Soạn bài Tây Tiến (Kết nối tri thức 12 + Chân trời sáng tạo 10) ngắn nhất

Soạn bài Tây Tiến giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung của tác phẩm khắc họa hình ảnh người lính thời kháng chiến chống Pháp. Những chàng trai trẻ gốc Hà Nội mang theo tâm hồn đầy hào hoa và lãng mạn đến với vùng đất biên cương Việt-Lào.

Table of Contents

Soạn bài Tây Tiến Chân trời sáng tạo Lớp 10

Soạn bài Tây Tiến ngắn nhất giúp bạn trả lời tất cả các câu hỏi trong sách để thấu hiểu trọn vẹn thông điệp tác giả muốn truyền tải. Dựa vào những thông tin The POET tổng hợp bạn sẽ có thêm kiến thức cần thiết để học tốt môn Ngữ văn trên lớp.

Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo Tây Tiến Trước khi đọc

Bạn biết gì về vùng đất Tây Bắc và những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp? Hãy chia sẻ với mọi người.

Trả lời: Tây Bắc là nơi nhiều chiến sĩ bước tới, ở lại và chiến đấu vì sự nghiệp chống giặc ngoại xâm. Con người nơi đây thấm đậm tình cảm và dành cho người lính rất nhiều sự yêu thương.

Chiến dịch nổi tiếng nhất ở vùng đất này là Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Đây là dấu ấn quan trọng dẫn tới việc Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, lập lại hòa bình trên Đông Dương.

soạn bài tây tiến
Chuẩn bị trước khi đọc cho chương trình Chân trời sáng tạo lớp 12

Soạn Tây Tiến Lớp 10 phần Đọc văn bản

Phần đọc hiểu Tây Tiến với các câu hỏi cụ thể giúp bạn nắm được chi tiết nội dung của bài thơ:

1/ Tưởng tượng: Từ láy “chơi vơi” giúp bạn cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ của nhà thơ?

Chơi vơi là từ láy mang theo ý nghĩa về sự vô định, không có điểm tựa nên giúp thể hiện rất rõ nỗi nhớ chan chứa của tác giả về khoảng thời gian tươi đẹp.

2/ Tưởng tượng: Đoạn thơ này giúp bạn hình dung như thế nào về hình ảnh thiên nhiên rừng núi?

Rừng núi phía Bắc không chỉ có sự thơ mộng, lãng mạn mà còn mang cả sự hiểm trở, hoang sơ, khó dò với nhiều mối nguy hiểm đe dọa.

3/ Suy luận: Bạn cảm nhận như thế nào về hình ảnh người lính được miêu tả trong đoạn thơ? Qua đó, tác giả đã thể hiện tình cảm gì đối với người lính Tây Tiến?

Người chiến sĩ trong tác phẩm của nhà thơ Quang Dũng hiện lên với sự hào hoa và lãng mạn. Tuy nhiên, sự khổ cực và khó khăn cũng được khắc hoạ bên cạnh để người đọc hình dung rõ ràng hơn.

Soạn bài Tây Tiến Sau khi đọc

Phần soạn văn 12 Tây Tiến sau khi đọc trả lời câu hỏi Tây Tiến chia làm mấy đoạn, phân tích bức tranh về thiên nhiên và hình ảnh người lính.

1/ Xác định bố cục bài thơ và nội dung chính của từng đoạn. Từ đó, chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ.

Bố cục và nội dung chính của từng đoạn:

  • Đoạn 1 – 14 câu đầu: Nét đẹp của rừng núi vùng biên cương hiện ra trên cuộc hành quân của Trung đoàn Tây Tiến.
  • Đoạn 2 – 8 câu tiếp: Kỉ niệm bồi hồi của tác giả về tình dân quân, hoà cùng khung cảnh lãng mạn.
  • Đoạn 3 – 8 câu tiếp theo: Hình ảnh vừa hào hoa vừa bi tráng của người lính.
  • Đoạn 4 – Phần còn lại: Lòng son sắt với lời thề của người lính Tây Tiến trong sự nghiệp giải phóng đất nước.

Mạch cảm xúc của bài thơ: Là sự hồi tưởng của tác giả ở thời điểm thực tại về khoảng thời gian tươi đẹp trước đó với cảm giác hoang hoải.

2/ Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Tình cảm, cảm xúc của tác giả được bộc lộ trực tiếp qua các dòng thơ:

  • Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
  • Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
  • Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
  • Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Những câu thơ này giúp người đọc cảm nhận rõ nét hơn nỗi nhớ của tác giả, tưởng vô hình nhưng lại hữu hình.

  • Chủ thể trữ tình: Chiến sĩ Trung đoàn Tây Tiến.
  • Cảm hứng chủ đạo: Lãng mạn, hào hoa đan xen bi tráng.

3/ Phân tích bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong đoạn 1. Chỉ ra một số nét đặc sắc trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp của đoạn thơ.

Bức tranh thiên nhiên:

  • Núi rừng hiểm trở và hoang dã, mang theo vẻ đẹp thơ mộng nhưng lại cực kỳ huyền bí và linh thương.
  • Những từ láy và tượng hình được sử dụng đa dạng như thăm thẳm, cồn mây, súng ngửi trời, núi trùng điệp, gầm thét, oai linh.

Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến:

  • Các chiến sĩ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm khi hành quân qua núi rừng nhưng vẫn giữ tâm thế coi thường cái chết, bỏ quên đời. Sự ngang tàng của tuổi trẻ được khắc họa đậm nét qua hình ảnh cây súng, bữa liên hoan, lúc hành quân “dãi dầu không bước nữa”.
  • Lãng mạn và hào hoa: Luôn mơ đến ngày được sống yên bình bên cạnh người thân, người dân với hình ảnh làng quê gần gũi.

Những nét đặc sắc trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp của đoạn thơ:

  • Thanh điệu được sử dụng chủ yếu là bằng và trắc giúp tái hiện hình ảnh núi rừng hiểm trở trong cảm nhận của người đọc rõ nét.
  • Biện pháp đối trong thơ: Lên cao >< Xuống (Câu thơ), Thiên nhiên dữ dội >< Cuộc sống yên bình (Đoạn thơ), Dốc lên khúc khuỷu và thăm thẳm >< Nhà Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi (Thanh điệu).
  • Từ láy tượng hình tượng thanh: Chơi vơi, khúc khuỷu, thăm thẳm.
  • Vần lưng, vần chân cách và chân liền đan xen đa dạng.
  • Nhịp: 2/2/3 và 4/3.
soạn tây tiến
Chuẩn bị soạn bài để cảm nhận vẻ đẹp hùng tráng của bài thơ

4/ Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3. Vẻ đẹp của người lính trong đoạn này có gì khác so với đoạn 2?

Đoạn 3 vẽ lên vẻ đẹp của người lính Tây Tiến rất đẹp và rõ nét:

  • Dáng vẻ: Không mọc tóc, quân xanh màu lá, mắt trừng.
  • Tinh thần: Áo bào thay chiếu, mồ viễn xứ
  • Xúc cảm tâm hồn: Dữ oai hùm, chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Nếu đoạn 2 là sự vui vẻ, nhộn nhịp, sự rũ bỏ áp lực hiếm hoi với không gian đầy màu sắc thì đoạn 3 là sự thực, nỗi lo về tương lai chiến sự với không gian dữ dội.

5/ Bài thơ Tây Tiến giúp bạn hiểu thêm những gì về:

a. Hình ảnh anh bộ đội và con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp?

b. Vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong đời sống tinh thần của con người cũng như trong sáng tác thơ ca?

  1. Hình ảnh anh bộ đội và con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp hiện lên không hề sung sướng, bình yên nhưng vẫn tràn đầy sức sống. Dẫu chịu nhiều khổ cực vẫn luôn hướng tới tương lai tốt đẹp, thể hiện rõ tinh thần anh dũng và bất khuất.
  2. Kỉ niệm, kí ức là động lực, là cơn mưa tưới mát cho tâm hồn người lính, xua tan phần nào mệt mỏi và giữ tinh thần luôn tươi sáng. Trong thơ ca, đây là những chất liệu tuyệt vời để sáng tác nên những tác phẩm đẹp.

Soạn bài Tây Tiến Kết nối tri thức Lớp 12

Nội dung soạn văn Tây Tiến trong chương trình Lớp 12 Kết nối tri thức giúp bạn nắm bắt mạch cảm xúc, ý nghĩa, giá trị tác phẩm rõ ràng. Mỗi câu hỏi đều được trả lời chi tiết, khai thác trọn vẹn thông điệp đẹp đẽ của tác giả.

Soạn Tây Tiến ngắn nhất Trước khi đọc

Bạn đã đọc những bài thơ nào viết về đề tài người lính cách mạng Việt Nam? Đọc diễn cảm một đoạn thơ mà bạn yêu thích.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật, Cuộc chia ly màu đỏ – Nguyễn Mỹ, Lá đỏ – Nguyễn Đình Thi, Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân, Đồng chí – Chính Hữu,…

Soạn Tây Tiến Đọc văn bản

Soạn văn 12 Tây Tiến ngắn nhất giúp bạn đọc hiểu tác phẩm kỹ càng và ghi nhớ lâu hơn.

1/ Chú ý: Hình ảnh khơi nguồn cảm xúc & Các từ ngữ gợi bối cảnh không gian và ấn tượng về đoàn quân Tây Tiến.

  • Hình ảnh khơi nguồn xúc cảm: Sông Mã (câu đầu tiên)
  • Các từ ngữ gợi bối cảnh không gian và ấn tượng về đoàn quân Tây Tiến: rừng núi, chơi vơi, đoàn quân, hoa, đêm, sương.

2/ Nhận diện các yếu tố: nhịp điệu, nhạc điệu, đối và những kết hợp từ ngữ khác lạ trong đoạn thơ

  • Nhịp điệu: 2/2/3
  • Nhạc điệu: Từ láy sử dụng liên tiếp với nhạc điệu nhanh
  • Đối: dốc đối với thăm thẳm
  • Kết hợp từ lạ: Dốc thăm thẳm (dốc thường được hình dung về độ cao, ít khi miêu tả theo độ sâu)

3/ Chú ý những hình ảnh gây ấn tượng về thiên nhiên, con người Tây Bắc.

Khèn, lau, độc mộc, đuốc hoa.

4/ Hình dung dáng vẻ, tư thế, cốt cách của đoàn binh Tây Tiến.

Cốt cách và tư thế của người lính được hình dung qua cách miêu tả “Không mọc tóc”, “quân xanh”, “oai hùm”.

5/ Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “người đi”

Tuổi trẻ bất khuất với lòng yêu nước nồng nàn sẵn sàng xách ba lô lên và đi khi Tổ quốc cần mà sẵn sàng không hẹn ngày trở về.

Soạn văn Tây Tiến Sau khi đọc

Nội dung chính cần nhớ khi soạn văn 12 Tây Tiến sau khi đọc là nỗi nhớ về khoảng thời gian tươi đẹp xen lẫn với sự tự hào to lớn về đồng đội. Những chiến sĩ quả cảm sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của đất nước quê hương.

1/ Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến là gì?

Nỗi nhớ của tác giả, sự hoài niệm về thời gian đồng hành cùng binh đoàn Tây Tiến.

2/ Đọc đoạn 1 và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Nêu ấn tượng về trạng thái cảm xúc được tác giả thể hiện ở hai câu thơ mở đầu.

b. Cho biết hình dung của bạn về bức tranh thiên nhiên và con đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến.

c. Phân tích những hình ảnh thể hiện ấn tượng ban đầu của tác giả về đoàn quân Tây Tiến.

d. Nêu cảm nhận về chất nhạc và chất họa trong bốn câu thơ sau:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Trả lời:

  1. Mở đầu bài thơ đã là cảm xúc nhớ nhưng rõ nét, da diết.
  2. Con đường hành quân đi qua núi rừng hiểm trở, mang theo nhiều sự nguy hiểm nhưng cũng rất đẹp và hùng vĩ.
  3. Tác giả ấn tượng với đoàn quân về sự dũng mãnh, kiên cường, không bị địa hình nguy hiểm cản bước mà thậm chí còn rất yêu đời, vui tươi.
  4. Chất nhạc thể hiện qua việc sử dụng từ láy liên tiếp với thanh bằng trắc, chất hoạ là những từ ngữ gợi hình rõ nét, miêu tả thiên nhiên.

3/ Trong kí ức của nhân vật trữ tình, hình ảnh đêm lửa trại và con người, cuộc sống miền Tây Bắc hiện lên với những nét đặc sắc gì? Những hình ảnh đó đã góp phần làm nổi bật hình tượng người Lính Tây Tiến như thế nào?

  • Ký ức vẽ nên tình dân quân đùm bọc lẫn nhau, sẻ chia và gắn bó.
  • Người lính có cả mặt bất khuất, dũng cảm, mạnh mẽ lẫn yêu đời, vui vẻ.

4/ Trong hai đoạn thơ 3, 4, hình tượng người lính Tây Tiến được gợi ra qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Khái quát đặc điểm của hình tượng này.

  • Từ ngữ được sử dụng là “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”,  “dữ oai hùm”, “mắt trừng”, “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, “áo bào thay chiếu”.
  • Những từ ngữ này vẽ nên hình tượng về người chiến sĩ gan cường trong lịch sử hào hùng nhưng cũng rất hào hoa, phóng khoáng.

5/ Chỉ ra một số biểu hiện của phong cách lãng mạn trong bài thơ. Phân tích một  biểu hiện mà bạn cho là đặc sắc.

Biểu hiện:

  • Tác giả mang theo nỗi nhớ khắc khoải, thổn thức với binh đoàn Tây Tiến.
  • Khung cảnh núi rừng hùng vĩ, thơ mộng làm nền cho sự lạc quan và vui vẻ của người lính.
  • Cảnh sinh hoạt bình yên hiếm hoi, tươi vui của người dân.
  • Sự hào hoa và trẻ trung của người lính khi mong ngóng, nhung nhớ dáng hình thiếu nữ.

Phân tích: Người lính Tây Tiến đều là những chàng trai tươi trẻ, vui vẻ đang trong độ tuổi thanh xuân đẹp nhất. Thế nhưng họ sẵn sàng gác lại tương lai của bản thân mà hướng tới tương lai to lớn và cao đẹp hơn đó là sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Và dù phải hi sinh dự định riêng, họ vẫn giữ được tinh thần lạc quan và sẵn sàng đi không mong ngày trở về.

6/ Phân tích một số hình thức tổ chức ngôn ngữ đặc biệt trong bài thơ Tây Tiến.

  • Hình ảnh độc đáo mô tả dốc thăm thẳm -> Chỉ độ sâu thay vì độ cao.
  • Ngay sau đó là hình ảnh “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” -> Làng quê miền Bắc bình yên, không khí dễ chịu.
  • “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” -> Sử dụng “dốc thăm thẳm”: kết hợp từ mới mẻ vì “thăm thẳm” là từ chỉ độ sâu chứ không phải độ cao.

7/ Hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ từng bị phê phán là “xa lạ” với hình ảnh thực tế của anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo bạn, vì sao có sự đánh giá như vậy? Hãy nêu quan điểm của bạn về vấn đề này.

Sự phê phán xuất phát từ việc tác giả lồng ghép thêm hình tượng hào hoa và lãng mạn cho người lính.

Quan điểm: Vốn dĩ những người chiến sĩ là các chàng trai trẻ, đang ở độ tuổi đôi mươi nên việc sử dụng thêm sự hào hoa là có thể hiểu được. Hình tượng này cũng mang theo cả sự sáng tạo và độc đáo trong góc nhìn của tác giả, tạo ra sự phong phú cho nền văn học.

Xem thêm:

Kết luận

Soạn bài Tây Tiến chi tiết giúp bạn nắm vững nội dung tác phẩm, hiểu sâu hơn để trả lời các câu hỏi một cách chính xác. Đây là bài thơ mang theo ý nghĩa lớn lao về một thời kỳ lịch sử bi tráng với những con người mang theo số phận gắn với sự nghiệp giải phóng đất nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *