Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu (Vũ Nho) văn 8 CTST

Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sáng thu (Vũ Nho) chương trình Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo, trang 62, 63, 64, 65. Đọc bài giúp bạn hiểu thêm về nội dung tác phẩm cũng như có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài học sắp tới.

Soạn văn 8 Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu phần Chuẩn bị đọc

Câu hỏi sách giáo khoa trang 62: Ghi lại một vài cảm nhận của em khi đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh (Ngữ văn 7, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo) trước khi đọc văn bản này.

Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người ở nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo, đang biến chuyển nhẹ nhàng. “Sang thu” được Hữu Thỉnh sáng tác vào cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ, sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ. Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

soạn bài thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
Cảm nhận sự chuyển biến tinh tế của đất trời

Với “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh, người đọc đã cảm nhận được những chuyển biến đầy tinh tế khi đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên lúc vào thu. Những sự vật trong bài thơ đã được tác giả thổi vào đó những hành động của con người. Từ đó, thiên nhiên dường như cũng có xúc cảm, tâm hồn. Sang thu, nhịp sống dường như chậm lại, trước vẻ đẹp thiên nhiên thì đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Thông qua cảnh sắc thiên nhiên dất trời khoảnh khắc giao mùa, nhà thơ đã bày tỏ những suy nghĩ về triết lý nhân sinh. Khi bước sang nửa bên kia con dốc cuộc đời, con người ta sẽ trở nên bản lĩnh hơn, bình tĩnh hơn trước những biến cố, là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. “Hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, bước qua thời tuổi trẻ. Bài thơ là một trong những tác phẩm đặc sắc viết về mùa thu, Hữu Thỉnh đã làm mới cho thơ thu vốn rất phong phú, đẹp đẽ, thơ mộng, quyến rũ.

Bằng hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sắc gợi cảm, cùng thể thơ năm chữ, Hữu Thỉnh đã thể hiện một cách đặc sắc những cảm nhận tinh tế để tạo ra một bức tranh chuyển giao từ cuối hạ sang thu nhẹ nhàng, êm dịu, trong sáng, nên thơ,… ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ của đất nước. Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh đánh thức tình cảm của mỗi người về tình yêu quê hương đất nước và suy ngẫm về cuộc đời.

Soạn văn Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu phần Trải nghiệm cùng văn bản

Phần Trải nghiệm cùng văn bản được xây dựng để học sinh hiểu sâu về tác phẩm và các nội dung trong bài đọc. Bạn có thể tham khảo gợi ý để trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa trang 63, bao gồm:

1/ (SGK trang 63) Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp có tác dụng gì?

Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, sự băn khoăn của tác gải Vũ Nho khi cảm nhận những câu thơ đầu tiên trong bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh. tác giả đã nhận thấy được những tín hiệu đặc trưng của mùa thu từ “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” ở ba câu cuối khổ 1 của bài thơ mà nhà thơ Hữu Thỉnh đã viết: “Hình như thu đã về”. Những băn khoăn này tạo cái cớ, nhịp dẫn để tác giả lí giải xúc cảm, cái tình của thi nhân trong khoảnh khắc giao mùa: cái chính là sự bất ngờ, đột ngột … thu về mà vẫn chưa thể tin, vẫn chưa dám chắc.

2/ (SGK trang 64) Em hiểu thêm nào về nhận xét “khổ thứ ba là cái gốc của câu thơ đó”?

  • Khổ thứ ba đem dến cho bài thơ một vẻ đẹp mới, làm trọn vẹn thêm cái ý sang thu của hồn người chưa thật rõ ở hai khổ thơ trên.
  • Ở khổ thơ này, nhà thơ Hữu Thỉnh bộc lộ những suy ngẫm của mình về mùa thu, và ẩn trong ý thơ đó là những chiêm nghiệm, những triết lí nhân sinh sâu sắc của tác giả về sự sang thu của con người, của quê hương, đất nước.
  • Khổ thơ thứ ba “là cái gốc của cây thơ”, nó là cái nền để hai khổ thơ trên khoe sắc và tỏa hương.

Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu đọc hiểu

Phần Suy ngẫm phần hồi được xây dựng với mục tiêu giúp học sinh hiểu sâu tác phẩm. Câu trả lời cho những câu hỏi của phần này đã được biên soạn cụ thể:

1/ (SGK trang 65) Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.

Luận điểm 1: Mùa thu đến với nahf thơ Hữu thỉnh khá đột ngột, bất ngờ và không hẹn trước.

Lí lẽ bằng chứng:

  • Mùa thu trong thơ của Hữu Thỉnh bắt đầu không phải là nét đặc trưng của trời đất như mây hay sắc vàng hao cúc như trong thơ cổ điển, mà là hương ổi thơm náo nức – hương thơm như sánh lại vì hương đậm một phần, còn bởi tại hương gió se.
  • Đã cảm nhận được những tín hiệu đặc trưng của mùa thu từ “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình qua ngõ” mà sao tác giả lại viết: “Hình như thu đã về”. Thu đã về rồi mà sao còn nghi hoặc? Cái chính là sự bất ngờ, đột ngột.
  • Do bất ngờ nên cả khứu giác (hương ổi), cả xúc giác (hơi gió se), cả thị giác (sương chùng chình) đều mách bảo thu đã về mà vẫn chưa chắc chắn,…
  • Đó là một ấn tượng tổng hợp từ những cảm giác riêng về hương, gió, sương. Từ hương nhận ra gió. Từ gió nhận ra sương,… trong sương cũng có hương, trong sương cũng có gió, và trong sương dường như có cả tình.
  • “Chùng chình” hay chính là sự lưu luyến, bâng khuâng, ngập ngừng,…
  • Phút giao mùa của thiên nhiên nhìn thấy rồi, cảm thấy rồi mà sững sờ tưởng khó tin,…
soạn thiên nhiên và hồn người lúc sang thủ
Mùa thu không bắt đầu từ những nét đặc trưng như thơ cổ

Luận điểm 2: Bức tranh thiên nhiên mùa thu được quan sát ở một không gian rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn, hữu hình hơn.

Lí lẽ dẫn chứng:

  • Bức tranh thu từ những gì vô hình (hương gió), từ ngõ hẹp (ngõ) chuyển sang những nét hữu hình, cụ thể (sông, chim, mây) với một không gian vừa dài rộng, vừa cao vời,…
  • Sông êm ả, dềnh dàng, sông đang lắng lại, đang trầm xuống trong lững lờ như ngẫm nghĩ, suy tư. Tương phản với sông là chim chiều bắt đầu vội vã … “Bắt đầu vội vã” thôi, chứ chưa phải là “đang vội vã”. Phải tinh tế lắm mới có thể nhận ra sự “bắt đầu” này trong những cánh chim bay,…
  • Đám mây mùa hạ thảnh thơi, duyên dáng “vắt nửa mình sang thu”. Đám mây như dải lụa, như tấm khăn voan của người thiếu nữ trên bầu trời nửa đang còn là mùa hạ, nửa đã nghiêng về màu thu …; chỉ cần một áng mây bâng khuâng mà có thể thấy bầu trời đang nhuộm nửa sắc thu, … Hình ảnh mây là thực, nhưng cái ranh giới mùa là hư. Nó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng lạ lùng của nhà thơ,…

Luận điểm 3: Khố thơ thứ ba là cái gốc của thơ, đem đến cho bài thơ một vẻ đẹp mới, làm trọn vẹn thêm ý sang thu của hồn người.

Lí lẽ, bằng chứng:

  • Vẫn là nắng, mưa, sấm, chớp, bão giông như mùa hè nhưng “mức độ” đã khác rồi.
  • … mấy từ “cây đứng tuổi” lại được đặt vào chỗ kết thúc của bài thơ, là một chỗ cực kì quan trọng? Phải chăng, cái đứng tuổi của cây là một cái chốt của cửa qua đó ta mở sang một thế giới khác, thế giới sang thu của hồn người.
  • Thiên nhiên sang thu chủ yếu là lắng lại, chủ yếu là chừng mực, đúng mực. Con người cũng thế,… sâu sắc thêm, chín chắn thêm, thâm trầm, điềm đạm thêm,…

2/ (SGK trang 65) Nêu luận đề của văn bản. Em dựa trên cơ sở nào để xác định như vậy?

Luận đề của văn bản: Cảm nhận về thiên nhiên và hồn người lúc sang thu.

Dựa vào: Nhan đề, những luận điểm, những lí lẽ và bằng chứng mà tác giả triển khai trong văn bản.

3/ (SGK trang 65) Phân tích mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.

Luận đề đề cập đến vấn đề: Cảm nhận về thiên nhiên và hồn người lúc sang thu. Trong văn bản, tác giả đưa ra các luận diểm rõ ràng, đúng đắn nhằm hướng tới làm sáng tỏ luận để ở hai phương diện: làm rõ được sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về bức tranh thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa từ mùa hạ sang thu và sự suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ về hồn người cũng sang thu. Để làm sáng tỏ từng luận điểm, giúp người đọc đồng cảm với quan điểm của mình khi cảm nhận về vẻ đẹp của bài thơ “Sang thu”, tác giả của văn bản (Vũ Nho) đã đưa ra những lí lẽ sắc sảo, lập luận chặt chẽ bằng những bằng chứng cụ thể, xác đáng từ những hình ảnh, chi tiết,…. tiêu biểu, chọn lọc trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra bằng chứng khách quan (Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo. Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi,… đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp). Để bài viết có sức thuyết phục cao, người đọc tin tưởng vào vấn đề tác giả đang bàn luận.

soạn văn 8 thiên nhiên và hồn người
Hữu Thỉnh có cảm nhận tinh tế cho khoảnh khắc giao mùa

Với việc thể hiện được mối quan hệ chặt chẽ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản “Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu”, tác giả Vũ Nho đã thuyết phục được người đọc, người nghe đồng tình với quan điểm, nhận xét, đánh giá và cả những suy nghĩ mang tính chủ quan của mình về vẻ đẹp của bài thơ “Sang thu”.

4/ (SGK trang 65) Tìm câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn sau:

“Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu ấn của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo. Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lưu, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi,… đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp. Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.”

Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan của người viết trong đoạn trên là: “Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lưu, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi,… đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp.”

Câu văn thể hiện ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn trên là:

  • Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu ấn của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo.
  • Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới

5/ (SGK trang 65) Em có đồng ý với nhận định: “Nhan đề Sang thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật” hay không? Vì sao?

Nhan đề bài thơ đã giúp tác giả truyền tải chủ đề tác phẩm, rất thành công trong việc thể hiện sự lựa chọn tuyệt vời của khoảnh khắc thời gian, tạo nên một sự kết hợp đầy tinh tế giữa sự mơ hồ và cái có, tạo ra cho tâm hồn của người đọc cảm giác đong đầy của mùa thu. Nó mang trong mình sự nhạy cảm, nhẹ nhàng, vừa lạ, vừa quen, đã đánh thức những cảm xsuc sâu thẳm nhất trong ta về mùa thu đất Bắc qua các từ ngữ, hình ảnh của cảnh vật: hương ổi, gió se, sương chùng chình, sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây vắt nửa mình sang thu,…  “Sang thu” cũng thể hiện sự chuyển biến của cuộc đời, khi đời người sang thu, đã trải qua nhiều thăng trầm nên vững chắc hơn trước những thử thách của cuộc sống: ” Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi”.

6/ (SGK trang 65) Viết đoạn văn (từ bảy đến chín câu) để trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp cảu thiên nhiên lúc giao mùa.

Đoạn 1:

Thời gian chẳng bao giờ ngừng trôi vì thế mà vòng quay của vũ trụ cứ thế tiếp diễn và lặp lại mỗi năm. Cái cảm giác chờ đợi một mùa sắp đến và giã từ một mùa đi qua rất đặc biệt, nó giống như khi ta tiễn chân một người bạn cũ và chờ đợi một người bạn mới hay xếp tập sách năm cũ, chuẩn bị cho năm học mới với cặp sách mới; thời khắc giao màu cũng vậy, nó khiến cho lòng người vừa hồi hộp vừa mong đợi lại vừa luyến tiếc. Đối với riêng tôi, sự chuyển đổi từ mùa xuân sang mùa hạ là nhiều xúc động và suy tư nhất. Một buổi sáng thức dậy, tôi thấy những tia nắng soi chiếu qua cửa kính rọi vào chiếc giường xinh xắn, dường như nó đang cố ghé vào tai tôi thì thầm: hạ về rồi đấy. Mở tung cánh cửa sổ, tôi cảm nhận thấy một điều rất thú vị: cây cối trong vườn hôm nay thức giấc sớm hơn mọi ngày, những chú chim hót líu lo trên những cành lá xanh mướt chào ban mai, chị gà mái đã dẫn đàn gà con đi kiếm mồi tự lúc nào. Mấy nhành đào nở mượn trước hiên cũng đã bạc màu và cánh bắt đầu rơi rụng trước gió. Bầu trời hôm nay mới vào phút giây đầu tiên của hạ thôi những đã cao, trong và xanh thẳm. Tĩnh tâm một chút, tôi chợt nghe đâu đây tiếng ve sầu đang gại giọng trong vòm lá lấp lánh ánh vàng, các bạn ve đang háo hức chào đón mùa hạ với khúc ca vang rộn lòng người. Khoảnh khắc giao ùa luôn là khoảnh khắc đẹp cảu thiên nhiên ban tặng cho nhân loại; để cảm nhận được thời khắc này, bạn cần có một đôi mắt tinh tế và trái tim nhạy cảm cùng với tình yêu thiên nhiên say đắm.

Đoạn 2:

Tiết trời đã bắt đầu chuyển mùa từ cuối tháng sáu. Cái oi nồng, nóng bức của mùa hạ đã bắt đầu dịu xuống, thay vào đó là một bầu trời trong xanh, cao vời vợi, lộng gió thu sang. Những cây phượng già đã bắt đầu rụng hết hoa, ngập đỏ cả một con đường. Từng tia nắng ấm đã dần dần nhuộm vàng lên từng hàng cây hay nền gạch, tạo nên một khung cảnh mùa thu như trong thơ ca vẫn thường nói đến. Một khung cảnh tuyệt đẹp, hiếm thấy. Và cảm giác mát mẻ của sự chuyển mùa ấy bắt đầu len lỏi và tâm hồn tôi, xóa tanc ái nóng bức và khó chịu của mùa hạ. Thu đã sang, nhưng dư âm của mùa hạ vẫn còn vương. Những đám mây trắng lãng đãng như vẫn còn ấm màu nắng của mùa hạ. Đâu đó màu hoa cúc nở rộ bỗng nhuốm đầy không gian hòa với khung cảnh thơ ca êm đềm, thơ mộng. Khoảnh khắc giao mùa tuyệt đẹp này đã để lại trong tâm trí tôi ấn tượng khó quên.

Đoạn 3:

Trong cơn gió thoảng, dường như người ta cảm nhận được hơi lạnh khác hẳn so với ngày thường. Nhìn trên đường, lác đác những người chọn áo nỉ để sử dụng thay vì chiếc áo gió như những ngày đầu thu. Sáng thức dậy, ánh mặt trời không còn mang theo hơi ấm, ánh nắng như xám đi, bầu trời như tối lại. Cây cỏ bên đường cũng mang một nét khác, đượm buồm. Lá vàng đã không còn rơi rụng hoặc có cũng là những chiếc lá cuối cùng trên cây. Nhiều giống cây bắt đầu hiện lên xơ xác và trơ trọi, nhìn chúng thật lạnh lẽo và như không đủ sức để “chịu đựng” hơi lạnh của mùa đông sắp tới.  Nếu ghé thăm những tỉnh thành tại khu vực Tây Nguyên, bạn lại cảm thấy bầu trời không xám đến vậy. Những đóa hoa dã quỳ nở e ấp từ tháng 10, rộ bông vào đầu mùa Đông (tháng 11) như những mặt trời thu nhỏ, chiếu sáng cả góc đường;  ở Hà Nội, cúc Họa mi trắng muốt trải dài cả cánh đồng hoa; hoa Tam giác mạch ở vùng Tây Bắc lại xinh đẹp theo cách của riêng mình. Mùa Đông có lẽ đã đến nhưng sắc trời sẽ không quá buồn nếu chúng ta yêu sắc trời ấy với góc nhìn của riêng mình.

soạn văn thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
Khoảnh khắc giao mùa luôn mang đến cảm giác rất lạ, rất đặc biệt

Đoạn 4:

Mặt trời như có sức sống hơn với tia nắng vàng thêm phần rạng rỡ. Từng tia nắng lăn tăn lên làn da trong buổi sớm mai khiến tâm hồn ta thật thư thái và dễ chịu. Không còn những con gió kèm hơi lạnh hay hanh khô, một chút gió thoảng mang theo hương hoa sáng sớm khiến con người ta như đang được nâng niu và yêu chiều. Mới ngày nào, những tán cây còn đang sơ xác, bầu trời mang vẻ đượm buồm xám xịt. Đến nay, chồi non đã đâm, thậm chí, nhiều loài hoa đã bắt đầu có nụ hoặc nở rộ. Nắng vàng hơn, thời tiết ấm dần nhưng trong gió vẫn thoang thoảng 1 chút hơi lạnh. Những đám mây bắt đầu tung tăng dạo chơi, dường như chúng cũng biết một năm mới lại bắt đầu. Mùa xuân đã đến thật rồi.

Xem thêm:

Kết luận

Phần soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu đã được The POET tổng hợp câu trả lời gợi ý chi tiết. Bạn có thể theo dõi, ghi lại vào vở để chuẩn bị trước bài học.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *