Soạn bài Thiên trường vãn vọng – Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Soạn bài Thiên trường vãn vọng giúp học sinh nắm rõ nội dung và các biện pháp nghệ thuật của tác phẩm. Đồng thời, việc chuẩn bị nội dung bài theo sách Văn 8 trước khi đến lớp cũng là cách học tập hiệu quả.

Table of Contents

Soạn Thiên trường vãn vọng phần Trước khi đọc

Thepoetmagazine gợi ý câu trả lời chi tiết trong SGK học sinh có thể tham khảo.

Câu 1: Em có thích ngắm cảnh hoàng hôn không? Vì sao?

Em rất thích ngắm hoàng hôn bởi đó là khoảnh khắc yên bình, đẹp đẽ và hạnh phúc kết thúc một ngày dài với bao điều thú vị. Nếu như bình minh là thời điểm tinh túy nhất thì hoàng hôn lại là thời khắc đất trời kết tinh, mọi nét đẹp lộng lẫy. Không gian đất trời vào thời điểm này có màu sắc kỳ ảo riêng, khác hẳn những lúc bình thường. Khi bình minh lên, bầu trời dường như trong hơn, thì hoàng hôn buông xuống lại là lúc không gian mang những mảng màu đậm.

soạn bài thiên trường vãn vọng
Bài thơ miêu tả ảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường

Soạn bài thơ Thiên trường vãn vọng phần Đọc văn bản

Khám phá nội dung Thiên trường vãn vọng đọc hiểu bằng cách trả lời câu hỏi trong sách. Việc này giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với thông điệp của bài.

Câu 1: Biện pháp tu từ điệp ngữ và hình thức đối trong hai câu thơ đầu.

– Biện pháp tu từ điệp ngữ: Thôn (hậu) – thôn (tiền); Bán (vô) – bán (hữu)

– Hình thức tiểu đối:

  • Thôn hậu >< thôn tiền
  • Bán vô >< bán hữu

Câu 2: Hình ảnh con người và thiên nhiên.

– Hình ảnh con người: Mục đồng.

– Hình ảnh thiên nhiên: bóng chiều, đồng.

soạn thiên trường vãn vọng
Tìm hiểu nội dung tác phẩm theo câu hỏi SGK

Soạn văn Thiên trường vãn vọng phần Sau khi đọc

Soạn bài phần Sau khi đọc giúp học sinh tổng hợp lại nội dung có trong tác phẩm. Qua đó không bị bỏ lỡ những kiến thức trọng tâm của bài.

Câu 1: Hãy xác định thể thơ của bài Thiên Trường vãn vọng và cho biết em dựa vào các yếu tố nào để để nhận biết thể thơ đó.

– Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

– Các yếu tố cơ bản trong bài thơ giúp em nhận biết thể thơ:

  • Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ.
  • Về luật thơ: luật trắc.
  • Hiệp vần: chữ cuối câu 1, 2, 4 (yên – biên – điển)

Câu 2: Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả.

– Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian: Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào buổi hoàng hôn.

– Chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả:

  • Khung cảnh đặc trưng của buổi chiều muộn nơi làng quê: trước thôn, sau thôn “mờ mờ như khói phủ”. “Khói” ở đây có thể là làn sương mỏng nhẹ buông xuống lúc hoàng hôn; cũng có thể là sương pha cùng khói lam chiều tỏa ra những mái rạ trong thôn.
  • Cảnh hoàng hôn mờ ảo, nơi thì nắng nhạt dần, nơi thì nắng đã tắt khiến cho bóng chiều bảng lảng “nửa như có, nửa như không”. Thời gian vô tình đã được “hữu hình hóa” qua sự biến đổi tinh tế của cảnh vật.

⇒ Các thôn xóm đã chìm dần trong sương khói như mơ như thực. (Khi chiều xuống thường có lớp sương bao quanh giống như làn khói). Một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ.

Câu 3: Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào?

Những hình ảnh: tiếng sáo của trẻ chăn trâu văng vắng, từng đôi cò trắng đang xòe cánh đậu xuống đồng ở hai câu thơ cuối gợi lên một bức tranh cuộc sống yên bình.

Câu 4: Bài thơ tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người trong nhiều khoảng không gian. Em hãy chỉ ra những khoảng không gian đó theo trình tự được miêu tả trong bài thơ.

Bài thơ tái hiện cảnh vật và cuộc sống của con người trong nhiều khoảng không gian. Chỉ ra những khoảng không đó theo trình tự được miêu tả trong bài thơ:

– Không gian thôn xóm lúc chiều tà: Trước xóm sau thôn tựa khói lồng. Vùng quê trong thôn phía trước và sau đều chìm trong làn sương mờ mờ như khói phủ. Khói sương chiều. Khói làm chiều vấn vương, nhẹ bay trên những mái nhà gianh sau lũy tre làng. Chính không gian đó làm cho cảnh vật hiện lên trong miền quê trở nên huyền ảo, cho thấy cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát.

– Không gian cánh đồng: “Mục đồng sáo vẳng, trâu về hết/ Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng”. Hình ảnh “cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” gợi vẻ đẹp yên bình, tiêu biểu cho làng quê Việt Nam.

Qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng:

– Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.

soạn văn thiên trường vãn vọng
Gợi ý phần soạn bài thơ Thiên trường vãn vọng

Câu 5: Theo em, qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng gì?

Theo em, qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng:

– Dường như nhà thơ đang chìm đắm say sưa trong cảnh vật, ngắm nhìn, thưởng thức nét đẹp của xóm thôn mà vui mừng với cuộc sống của xã tắc bình yên.

– Tình cảm của tác giả đối với quê hương được bộc lộ kín đáo: thể hiện là một nhà vua rất gần gũi với dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình.

Câu 6: Câu kết trong bài thơ tứ tuyệt Đường luật thường để lại dư âm. Hãy cho biết câu kết trong Thiên Trường vãn vọng có thể gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì.

Câu kết: Bạch lộ song song phi hạ điền (Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng).

Cảnh vùng quê yên bình và thơ mộng biết bào. Trong bóng chiều chập chờn, hư ảo, mấy đứa trẻ thong dong cưỡi trâu trở về. Tiếng sáo cất lên trầm bổng, ngọt ngào, quyến rũ, mấy cánh cò trắng chao liệng rồi hạ xuống cánh đồng. Hình ảnh “cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” gợi vẻ đẹp yên bình, tiêu biểu cho làng quê Việt Nam. Làm cho không gian được mở ra, trở nên thoáng đãng, cao rộng, trong sạch, yên ả. Qua đó còn cho thấy sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, đem lại cảm giác thân quen, gần gũi. Dường như có một tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, không có sự gắn bó máu thịt với làng quê, thì không thể viết được những câu thơ như thế.

Câu 7: Tác giả Thiên Trường vãn vọng còn là một vị vua. Điều đó gợi cho em những suy nghĩ gì khi đọc bài thơ?

Tác giả của bài thơ là một vị vua có tâm hồn thi sĩ. Độc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một đế vương với một người nông dân thuần phác (cảnh được nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó, cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mà mỗi khi đứng trước họa xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công.

Nói khác đi, qua bài thơ Thiên Trường vãn vọng, vua Trần Nhân Tông đã bộc lộ tình yêu quê hương, tình yêu nhân dân, yêu đời trong sáng. Điều đó cũng chứng tỏ, ở thời đại nhà Trần, dân tộc ta, nhân dân ta sống rất cao đẹp. Bài thơ của nhà Trần Nhân Tông góp thêm một vầng sáng nữa vào “Hào khí Đông Á” của nhà văn đời Trần.

Viết kết nối với đọc

Gợi ý đoạn văn tham khảo phần Viết kết nối với đọc giúp học sinh mở rộng thêm kiến thức. Đồng thời, giúp cho việc phân tích tác phẩm trở nên đơn giản hơn.

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng.

Bài viết tham khảo:

“Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” (“Thiên Trường vãn vọng”) là bài thơ mang tình quê thắm thiết của Trần Nhân Tông – một vị vua, nhà văn hoá tiêu biểu của Việt Nam. Thiên Trường là địa danh quê cũ của Trần Nhân Tông, bài thơ được sáng tác vào dịp tác giả trở về thăm quê, cảnh tượng buổi chiều nơi đây ánh lên sự hòa hợp giữa thiên nhiên và cuộc sống con người, sự gắn bó máu thịt với quê hương. Bài thơ đã được khắc họa bằng những đường nét tinh xảo với nhiều hình ảnh đặc sắc. Em ấn Tượng nhất là hình ảnh:“Mục đồng địch lí ngưu quy tận” Mục đồng sáo vắng trâu về hết). Hình ảnh những chú bé chăn trâu ngồi vắt vẻo trên lưng trâu để thổi sáo làm cho khung cảnh lãng quê trở nên sinh động, đồng thời khơi dậy tinh quê gắn bó trong mỗi con người. Những tiếng cười nói vui vẻ xen lẫn những tiếng sáo trong vang vắng của các cậu bé chăn trâu làm cho không gian bức tranh như bừng tỉnh, rõ nét và tươi sáng hơn. Đàn trâu trong dong đi về gợi lên sự thư thái, thong thả, một nhịp sống chậm rãi, nhẹ nhàng nơi thôn dã cho ta cảm nhận rõ sự yên ả của làng quê là sự yên bình chứ không phải vắng vẻ, đìu hiu Hình ảnh thơ gợi ra một không gian thoáng đãng, cao rộng lại vừa tô điểm cho bức tranh quê một vẻ đẹp nên thơ. Tác giả Trần Nhân Tông, vốn là một vị vua nhưng qua từng câu chữ, từng lời thơ và đặc biệt là từng dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả mà ta cảm nhận sâu sắc tình yêu quê hương, tấm lòng yêu thương gắn bó của Trần Nhân Tông với quê hương thôn dã. Dù có đang ở địa vị tối cao của một đất nước nhưng điều đó không làm mất đi tình quê thắm thiết của Trần Nhân Tông.

Kết luận

Soạn bài Thiên trường vãn vọng được The POET magazine gợi ý chi tiết. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm tài liệu tham khảo.

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *