khai thác du lịch phù hợp với hang Sơn Đoòng?

Du lịch mạo hiểm, khám phá được xem là hình thức khai thác du lịch phù hợp với hang Sơn Đoòng vì:

  • Đây là cách khai thác du lịch phù hợp với bối cảnh hiện tại của hang (hoang sơ, tự nhiên, khá hiểm trở, chỉ phù hợp với những người yêu mạo hiểm).
  • Giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao, hạn chế tối đa việc tác động của con người đến hang động.
  • Giúp bảo vệ môi trường, môi sinh cho toàn thể khu hang động cũng như Hang Én.

Soạn bài Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một sau khi đọc

Sau khi đọc hiểu tác phẩm, học sinh trả lời những câu hỏi dưới đây:

Câu 1 (trang 90, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Vẽ sơ đồ tóm tắt bố cục của văn bản. Bố cục ấy có mối quan hệ như thế nào với nhan đề của văn bản?

Sơ đồ tóm tắt bố cục của văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một:

Mối quan hệ giữa bố cực và nhan đề văn bản:

  • Nội dung toàn bộ văn bản phù hợp với nhan đề.
  • Bố cục là sự triển khai chi tiết nội dung, góp phần làm rõ thông tin được xác định ở nhan đề văn bản.

Câu 2 (trang 90, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Phần văn bản “Sơn Đoòng – Đệ nhất kì quan” trình bày dữ liệu và thông tin theo (những) cách nào? Dựa vào đâu bạn có thể xác định được như vậy? Nhận xét về hiệu quả của (các) cách trình bày ấy trong văn bản.

Phần văn bản “Sơn Đoòng – Đệ nhất kì quan” được tác giả trình bày dữ liệu và thông tin theo cách trích dẫn số liệu cụ thể và chính xác. Em dựa vào câu văn:  “ Theo số liệu chính xác do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn An Thi Việt Nam cung cấp….”  để xác định.

Hiệu quả của các trình bày trích dẫn số liệu là giúp văn bản có tính chính xác, rõ ràng, minh bạch. Từ đó, giúp độc giả dễ dàng theo dõi các số liệu liên quan đến hang động Sơn Đoòng. Đồng thời, tìm được nguồn trích dẫn gốc, tránh tình trạng đạo văn, cung cấp thông tin không chính thống.

Câu 3 (trang 90, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Nội dung chính của văn bản này là gì? Các yếu tố hình thức của văn bản đã hỗ trợ như thế nào cho việc biểu đạt nội dung chính? Hãy lí giải.

Nội dung chính của văn bản: Miêu tả vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền bí, độc đáo với không gian đồ sộ, vĩ đại, lớn nhất thế giới của hang động Sơn Đoòng.

Các yếu tố hình thức của văn bản đã giúp tác giả lý giải, chứng minh, bổ sung ý nghĩa, giúp việc biểu đạt nội dung chính trở nên rõ ràng, mạch lạc và khoa học. Các thông tin cơ bản đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, làm rõ vấn đề cho thông tin chính. Từ đó, giúp văn bản nghị luận có tính chính xác và thuyết phục cao, tăng độ tin cậy với độc giả.

Câu 4 (trang 90, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Xác định thái độ của tác giả được thể hiện qua văn bản và chỉ ra căn cứ để xác định (những) thái độ đó.

Thông qua văn bản, tác giả thể hiện thái độ trân trọng, nâng niu và tự hào về hang động Sơn Đoòng nói riêng và quê hương đất nước nói chung. Đồng thời, muốn mọi người chung tay bảo vệ “thiên đường dưới lòng đất này” trước sự khai thác của con người.

Các chi tiết trong tác phẩm thể hiện thái độ của tác giả:

  • “Chính vì những điểm đặc biệt, có một không hai, cho nên Sơn Đoòng được thế giới đánh giá rất cao. Tờ The New York Times đánh giá Sơn Đoòng là một trong những điểm đáng đến nhất thế giới. Global Grasshopper xếp Sơn Đoòng vào 1 trong 10 nơi đẹp nhất hành tinh. Các báo Telegraph, Daily Mail, National Geographic, Trip Avisor, Huffington Post… đều có bài viết ca ngợi vẻ đẹp của Sơn Đoòng.”
  • “Nhưng dư luận cũng có nhiều khuyến cáo để bảo vệ “thiên đường dưới lòng đất này” trước sự phát triển mạnh mẽ của du lịch thương mại.”

Câu 5 (trang 90, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Tìm thông tin chính và các chi tiết được trình bày trong đoạn văn: “Điểm đặc biệt của Sơn Đoòng là có hai hố sụt … cây ưa bóng râm chen dày, thực vật biểu sinh như tầm gửi, phong lan…”. Các chi tiết này đóng vai trò gì trong việc thể hiện thông tin chính của đoạn văn?

Thông tin chính của đoạn văn mà tác giả muốn đề cập đến là: Sơn Đoòng có hai hố sụt

Các chi tiết được trình bày cụ thể:

  •  “ là phần vòm trần hang do những tác động khác nhau bị sập đổ, tạo nên “giếng trời”.
  • “ánh sáng tự nhiên… rọi xuống, tạo nên một thảm thực vật dày đặc, một khu rừng nhiệt đới đặc biệt không nơi nào có được”
  • “Thảm thực vật trong hố sụt thứ nhất….”
  • “Thảm thực vật trong hố sụt thứ hai….”
  • “Rừng có cả….”

=> Các chi tiết này đóng vai trò gì lý giải, chứng minh rõ ràng, mạch lạc và chính xác nhất trong việc thể hiện thông tin chính của đoạn văn.

Câu 6 (trang 90, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Bạn có đồng ý với quan điểm của người viết được thể hiện ở phần văn bản “Để phát triển hang động lớn nhất thế giới – Sơn Đoòng” không? Vì sao?

Em đồng ý với quan điểm của tác giả thể hiện ở phần văn bản  “Để phát triển hang động lớn nhất thế giới – Sơn Đoòng”.

Lý do: Vì cách nhìn nhận, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của tác giả rất hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế cũng như phương án đề ra từ các chuyên gia khoa học.

Câu 7 (trang 90, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Đề tài của văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một có ý nghĩa như thế nào với ngành du lịch Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung? Từ đó, bạn có suy nghĩ gì về việc khai thác và bảo tồn các kỳ quan thiên nhiên?

Đề tài của văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một có ý nghĩa rất lớn với ngành du lịch tỉnh Quảng Bình nói riêng và cả nước ta nói chung. Đề tài này đã giúp người đọc hiểu rõ được lịch sử, hoàn cảnh khám phá và phát hiện ra hang Sơn Đoòng. Đồng thời, phần nào hình dung ra được sự kỳ vĩ, nét đặc sắc, độc đáo trong không gian của hang động lớn nhất thế giới. Thêm vào đấy, giúp mọi người biết cách bảo vệ, khai thác hợp lý “tài sản vô giá” mà mẹ thiên nhiên ban tặng.

Việc khai thác và bảo tồn các kỳ quan thiên nhiên ở nước ta có thể triển khai thông qua hoạt động du lịch. Các hoạt động này giúp du khách được trải nghiệm, tận mắt chứng kiến, hiểu hơn về những giá trị của các di sản văn hoá dân tộc.

Lời kết

Soạn bài Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một trước khi lên lớp giúp học sinh nâng cao hiệu quả trong các tiết học trên lớp vì có sự chuẩn bị chu đáo, cẩn thận. Tìm hiểu thêm các bài soạn văn trong Văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo tại website của The POET.

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *