Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh – Ngữ văn lớp 6

Theo dõi và soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh Kết nối tri thức. The POET Magazine sẽ hướng dẫn học sinh trả lời đầy đủ các câu hỏi trong bài.

Table of Contents

Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh Kết nối tri thức – Trước khi đọc

Hướng dẫn thực hiện các yêu câu trước khi tham gia đọc hiểu văn bản.

sơn tinh thủy tinh
Hướng dẫn thực hiện các yêu câu trước khi tham gia đọc hiểu văn bản

1/ Đối với cuộc sống của con người, tùy từng thời điểm cụ thể, các hiện tượng tự nhiên có thể bộc lộ một trong hai mặt: ích lợi và tác hại. Nêu một số ích lợi và tác hại của các hiện tượng đó

Một số ích lợi và tác hại của các hiện tượng tự nhiên:

  • Nắng là một hiện tượng thiên nhiên có nhiều lợi ích như: đem lại cho con người sự khô thoáng, thoải mái, dễ chịu, nắng làm khô quần áo, chăn, màn, làm khô thực phẩm để bảo quản được lâu như: lạc, vừng, ngô, gạo… Nhưng ngược lại nếu như trời quá nắng và kéo dài sẽ gây ra cho con người sự nóng bức khó chịu dẫn đến thiếu nước cho cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất, gây hạn hán, cháy rừng…
  • Mưa là một hiện tượng thiên nhiên cũng đem lại lợi ích cho cuộc sống con người: Cung cấp nước cho ăn, uống, sinh hoạt, lao động sản xuất… làm cho cây cối xanh tươi, đâm chồi nảy lộc. Nhưng nếu mưa nhiều sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng: lũ lụt gây chết người, phá hỏng nhiều công trình…

2/ Hãy nêu những hoạt động của con người nhằm hạn chế tác hại của các hiện tượng tự nhiên mà em biết

Những hoạt động của con người nhằm hạn chế tác hại của các hiện tượng tự nhiên mà em biết: Trồng cây gây rừng, xây đập chống lũ, không thải chất độc ra môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng,…

Đọc hiểu Sơn Tinh, Thủy Tinh

Học sinh theo dõi và trả lời các câu hỏi khi đọc văn bản.

1/ Chú ý thời gian diễn ra câu chuyện

Thời gian diễn ra câu chuyện: Thời Hùng Vương thứ mười tám.

2/ Sính lễ ở đây có gì đặc biệt?

Sính lễ gồm: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

-> Lễ vật là những thứ khó tìm kiếm, chủ yếu là ở vùng núi, qua đó, cho thấy sự ưu ái của nhân dân đối với thần núi.

3/ Điều gì đã xảy ra khi Thủy Tinh tức giận? Sơn Tinh đã ngăn chặn dòng nước lũ bằng cách nào?

Thủy Tinh tức giận: hô mưa, gojiu gió, làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn, nước ngập ruộng đồng, nhà cửa, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

Sơn Tinh ngăn chặn dòng nước: bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.

Soạn văn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh và trả lời câu hỏi

Gợi ý trả lời các câu hỏi ở trang 15 sách giáo khoa.

Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh
Gợi ý trả lời các câu hỏi ở trang 15 sách giáo khoa

1/ Các sự kiện trong một câu chuyện dân gian thường được kết nối với nhau bởi quan hệ nguyên nhân và kết quả. Hãy tóm lược cốt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả và thể hiện chuỗi quan hệ đó theo mẫu sau:

Nguyên nhân (Vua Hùng tổ chức kén rể) -> Kết quả/Nguyên nhân (Hai chàng trai tài giỏi cùng đến thi tài, không ai chịu thua ai) -> Kết quả (Vua Hùng ra điều kiện ai mang sính lễ đến trước thì gả con gái cho).

Gợi ý

Nguyên nhân (Vua Hùng tổ chức kén rể) -> Kết quả/nguyên nhân (Hai chàng trai tài giỏi cùng đến thi tài, không ai chịu thua ai) -> Kết quả (Vua Hùng ra điều kiện ai mang sính lễ dến trước thì gả con gái cho) -> Kết quả/Nguyên nhân (Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, cưới được Mị Nương. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ) -> Kết quả (Thủy Tinh nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương, làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nước) -> Kết quả (Sơn Tinh không hề nao núng, hai bên đánh nhau kịch liệt) -> Kết quả/Nguyên nhân (Thủy Tinh đuối sức chịu thua).

-> Kết quả (oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về).

2/ Trong câu chuyện này, những nhân vật nào được gọi là thần? Hãy chỉ ra những đặc điểm khiến cho họ được coi là những vị thần

Trong câu chuyện này, nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh được gọi là thần vì: Sơn Tinh và Thủy Tinh là những bậc siêu nhiên. Họ có thể hô mưa gọi gió, dời non, lấp biển… Họ là đại diện cho sức mạnh của thiên nheien, sức mạnh của nhân dân; thể hiện khát vọng, ước mơ chiến thắng của nhân dân trong việc chế ngự thiên tai.

3/ Cuộc thi tài kén rể trong câu chuyện này có gì đặc biệt?

Hùng Vương thứ mười tám có người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vì vậy, vua cha muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn, hai người ngang tài ngang sức:

  • Sơn Tinh: Vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi còn cát; vẫy tay về phía Tây, phía Tây mọc lên từng dãy núi đồi.
  • Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

Vua Hùng không biết chọn ai nên đưa ra yêu cầu sính lễ và ai mang dến trước thì sẽ được cưới Mị Nương.

4/ Sơn tinh phải giao tranh với Thủy Tinh vì lí do gì? Ai là người thắng cuộc và vì sao người thắng cuộc xứng đáng được xem là một anh hùng?

