Soạn bài Thạch Sanh – NXB Kết nối tri thức lớp 6

Soạn bài Thạch Sanh và trả lời các câu hỏi để có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi học. Học sinh theo dõi tài liệu soạn bài đầy đủ nhất tại The POET Magazine.

Table of Contents

Soạn bài Thạch Sanh Kết nối tri thức – Trước khi đọc

Hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu câu trước khi đọc văn bản.

Soạn bài Thạch Sanh
Hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu câu trước khi đọc văn bản

1/ Trong thế giới tưởng tượng, những con vật kì ảo thường được hình dung là có nhiều đặc điểm kì lạ, biết nói tiếng người, có nhiều phép thần thông, biến hóa, có thể hại người hoặc giúp ích cho người

Việc sáng tạo ra những con vật kì ảo thường đem lại sự hấp dẫn, thú vị cho câu chuyện. Hãy tưởng tượng, vẽ một con vật kì ảo và giới thiệu về con vật đó.

Gợi ý

Học sinh tự tưởng tượng vẽ những con vật kì ảo, có nhiều phép lạ. Giới thiệu cho mọi người biết đó là con gì? Sức mạnh, vai trò của con vật đó như thế nào trong cuộc sống?

2/ Em cũng có thể làm tương tự với việc tưởng tượng ra các đồ vật kì ảo. Trình bày về đặc điểm và chức năng của đồ vật đó.

Học sinh cũng tự tưởng tượng về những đồ vật kì ảo, nhiều phép lạ. Giới thiệu cho mọi người biết đó là đồ vật gì? Sức mạnh, vai trò của đồ vật đó như thế nào trong cuộc sống?

Đọc hiểu Thạch Sanh

Đọc hiểu văn bản Thạch Sanh và trả lời các câu hỏi trong bài.

Thạch Sanh
Đọc hiểu văn bản Thạch Sanh và trả lời các câu hỏi trong bài

1/ Chú ý thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện

Ngày xưa, có cahfng Thạch Sanh nghèo sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài chỉ có một lưỡi búa, hằng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn.

2/ Điều gì sẽ xảy ra tiếp sau đó?

Hoặc là Thạch Sanh được vui vẻ hạnh phúc bởi đức tính hiền lành phúc hậu và cần cù, siêng năng.

Hoặc là Thạch Sanh sẽ bị người khác lợi dụng lòng tốt.

3/ Chú ý hành động của Thạch Sanh và Lý Thông sau khi Thạch Sanh bị Lý Thông lừa

Thạch Sanh đã trải qua nhiều thử thách: đi canh miếu và giết chết chằn tinh, xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa rồi lại bị Lý Thông lừa nhốt trong hang, hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ khiến Thạch Sanh bị bắt nhốt trong ngục.

Qua thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự chất phác, thật thà, vị tha, đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người.

Lí Thông: lừa lọc, xảo trá, vụ lợi (kết nghĩa với Thạch Sanh chỉ để lợi dụng) và vô cùng độc ác.

Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh đối với Lý Thông là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu.

4/ Hang của đại bàng rộng và sâu như thế nào?

Hang đá, hang sâu thẳm, nhìn vào ai cũng thấy rùng mình và hoảng sợ.

5/ Thế giới do vua Thủy Tề cai trị có những đặc điểm gì?

Trong trí tưởng tượng của người dân thời xa xưa, Long Cung có thể là những cung điện nguy nga lộng lẫy ẩn dưới hàng dặm sâu của biển cả. Nơi đó chứa đựng vô số kỳ trân bảo ngọc quý hiếm, những cung điện ấy lúc nào cũng có binh tôm tướng cá nghiêm trang canh gác. Đó là mê cung dưới lòng nước vô cùng lộng lẫy và choáng ngợp vì cảnh sắc tráng lệ và rực rỡ. Các kiểu trang trí xa hoa. Cung điện chẳng phải xây từ ngói gạch, mà trông như những hang động rộng lớn, hoa văn chạm khắc tinh xảo trên những vách đá trắng ngà. Cửa ra vào, phòng ốc, các đồ dùng đều được chế tác từ các vật liệu biển như vỏ sò, vỏ ốc, san hô, ngọc trai tuyệt đẹp. Ở sâu dưới mặt nước, lại thiếu ánh sáng mặt trời nhưng lòng cung lúc nào cũng sáng rực, tất cả là nhờ hằng hà sa số, các viên minh châu được đặt để khắp nơi, trên vách tường, dưới mặt đất. Xung quanh chỗ nào cũng thấy các dải san hô xếp san sát, muôn hình vạn trạng chẳng từ ngữ nào có thể diễn tả được quang cảnh.

6/ Tưởng tượng cảnh mấy vạn tướng sĩ các nước chư hầu ngồi ăn cơm quanh chiếc niêu bé xíu

Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vỏn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.

Soạn văn bài Thạch Sanh  – Trả lời câu hỏi sau khi đọc

Gợi ý giải đáp các câu hỏi sau khi đọc trang 35 sách giáo khoa.

1/ Em có thích truyện Thạch Sanh không? Vì sao?

Em thích truyện Thạch Sanh vì: Câu chuyện kẻ về Thạch Sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận cuộc đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp để chiến đấu với lũ quài vật bảo vệ dân làng với dòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin, mơ ước về đạo đức, công lí xã hội, lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của con người Việt Nam

2/ Gia cảnh của Thạch Sanh có gì đặc biệt?

Gia cảnh của Thạch Sanh: Thạch Sanh vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lủi thủi trong túp lều dưới gốc đa và gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại. Thấy Thạch Sanh mạnh khỏe, Lý Thông lân la kết nghĩa huynh đệ. Thạch Sanh về sống chung với mẹ con Lý Thông.

3/ Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo nào? Chúng có đặc điểm gì khác thường?

  • Trăn tinh ở miếu thờ: là một con trăn khổng lồ.
  • Đại bàng khổng lồ quắp đi công chúa.

4/ Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị câm. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu công chúa không bị như vậy?

Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị câm. Theo em, nếu công chúa không bị như vậy thì công chúa sẽ nói ra việc Thạch Sanh bị Lý Thông hãm hại, lấp mất cửa hang.

5/ Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Hãy liệt kê các đồ vật đó và nêu đặc điểm, tác dụng của chúng

Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo:

  • Đàn thần: Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông. Đó là tiếng đàn công lí, thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân. Tiếng đàn làm cho 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng. Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tiếng chuông hòa bình.
  • Niêu cơm thần: niêu cơm vạn người ăn cũng không thể hết. Thể hiện tấm lòng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

6/ Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về hành động. Lập bảng so sánh để thấy rõ sự đối lập đó. Qua đó, em có nhận xét gì về đặc điểm của hai nhân vật này?

Nhân vật Hành động Đặc điểm
Thạch Sanh Là chàng trai lao động nghèo, tốt bụng, thường xuyên giúp đỡ mọi người. Bị mẹ con Lý Thông lừa gạt hết lần này đến lần khác. Thạch Sanh sẵn sàng xả thân cứu giúp người khác. Nhờ tấm lòng nhân đạo của mình, Thạch Sanh cũng thu phục được các nước chư hầu. Cuối cùng, Thạch Sanh cũng dành được phàn thưởng xứng đáng là ở bên công chúa suốt đời. Là một vị anh hùng toàn tài, toàn mĩ cả về nhân cách lẫn tài năng. Qua nhân vật này, tác giả dân gian thể hiện mơ ước, niềm tin về đạo đức, công lí và công bằng trong xã hội, đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo và yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
Lý Thông Lý Thông âm mưu lừa Thạch Sanh hết lần này tới lần khác, muốn giết chết Thạch Sanh ở trong hang, muốn lấy công chúa làm vợ và trở thành phò mã. Một kẻ gian ác, nham hiểm âm mưu vô cùng thâm độc, nên cuối cùng hắn đã bị sét đánh trúng biến thành con bọ hung hôi thối, xấu xí. Nhân vật Lý Thông là một nhân vật phản diện, đại diện cho sự mưu mô nham hiểm, đại diện cho những con người độc ác, tham vinh hoa phú quý, thường cướp công của người khác, vô cùng xảo quyệt.

7/ Kết thúc truyện, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa và nhường ngôi. Qua cách kết thúc này, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?

Kết thúc truyện là một kết thúc có hậu khi Thạch Sanh được ở bên công chúa suốt đời, mẹ con Lý Thông bị trừng phạt. Qua đó theerh iện ước mơ về công lý xã hội của nhân dân ta. Thạch Sanh là hiện thân của vẻ đẹp hoàn mĩ, lý tưởng, luôn đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, cứu người dân lương thiện. Mọi hành động chàng làm đều vì cuộc sống thanh bình, tốt đẹp của nhân dân nên sẽ có kết thúc “ở hiền gặp lành”.

8/ Về kết cục của mẹ con Lý Thông, ở văn bản do Huỳnh Lý và Nguyễn Xuân Lân kể có chi tiết: “Mẹ con Lý Thông về quê đến nửa đường thì bị Thiên Lôi giáng sấm sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp làm con bọ hung”. Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hóa thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã…”.

Em có nhận xét gì về những cách kết thúc này?

Gợi ý

Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hóa thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã…”. Kết thúc truyện trong bản này là một kết cục đáng sợ, nhưng thích đáng hơn cho những kẻ ăn ở xấu xa gian ác. Xét về phương diện giáo dục, kết thúc này có thể có tính răn đe cao hơn.

Soạn văn Thạch Sanh – Viết kết nối với đọc

Dũng sĩ là người có lòng dũng cảm, chiến đấu diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) kể về một dũng sĩ mà em gặp ngoài đời hoặc biết qua sách báo, truyện kể

Đoạn văn 1:

Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu vị anh hùng chống giặc ngoại xâm cứu nước lỗi lạc mà xuất thân từ những người dân bình thường. Nguyễn Thị Minh Khai là cô gái như vậy. Lớn lên chứng kiến cảnh lầm than của quê hương, năm 16 tuổi bà đã tham gia hoạt động cách mạng. Trong đấu tranh, bà rất kiên cường, nhanh trí khiến bọn giặc Pháp nhiều phen hoảng sợ và tìm mọi cách hãm hại bà. Năm 1940, bà bị bắt, giặc tra tấn bà hết sức dã man nhưng sau mỗi trận đòn tra tấn đó, bà đã dùng máu của mình viết nên những câu thơ nêu cao khí tiết của người chiến sĩ cộng sạn. Biết không thể khuất phuc được bà, chúng đã đem bà ra xử bắn. Tuy chiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai đã hi sinh nhưng sự dũng cảm, bất khuất, anh hùng, không lùi bước trước sự dã man của quân địch đã tiếp thêm tinh thần chiến đấu cho cách mạng Việt Nam chiến thắng quân xâm lược. Em rất tự hào được học dưới mái trường mang tên người anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai.

Đoạn văn 2:

Có nơi đâu đẹp tuyệt vời

Như sông như suối như người Việt Nam

Đất nước Việt Nam trải qua hơn bốn nghìn năm lịch sử với biết bao biến cố, thăng trầm, chịu rất nhiều cuộc xâm lăng của các nước lớn. Nhân dân ta tuy hiền lành tay cuốc, tay cày nhưng khi có kẻ thù giày xéo quê hương, lòng yêu nước lại trỗi dậy “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước”. Trong làn sóng yêu nước ấy sinh ra biết bao vị anh hùng. Một trong những vị anh hùng làm em cảm phục là chị Võ Thị Sáu. Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933, tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Vũng Tàu – Côn Đảo. Tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi nhanh chóng trở thành nữ chiến sĩ trinh sát nổi tiếng gan dạ của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950, chị Sáu bị địch bắt trong lúc đang tham gia trận đánh tiêu diệt tề ở chợ quê gần nhà mình. Hơn 1 năm bị giam cầm trong khám Chí Hòa, “nếm” đủ thứ đòn roi và đỉ “mùi” tra tấn,… nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn nêu cao tấm gương dũng cảm vươn lên, không khuất phục kẻ thù.

Đoạn văn 3:

Không trực tiếp tham gia khám chữa, cấp cứu bệnh nhân, nhưng các y bác sĩ, cán bộ làm công tác y tế dự phòng luôn là những người đi đầu trong “trận chiến” chống lại dịch bệnh, xông pha vào các vùng tâm điểm dể dập dịch nhanh chóng và hiệu quả. Đặc biệt, trong cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, đội ngũ cán bộ y tế dự phòng đã vượt lên trên những khó khăn đặc thù, kể cả nguy cơ cao bị lây nhiễm bênh… ngày đêm lặng thầm cống hiến, góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Dù nắng hay mưa, thời gian cao điểm dịch hay không bùng phát dịch… thì những cán bộ làm công tác y tế dự phòng vẫn kiên trì bám địa bàn, tích cực hướng dẫn nhân dân phòng chống dịch bệnh. Họ được vị trí như những chiến sĩ thầm lặng trên mặt trận phòng chống bệnh tật, không quản ngại khó khăn, nguy hiểm để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Họ không chỉ là bác sĩ, họ còn là chiến sĩ, là những người anh hùng của cuộc chiến.

Kết luận

Hướng dẫn soạn bài Thạch Sanh đã được đăng tải chính xác tại trang web. Học sinh theo dõi và chuẩn bị bài đầy đủ để hiểu hơn về tác phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet