Soạn bài Sự sống và cái chết, lớp 10 Kết nối tri thức

Soạn bài Sự sống và cái chết sẽ trở nên cực kỳ đơn giản với hướng dẫn từ THE POET Magazine. Vạn vật trên Trái Đất của chúng ta với đặc điểm như thế nào được thể hiện rõ nét qua quá trình tìm hiểu tác phẩm.

Table of Contents

Soạn văn 10 Sự sống và cái chết – Trước khi đọc

Khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất điều gì đã khiến bạn suy nghĩ, băn khoăn hoặc tò mò.

Sự sống là một chuỗi dài của sự tiếp nối và biểu hiện bằng nhiều trạng thái dù vô hình hay hữu hình, vô hồn hay có tri giác, thì đối với tôi nó vẫn là quá đỗi bí mật. Biên giới giữa sống và chết thật mong manh. Con người không thể đua lại với thiên nhiên và làm chủ tạo vật. Cho nên, khi quan sát những biểu hiện cụ thể như trời lũ lụt, hay khi nắng gắt, những cơn bão, thuỷ triều lên, một cơn gió lạnh hay một vì sao lấp lánh giữa bao la, tôi chợt nhận ra con người thật nhỏ bé biết bao!

Từ đó, tôi thấy sự sống là quá đỗi bí mật không thể lý giải nổi. Nếu sự sống là bí mật thì hạnh phúc cũng là bí mật. Cho nên, tôi thấy trong lòng nhiều nỗi hoang mang về thân phận con người. Từ đó, tôi thích đọc sách, nhưng là những áng văn chương nhè nhẹ giàu tình người, hoặc những cảnh thiên nhiên nhỏ, xinh, vừa khéo vừa đủ tạo cho tôi cảm xúc êm đềm, chở che. Có lẽ, cách quan sát sự sống trên Trái Đất của mọi người không giống tôi chăng?

Đọc văn bản

Nội dung phần bài soạn Sự sống và cái chết (Ngữ văn lớp 10 tập 2) là những câu hỏi tìm hiểu ý chính của tác phẩm. Tổng kết lại tất cả các đáp án giúp bạn hiểu phần nào thông điệp tác giả muốn truyền tải.

1. Dự đoán nội dung cụ thể sẽ được triển khai trong bài viết qua nhan đề và đoạn 1.

  • Dự đoán: Bàn về sự sống và cái chết của các sinh vật trên Trái Đất.
  • Đoạn 1: Đề cập đến sự đa dạng của sự sống và các loài theo thời gian.
soạn sự sống và cái chết
Nội dung văn bản nói về sự sống, sự phát triển và cái chết của các loài sinh vật

2. Việc tác giả tưởng tượng ra một chuyến “du hành” ngược thời gian có ý nghĩa gì?

Trong quá trình đọc và soạn văn Sự sống và cái chết, em nghĩ ý nghĩa của chuyến “du hành” ngược thời gian là giúp người đọc hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành sự sống, sự đa dạng của các loài sinh vật trên Trái Đất. Để từ đó, ta biết nâng niu sự sống hiện tại hơn.

3. Chú ý những thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong các đoạn 3, 4 và tác dụng của chúng.

  • Sinh vật đơn bào
  • Động vật nguyên sinh
  • Động vật đa bào
  • Các ổ sinh thái
  • Loài tiến hoá
  • Cuối kỉ Péc-mi.

4. Sự khác nhau giữa các sinh vật vô sinh và các sinh vật là gì?

Soạn bài Sự sống và cái chết Kết nối tri thức giúp em nhận thấy, các sinh vật có sự sống, chúng phải đấu tranh để sinh tồn, để không bị đào thải, bị chết hay dẫn đến việc bị tuyệt chủng. Các vật vô sinh là vật không có sự sống, là các hạt, các nguyên tử; chúng không cần phải đấu tranh để sinh tồn.

soạn văn sự sống và cái chết
Các loài vô sinh và sinh vật có sự khác nhau về đặc điểm sinh tồn

Soạn Sự sống và cái chết chi tiết – Sau khi đọc

Tổng hợp những câu hỏi Sau khi đọc bài soạn Sự sống và cái chết ngắn nhất và giải đáp. Tác giả thực sự đã mang đến tri thức tuyệt vời mà bất cứ ai đang tồn tại trên Trái Đất cũng nên nghe một lần trong đời.

1. Văn bản Sự sống và cái chết viết về đề tài gì? Từ việc liên hệ tới những văn bản khác cùng đề cập đề tài này mà bạn đã đọc, hãy cho biết góc độ tiếp cận vấn đề riêng của tác giả.

Đề tài của văn bản là viết về sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất và lịch sử hình thành cũng như sự đa dạng của các loài sinh vật. Góc độ tiếp cận vấn đề của tác giả là tiếp cận từ nguồn gốc, sự hình thành của tự nhiên, từ việc khám phá vẻ đẹp đa dạng của sự sống, của các loài sinh vật trên Trái Đất.

2. Tóm tắt những thông tin chính trong văn bản và chỉ ra cách tác giả sắp xếp, tổ chức các thông tin đó.

Soạn bài Sự sống và cái chết chi tiết giúp em nắm bắt mạch tác phẩm xuyên suốt và xác định những thông tin chính trong văn bản được sắp xếp lần lượt như sau:

  • Sự xuất hiện của sự sống trên Trái Đất theo chiều dọc và chiều ngang.
  • Sự đa dạng sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất từ hàng trăm triệu năm trước.
  • Sự tiến hoá và tuyệt chủng của các loài động, thực vật trên Trái Đất.
  • Sự khác nhau của các loài sinh vật và các vật vô sinh.

3. Dựa vào nội dung văn bản, vẽ sơ đồ mô tả quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất.

Từ quá trình soạn bài Sự sống và cái chết lớp 10, em vẽ sơ đồ mô tả sự phát triển của sự sống trên Trái Đất như sau:

soạn bài sự sống và cái chết

4. Văn bản đưa lại cho bạn hiểu biết gì về mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hoá”, giữa “sự sống” và “cái chết”.

Mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hoá” là mối quan hệ qua lại, bổ sung cho nhau. Các loài sinh vật để có thể sống thì cần phải đấu tranh sinh tồn, để sinh tồn thì phải có sự tiến hoá, nâng cấp bản thân để tăng cường sức mạnh, để có thể đánh bại kẻ thù, để không bị chết và tuyệt chủng.

Mối quan hệ giữa “sự sống” và “cái chết” là mối quan hệ mật thiết, luôn đi liền với nhau. Có sống sẽ có chết, khác nhau ở các sinh vật là thời gian phát triển và tồn tại trong bao lâu.

5. Ngoài việc biết thêm các thông tin khoa học về Trái Đất, bạn còn nhận được những thông điệp gì từ văn bản Sự sống và cái chết? Trình bày suy nghĩ của bạn về những thông điệp đó.

Soạn văn bài Sự sống và cái chết, em biết được thêm được rất nhiều kiến thức hữu ích. Bên cạnh đó em còn tiếp thu thông điệp rất hay từ văn bản là thông điệp về việc bảo vệ sự sống trên Trái Đất, bảo vệ các loài động – thực vật quý hiếm khỏi sự tuyệt chủng. Trái Đất là cái nôi của sự sống. Vì vậy, ta cần nhận thức được tầm quan trọng của Trái Đất và những tác hại khôn lường mà con người đã gây ra cho môi trường. Từ đó ta có thể thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường đối với cuộc sống của con người. Môi trường gắn bó chặt chẽ với cuộc sống con người, bao gồm đất, nước, không khí. Con người không thể sống khi thiếu đi những tài nguyên của môi trường. Bảo vệ môi trường không phải là vấn đề của riêng ai mà là vấn đề chung của toàn xã hội. Cả xã hội cần chung tay bảo vệ môi trường vì một cuộc sống tươi đẹp hơn, phát triển hơn, vì tương lai của con em mỗi chúng ta được sống trong một môi trường đảm bảo nhất.

soạn bài sự sống và cái chết kết nối tri thức
Con người cần có ý thức bảo vệ sự sống trên Trái Đất

6. Những đặc trưng của loại văn bản thông tin đã được thể hiện như thế nào trong văn bản này? Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm hoặc nghị luận đã được phối hợp sử dụng như thế nào và tạo được hiệu quả ra sao?

Những đặc trưng của văn bản thông tin em tìm thấy khi soạn văn bản Sự sống và cái chết được thể hiện rất đầy đủ và rõ ràng trong văn bản đó. Văn bản trên đã cung cấp đủ thông tin liên quan đến vấn đề, đã đảm bảo tính chính xác, có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là các số liệu thống kê,…

Các phương thức miêu tả, tự sự, biểu cảm và các thác tác nghị luận giải thích, phân tích, chứng minh, được phối hợp và sử dụng một cách hiệu quả và thành công trong văn bản. Điều đó giúp người đọc hiểu rõ văn bản hơn.

7. Có thể đổi nhan đề của văn bản thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất được không? Vì sao?

Không nhất định phải đổi nhan đề vì nó đã hợp lý. Nhan đề này ngắn gọn và nó cũng bao hàm ý nghĩa, mang thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.

8. Vấn đề tác giả đặt ra trong văn bản này đã tác động như thế nào đến nhận thức của bạn về cuộc sống?

Đọc hiểu Sự sống và cái chết có thể thấy vấn đề tác giả đặt ra đã tạo nên ảnh hưởng. Sự tác động đó chính là cần nhận thức tầm quan trọng của sự sống trên Trái Đất và môi trường sống.

soạn sự sống và cái chết ngắn nhất
Sự tác động mà văn bản đưa đến là nhận thức về sự sống và môi trường sống

Kết nối đọc – viết

Thu thập thông tin về một loài sinh vật mà bạn muốn tìm hiểu. Trình bày thông tin đó bằng một đoạn văn (khoảng 150 chữ).

Sao la được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam vào tháng 5 năm 1992 trong một chuyến khảo sát được Bộ Lâm nghiệp Việt Nam và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tiến hành trong Vườn quốc gia Vũ Quang. Sau đó, các nhà khoa học đã tiếp tục tìm kiếm và phát hiện thêm 20 con sao la nữa cũng trong năm 1992.

Việc khám phá ra loài sao la đã gây chấn động trên thế giới vì giới khoa học đã cho rằng việc tìm thấy một loài thú lớn vào cuối thế kỷ 20 là chuyện khó có thể xảy ra. Sau này sao la cũng được tìm thấy ở các nơi khác trong phạm vi của rừng Trường Sơn thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam và nhiều tỉnh thuộc Lào.

Mãi đến năm 1996 người ta mới bắt và chụp ảnh được một con sao la còn sống tại Lào, nhưng sau đó vài tuần nó đã chết. Tháng 10 năm 1998 một lần nữa các nhà khoa học đã chụp ảnh được sao la trong tự nhiên, tại Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An. Đầu tháng 8 năm 2010, người dân tại tỉnh Borikhamxay của Lào bắt được một con sao la đực và chụp ảnh khi nó còn sống, nhưng sau đó, con vật đã chết trước khi các chuyên gia của Sở Nông lâm tỉnh kịp đến để tìm hiểu. Ngày 7 tháng 9 năm 2013, sau 15 năm biệt tăm ở Việt Nam kể từ năm 1998, hình ảnh sao la trong tự nhiên đã được ghi nhận ở Quảng Nam, thông qua máy ảnh của WWF và Chi cục Kiểm lâm tỉnh. Trước đó, lần cuối cùng sao la được trông thấy trong tự nhiên là vào năm 1999 tại Bolikhamxai, Lào cũng nhờ bẫy ảnh.

Kết luận

Soạn bài Sự sống và cái chết là quá trình con người tìm về với cội nguồn xa xưa và hình dung quá trình phát triển của vạn vật trên Trái Đất. Những thông tin mà tác giả mang đến vô cùng hữu ích, giúp học sinh hiểu biết thêm về cách làm văn cũng như trau dồi kiến thức sinh học.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *