Soạn bài Sự tích Hồ Gươm – Chân trời sáng tạo

Theo dõi và soạn bài Sự tích Hồ Gươm để các em học sinh hiểu hơn về nội dung của bài học. Cập nhật chính xác gợi ý các câu hỏi chương trình Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo tại trang web The POET Magazine.

Table of Contents

Soạn bài Sự tích Hồ Gươm phần Chuẩn bị đọc

Em biết những gì về Hồ Gươm (Hà Nội)? Hãy chia sẻ với bạn cùng nhóm về thắng cảnh này.

Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) nằm ngay trung tâm quận Hoàn Kiếm, là một thắng cảnh nổi tiếng ở Thủ đô Hà Nội.

Hồ có tổng diện tích 12ha, là hồ nước ngọt tự nhiên kéo dài 700m theo hương Nam Bắc và rộng 200m hướng Đông Tây. Mặt hồ xanh biếc, bình lặng và trầm tư nằm giữa những khu phố cổ, những con đường tấp nập, mở ra một khoảng không thoáng đãng cho những sinh hoạt văn hóa của mọi người khi đến với Hồ Gươm. Ngoài ra, hồ còn gắn liền với các công trình kiến trúc nổi tiếng khác như: Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, đài Nghiên, tháp Bút…

  • Vị trí:

Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm tọa lạc ngay trung tâm Thủ đô Hà Nội và được bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng.

Hồ Gươm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ… với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu; Do nằm ở vị trí đắc địa nên hồ Hoàn KIếm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá trong chuyến du lịch Hà Nội.

  • Lịch sử Hồ Hoàn Kiếm:

Hồ đã có từ rất lâu, khoảng vài nghìn năm trước, song trước khi mang tên chính thức là Hoàn Kiếm, hồ có rất nhiều tên gọi gắn liền với những câu chuyện khác nhau chẳng hạn như tên hồ Lục Thủy vì nước hồ có màu xanh biếc quanh năm, hồ Thủy Quân vì đây là nơi triều đình dùng để duyệt thủy binh…

Tên gọi Hoàn Kiếm chính thức xuất hiện vào đầu Thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa Thần sau khi mượn gươm chiến đấu, đánh tan giặc Minh, chính thức lên làm vua và gây dựng triều đại nhà Lê thịnh vượng.

Tuy nhiên khoảng cuối Thế kỷ 16, chúa Trịnh cho ngăn hồ thành hai phần tả – hữu, lấy tên là Tả Vọng. Sau đó đến năm 1884, hồ Hữu Vọng bị thực dân Pháp lấp đầy để mở mang Thủ đô, còn hồ Tả Vọng được giữ lại chính là hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) ngày nay.

Danh thắng Hồ Gươm cùng với hàng loạt các di tích lịch sử – văn hóa có giá trị quanh hồ như đền Ngọc Sơn, tháp Rùa, tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc, tượng vua Lê… đã trở thành tụ điểm văn hóa, du lịch ấn tượng. Ngày Tết và những dịp lễ trọng đại của Hà Nội, của đất nước; nhân dân bốn phương đều về Hồ Gươm để chào đón năm mới, tham gia các sự kiện lịch sử.

(Nguồn: Cổng TTĐT TP Hà Nội)

soạn bài Sự tích Hồ Gươm
Hồ Gươm gắn với nhiều câu chuyện lịch sửu, bao gồm Sự tích Hồ Gươm

Soạn bài Sự tích Hồ Gươm phần Trải nghiệm cùng văn bản

Sự tích Hồ Gươm lớp 6 là bài đọc thuộc phần Lắng nghe lịch sử nước mình. Bài học với nhiều câu hỏi song song với lúc đọc giúp bạn hiểu sâu hơn về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.

Soạn văn bài Sự tích Hồ Gươm – Hãy đoán xem, Long Quân sẽ cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm theo cách nào?

Hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ đang lâm nguy khi giặc Minh đặt ách đô hộ, ra sức làm những điều bạo ngược với dân ta, nghĩa quân Lam Sơn lúc đó thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thua. Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm,

Nhưng đây là gươm thần nên đức Long Quân sẽ không cho mượn theo cách dễ dàng, trao sẵn mà sẽ trao theo cách đặc biệt, có thể cho mượn gắn với thử thách để nghĩa quân hiểu và trân trọng ý nghĩa của thanh gươm thần.

Theo em, khi nghe Rùa vàng đòi gươm, nhà vua đã “hiểu ra” điều gì?

Khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã “hiểu ra” rằng:

Cuộc chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc đã kết thúc, đất nước đã được yên bình, thanh gươm đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình;

Thanh gươm do đức Long Quân cho mượn, sau khi chiến tranh thì cần phải hoàn trả;

Thanh gươm tượng trưng cho sự giúp sức của thế hệ cha ông, tổ tiên với đất nước, của tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng để chiến thắng được kẻ thù xâm lược.

Hướng dẫn soạn bài Sự tích Hồ Gươm Chân trời sáng tạo

Gợi ý trả lời câu hỏi trang 24, 25 SGK Văn 6, chi tiết:

Đọc hiểu Sự tích Hồ Gươm – Theo em, vì sao thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần? Điều này thể hiện đặc điểm gì của truyền thuyết?

Theo em, thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần bởi vì:

  • Đây là thanh gươm của thần (đức Long Quân) cho mượn.
  • Cách cho mượn gươm và biểu hiện của thanh gươm rất kì lạ:
    Lê Thận đi đánh cá, cả ba lần thả lưới đều vớt được lưỡi gươm. Khi Lê Lợi đến nhà của Lê Thận thì thanh gươm bỗng sáng rực và trên gươm có hai chữ “Thuận Thiên”.
    Khi bị giặt đuổi, đi qua khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng lạ trên ngọn cây đa thì đó là cái chuôi gươm nạm ngọc và tra vào lưỡi gươm thì vừa như in.
  • Thanh gươm có sức mạnh kì lạ: giúp nghĩa quân dành được nhiều thắng lợi. Điều này thể hiện đặc điểm của truyền thuyết: truyện thường có các chi tiết kì ảo, hoang đường.

Chuẩn bị soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân cho bài học tiếp theo. Bạn sẽ được hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa và đọc hiểu văn bản chi tiết.

Em hãy xác định không gian, thời gian Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm, đòi lại gươm trong Sự tích Hồ Gươm và điền vào các ô tương ứng theo bảng dưới đây (trang 25 SGK, làm vào vở)

Sự việc Thời gian Không gian
Cho mượn gươm thần Khi giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lúc đó, nghĩa quân Lam Sơn đã nổi dậy nhưng còn non yếu nên nhiều lần bị thua. Tìm thấy lưỡi gươm ở dưới nước; chuôi gươm trên ngọn cây ở vùng rừng núi
Đòi lại gươm thần Sau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, Lê Lợi lên ngôi vua. Hồ Tả Vọng

Trong truyền thuyết cũng như truyện kể nói chung, các sự việc thường được sắp đặt nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó. Trong Sự tích Hồ Gươm, Long Quân để cho Lê Thận tình cờ tìm thấy lưỡi gươm ở một nơi, Lê Lợi tình cờ tìm thấy chuôi gươm ở một nơi khác. Thông qua cách cho mượn như vậy, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?

Trong truyền thuyết cũng như truyện kể nói chung, các sự việc thường được sắp đặt nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó. Trong Sự tích Hồ Gươm, Long Quân để cho Lê Thận tình cờ tìm thấy lưỡi gươm ở một nơi, Lê Lợi tình cờ tìm thấy chuôi gươm ở một nơi khác. Thông qua cách cho mượn gươm như vậy, tác giả dân gian muốn thể hiện:

  • Việc nhận gươm diễn ra ở nhiều thời điểm, nhiều địa điểm cho thấy quá trình cứu nước vô cùng khó khăn, gian khổ và dài lâu.
  • Lưỡi gươm thấy ở miền sông nước, chuôi gươm tìm thấy ở miền rừng núi, cho việc cứu nước của nhân dân ta diễn ra ở khắp nơi, từ miền ngược tới miền xuôi.
  • Lưỡi gươm do Lê Thận tìm thấy, chuôi gươm do Lê Lợi tìm thấy, khi ráp vào thì vừa như in, qua đó thể hiện tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng của dân tộc trong công cuộc cứu nước.

Sau khi đọc sự tích Hồ Gươm, một số bạn cho rằng truyện này chỉ đơn giản là mượn chuyện Lê Lợi trả gươm thần để “giải thích địa danh Hồ Gươm”. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến ấy? Vì sao?

Sau khi đọc Sự tích Hồ Gươm, một số bạn cho rằng truyện này chỉ đơn giản mượn chuyện Lê Lợi trả gươm thần để “giải thích địa danh Hồ Gươm”. Em không đồng ý với ý kiến ấy. Bởi vì ngoài ý nghĩa giải thích tên gọi địa danh Hồ Gươm, nội dung truyện thể hiện:

  • Ca ngợi tinh thần đoàn kết, yêu nước và chiến thắng của nhân dân ta trọng cuộc chiến đấu vì chính nghĩa đối với giặc Minh xâm lược.
  • Ca ngợi người anh hùng dân tộc Lê Lợi, người đã dựng cờ khởi nghĩa chống giặc, quy tụ thần dân, được mọi người đoàn kết giúp đỡ đánh tan quân giặc.
  • Ca ngợi tinh thần yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta: Sau khi giặc đã bị dẹp tan, đất nước được thanh bình, lịch sử dân tộc bước sang một trang mới. Lúc này, nhà vua cần trị vì đất nước bằng luật pháp, đạo đức chứ không phải bằng vũ lực. Do vậy, gươm thần là thứ vũ khí không cần thiết trong giai đoạn mới. Hành động trả gươm của vua cũng thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân ta. Chiến tranh kết thúc, thanh gươm được trả lại và cả dân tộc xây dựng đất nước trong hòa bình, yên ấm.
soạn bài Sự tích Hồ Gươm Chân trời sáng tạo
Câu chuyện không chỉ đơn giản mượn chuyện Lê Lợi trả gươm thần để “giải thích địa danh Hồ Gươm”

Tìm trong văn bản Sự tích Hồ Gươm một số từ ngữ cho thấy cách xưng hô trân trọng của các nhân vật đối với Lê Lợi

Các từ cho thấy cách xưng hô trân trọng của nhân vật đối với Lê Lợi gồm: minh công, bệ hạ.
Tìm một vài câu văn cho thấy cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giải dân gian trong lời kể (chẳng hạn: lo lắng khi nghĩa quân gặp khó khăn; phấn khởi khi nghĩa quân ngày một thêm hùng mạnh).
Những câu này gồm:
  • Chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược khiến cho thiên hạ căm giận chúng đến tận xương tủy.
  • Khi lắp lưỡi vào với chuôi thì kỳ lạ thay, vừa vặn khớp với nhau. Lê Lợi bèn kể lại câu chuyện. Mọi người nghe xong đều hồ hởi vui mừng.

Theo em, Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm nào của thể loại truyền thuyết?

Theo em, Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm của thể loại truyền thuyết:

  • Là tác phẩm tự sự dân gian (có nhân vật, cốt truyện, ý nghĩa…
  • Nội dung đề cập đến những nhân vật lịch sử (Lê Lợi, Lê Thận) hoặc địa danh, sự kiện lịch sử (giặt Minh xâm lược, Thanh Hóa, khởi nghĩa Lam Sơn, hồ Tả Vọng…)
  • Có sử dụjng các yêu tố kì ảo (gươm thần, Rùa Vàng, đức Long Quân).
  • Thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân đối với nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử được đề cập tới.

Kết luận

Nội dung soạn bài Sự tích Hồ Gươm đã được cập nhật chính xác nhất tại The POET Magazine (theo đường dẫn https://www.thepoetmagazine.org/). Học sinh tham khảo và chuẩn bị bài chính xác để nắm rõ được nội dung bài học.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet