Soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu (Trích Quan Âm Thị Kính – truyện thơ khuyết danh Việt Nam)
Soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11 Chân trời sáng tạo. Học sinh tham khảo bài soạn văn 11 để nắm được nội dung bài học, biết cách áp dụng hiệu quả vào học tập để tiến bộ hơn mỗi ngày.
Câu 1 (trang 74, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Tóm tắt nội dung của văn bản trên. Theo bạn, những đặc điểm nào của thể loại truyện thơ đã được thể hiện qua văn bản.
– Tóm tắt nội dung văn bản:
Thiện Sĩ là con trai của Sùng Ông, Sùng Bà, se duyên cùng Thị Kính – con gái của Mãng Ông. Một đêm nọ, khi Thị Kính đang ngồi khâu áo còn chồng đang đọc sách thì ngủ quên ngay bên cạnh. Bỗng dưng, nàng nhìn thấy chồng mình có một sợi râu mọc ngược nên đã cầm dao toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình liền sợ hãi hét toáng lên, Sùng Ông, Sùng Bà liền chạy vào vu oan, cho rằng Thị Kính có ý định giết chồng rồi đuổi con dâu về nhà bố đẻ. Từ đó, Thị Kính đã giả nam lên chùa Vân Tự đi tu và được thầy chùa đặt tên là Kính Tâm.
Thị Mầu có con với người ở nhà phú ông nhưng lại đổ là con của Thị Kính nên đã bỏ con cho Thị Kính nuôi. Ngày ngày, Kính Tâm đi xin sữa để nuôi con cho Thị Mầu. Ba năm sau, Tiểu Kính viết tâm thư kể rõ mọi sự tình rồi mất. Sau đó mọi người mới rõ mọi chuyện, thì ra Kính Tâm là nữ không phải con trai. Sư cụ và mọi người đã lập đàn giải oan để Kính Tâm được siêu thoát.
– Những đặc điểm của thể loại thơ truyện được thể hiện qua tác phẩm Thị Kính nuôi con Thị Mầu: Hình thức chèo, hát kịch, kể chuyện, múa dân gian, diễn tích bằng hình thức sân khấu. Các nhân vật trong truyện được chia làm hai tuyến đối lập rõ ràng. Ngoài ra, văn bản còn được kết hợp khéo léo giữ tự sự và trữ tình.
Câu 2 (trang 74, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Việc Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu đã được thuật lại theo ngôi kể nào, qua điểm nhìn của ai? Nhờ vào đâu mà bạn biết?
– Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu đã được kể lại theo ngôi kể thứ ba, qua điểm nhìn của chính tác giả.
– Các chi tiết nhận biết tác giả đang kể lại chuyện Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu:
“Mẹ vò thì sữa khát khao,
Lo nuôi con nhện làm sao cho tuyền
Nâng niu xiết nỗi truân chuyên,
Nhai cơm mớm sữa để nên con người.”
Câu 3 (trang 74, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Nhân vật Thị Kính hiện lên như thế nào qua văn bản? Từ đó, bạn có nhận xét gì về cách tác giả dân gian xây dựng nhân vật trong truyện thơ?
– Thông qua tác phẩm, nhân vật Thị Kính hiện lên mà người phụ nữ nết na, dịu dàng, yêu chồng con, hết mức vì gia đình. Đặc biệt, nàng còn là người có tấm lòng bao dung, nhân hậu, vị tha. Điều này được thể hiện qua việc Thị Kính chấp nhận nuôi con cho Thị Mầu, mặc dù bị mang tiếng xấu, bị người đời chê bai nhưng nàng vẫn không hề trách móc, oán hận. Thay vào đấy đã hết lòng chăm sóc đứa con không phải của mình. Trong suốt ba năm ròng rã, Kính Tâm đã đi xin sữa nuôi con đến sức tàn lực kiệt.
Những câu thơ thể hiện tính cách, con người của Thị Kính trong tác phẩm:
- “Phúc thì làm phúc, dơ thì đành dơ.
Cá trong chậu nước sởn sơ,
Thì nay chẳng cứu, còn chờ khi nao.” - “Chẳng sinh cũng chịu cù lao,
Xót tình măng sữa nâng vào trong tay.” - “Dẫu xây chín đợt phù đồ,
Sao bằng làm phúc cứu cho một người.
Vậy nên con phải vâng lời,
Mệnh người dám lấy làm choi mà liều”.
– Tác giả dân gian đã xây dựng nhân vật Tiểu Kính theo hai tuyến:
- Một tuyến là nhân vật đầy tâm sự, phải gánh chịu nhiều bi kịch của cuộc đời.
- Một tuyến là nhân vật có đức hạnh, luôn kiên định trong niềm tin và tôn trọng lễ nghi.
Bằng cách xây dựng nhân vật Thị Kính theo đúng tuyến nhân vật có đức hạnh, tác giả đã thành công trong việc thể hiện rõ ý nghĩa của sự giữ gìn và trân trọng giá trị của lễ nghi, đức hạnh.
Câu 4 (trang 74, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Văn bản trên đã thể hiện những đặc điểm nào của ngôn ngữ văn học, đặc biệt là ngôn ngữ của truyện thơ Nôm? Hãy phân tích để chứng minh điều đó.
Văn bản đã thể hiện rất rõ ngôn ngữ văn học, nhất là truyện thơ Nôm thông qua một số đặc điểm sau:
- Ngôn ngữ rất gần gũi, bình dị, gắn liền với lời ăn tiếng nói hằng ngày, chẳng hạn như cách xưng hô “thầy – con”.
- Ngôn ngữ giàu chất trữ tình, mang âm hưởng đặc trưng của các làn điẹue dân ca Việt Nam. Ví dụ:
“Khi trống tàn, lúc chuông dồn
Tiếng chuông lẫn tiếng ru con tối ngày”…..
Câu 5 (trang 74, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Thông điệp bạn nhận được qua đoạn trích trên là gì? Dựa vào đâu bạn cho là như vậy?
Thông qua đoạn trích Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu (Trích Quan Âm Thị Kính), thông điệp mà em nhận được chính là sự bao dung, vị tha giữa người với người. Cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, hãy sống với nhau bằng sự chân thành, yêu thương, không toan tính.
Em dựa vào các tính huống truyện và cách xây dựng nhân vật Thị Kính của tác giả dân gian để rút ra thông điệp ý nghĩa này. Có thể nói, nhận vật Thị Kính chính là biểu tượng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ là những người dịu dàng, nết na, đức hạnh, luôn chịu thiệt thòi nhưng vẫn ẩn chứa tấm lòng nhân hậu. Họ sẵn sàng cứu giúp những mảnh đời bất hạnh, khốn khó hơn mình dù bản thân có phải chịu mang tiếng oan.
Kết luận
The POET đã soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu chi tiết thông qua việc trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Học sinh nên tìm hiểu bài trước để có giờ học trên lớp hiệu quả, phục vụ cho việc học tập tốt hơn.
XEM THÊM:
- Soạn văn 11 Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một trả lời câu hỏi chi tiết
- Đồ gốm gia dụng của người Việt soạn đầy đủ nội dung