Sơn Tinh phải giao tranh với Thủy Tinh vì lí do: Sơn Tinh mang lễ vật đến trước nên vua Hùng đã gả con gái của mình là Mị Nương cho chàng. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ nên vô cùng tức giận đuổi đánh Sơn Tinh để cướp Mị Nương.

Ai là người thắng cuộc và vì sao người thắng cuộc xứng đáng được xem là một anh hùng: Oán nặng thù sâu, hằng năm Thủy Tinh đều hô mưa gọi gió đánh Sơn Tinh, gây thiên tai, bão lũ cho người dân trong vùng nhằm nhấn chìm núi Tản Viên cướp Mị Nương về tay mình. Tuy nhiên, Thủy Tinh ngông cuồng bao nhiêu thì Sơn Tinh cũng tài giỏi, anh hùng, kiên cường bấy nhiêu. Nước dâng cao bao nhiêu thì Sơn Tinh cho núi cao thêm bấy nhiêu, nên sau nhiều năm giao chiến nhưng năm nào Thủy Tinh cũng thua trận mà không cướp được Mị Nương về tay mình. Sơn Tinh được xem là anh hùng vì hiện thân cho bên chính nghĩa, đồng thời khẳng định sức mạnh và niềm tin chiến thắng thiên tai của nhân dân ta.

5/ Chủ đề của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?

Là câu chuyện truyền thuyết có yếu tố tưởng tượng kì ảo nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai. Đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng, xây dựng hai tuyến nhân vật chính để phản ánh ước mơ cái thiện thắng cái ác.

6/ Truyền thuyết cũng thường lí giải nguồn gốc các sự vật, hiện tượng hoặc nguyên nhân của một hiện tượng thời tiết trong năm. Theo em, truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh lí giải hiện tượng tự nhiên nào? Tác giả dân gian cho rằng do đâu mà có hiện tượng tự nhiên đó?

Theo em, truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng: lũ lụt và việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta ở đồng bằng Bắc Bộ.

Theo tác giả dân gian có hiện tượng tự nhiên đó vì: Chi tiết Sơn Tinh dựng thành ngăn nước. Đó là công việc đắp thành bằng đất của con người – khưởi đầu cho những con đê lớn sau này chạy suốt hai bờ những con sông lớn để ngăn lũ. Người xưa để cho Sơn Tinh thắng Thủy TInh là gửi gắm vào đó ước mơ có được sức mạnh thần kì để chế ngự được nạn lũ lụt – một tai họa lớn của con người.

7/ Thử tưởng tượng em là Thủy Tinh và nêu những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật sau khi bị thua cuộc

Không lấy được Mị Nương – cô công chúa xinh đẹp mà ta hết lòng yêu thương. Từ đó, mỗi năm, cứ đến dịp này, nhớ lại việc Sơn Tinh đã cướp mất nàng, lòng ta lại căm giận như sôi, ta lại làm mưa gió, dông bão, dâng nước đánh hắn. Ta biết ta không thể chiến thắng được hắn, nhưng mấy ngàn năm đã qua, nỗi căm tức của ta đối với Sơn Tinh vẫn không hề vơi cạn. Mỗi lần thua cuộc, trong lòng ta rất bực bội nhưng ta rất cảm phục Sơn Tinh. Bởi hắn ta luôn chiến đấu với tinh thần quả cảm, quật cường, không hề bị khuất phục. Phải chăng, đó chính là tinh thần quả cảm, quật cường, không hề bị khuất phục. Phải chăng, đó chính là tinh thần chiến đấu của người dân Việt trước thiên tai lũ lụt gây ra. Dù ta – hiện thân của thiên nhiên, có mạnh mẽ và quyền lực đến đâu thì cũng phải thua trước sức mạnh ý chí của con người mà thôi. Dù khó khăn thử thách đến đâu thì con người vẫn luôn chiến thắng thiên tai, làm chủ vận mệnh của mình, không bao giờ lùi bước. Nhiều lúc ta cảm thấy xấu hổ vì năm nào cũng gây ra rất nhiều lầm than, tai ương cho nhân dân. Hằng năm, nhìn người dân rơi vào cảnh màn trời chiếu đất khi bị nước lũ cuốn trôi, hoa màu, trâu bò, lợn gà đều bị cuốn sạch, ta cảm thấy rất đau lòng. Đôi khi ta định dừng hành động trái ngang lại, không muốn gây ra những thảm cảnh cho người nông dân nhưng sứ mệnh của ta đã bị sắp đặt, ta không thể làm khác được.

Soạn văn Sơn Tinh, Thủy Tinh – Viết kết nối với đọc

Đây là tưởng tượng của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp về hình ảnh Sơn Tinh và Thủy Tinh:

Sơn Tinh có một mắt ở trán

Thủy Tinh râu ria quăn xanh rì

Một thần phi bạch hổ trên cạn

Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.

Điêu này cho thấy, từ những thông tin về nhân vật trong câu chuyện, mỗi chúng ta đều có thể tưởng tượng ra ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh theo cách riêng. Hãy ghi lại tưởng tượng của em bằng một đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu).

Gợi ý

Sơn Tinh: khuôn mặt chất phác, nhân hậu, khí thế phi thường, thân hình vạm vỡ và cường tráng. Lời nói trầm ấm, đầy uy lực, quyết đoán. Ánh mắt thiện cảm. Nụ cười rạng rỡ, nồng ấm. Hành động cử chỉ điềm đạm. Anh hùng Sơn Tinh dời núi, lấp biển.

Thủy tinh mặt đầy sát khi, âm mưu, tính toán: Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, hung dữ.

Cả hai đều là những vị thần tài giỏi.

Kết luận

Tài liệu soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh đã được đăng tải chính xác tại The POET Magazine. Học sinh theo dõi trước bài để có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi học sắp tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *