Soạn bài Bài thơ “Đường Núi” của Nguyễn Đình Thi

Soạn bài Bài thơ “Đường Núi” của Nguyễn Đình Thi giúp học sinh tiếp cận với tác phẩm nổi tiếng thông qua cảm nhận vô cùng sâu sắc từ tác giả Vũ Quần Phương. Những giá trị tốt đẹp nhất đều được thể hiện vô cùng rõ ràng thông qua bài hướng dẫn sau tại Thepoetmagazine.org.

Trả lời câu hỏi

Soạn bài Bài thơ “Đường Núi” của Nguyễn Đình Thi lớp 7 Kết nối tri thức giúp bạn nắm rõ cảm nhận của Vũ Quần Phương về tác phẩm ghi dấu ấn văn học. “Đường núi” mang đến cả hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp và tình yêu nước mênh mông.

1/ Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương.

Soạn văn 7 Bài thơ “Đường Núi” của Nguyễn Đình Thi cho em những cảm nhận sâu sắc mà kỳ diệu. Đường núi là một bài thơ ngắn, cô đọng nhưng lại mang cả một tình yêu mênh mông mà Nguyễn Đình Thi gửi vào trong bức tranh ấy. Đó là bức tranh về một biểu chiều trên đường núi, với vài nét chấm phá của gió, của suối, của ruộng nương, mái nhà sàn,… đã thể hiện tình yêu chân thành của tác giả dành cho thiên nhiên, đất nước. Phải yêu quý và có sự tưởng tượng, quan sát thì tác giả mới  vẽ nên được cái hồn của bức tranh thiên nhiên từ trong những điều giản dị kia. Đọc bài thơ, chúng ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước thiết tha, sâu nặng của nhà thơ Nguyễn Đình Thi.

2/ Bài bình thơ gây được ấn tượng như thế nào đối với em? Câu nào, ý nào trong đó khiến em phải suy nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc?

Bài bình từ Vũ Quần Phương – Ngữ văn 7 Bài thơ “Đường Núi” của Nguyễn Đình Thi giúp em tiếp nhận bài thơ ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đầy đủ về vẻ đẹp dù nhỏ nhất của bài thơ. Những câu cuối của bài bình thơ khiến em ấn tượng hơn cả: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả. Đường vắng mà lòng vui. Đi một mình mà lòng như ca hát”. Dường như tác giả của bài thơ đã hóa thân, làm một nhân vật trong bức tranh thơ để cảm nhận một cách tinh tế nhất những âm thanh trong trẻo, cảm xúc dạt dào mà bài thơ đã gợi ra. Điều đó cũng cho em hiểu được rằng muốn cảm nhận rõ nét một tác phẩm văn chương, ta cần hóa thân và tác phẩm để hiểu thấu những cảm xúc dào dạt của nghệ sĩ. Và nhà thơ Vũ Quần Phương đã thấu cảm được những cảm xúc vô cùng tinh tế cùng với tình cảm mến yêu của nhà thơ Nguyễn Đình Thi về vẻ đẹp của thiên nhiên trong bài thơ Đường núi nên mới viết nên những lời bình chân thật, giàu cảm xúc khiến người đọc rung động cùng với những suy nghĩ, cảm nhận của nhà thơ.

bài thơ đường núi của nguyễn đình thi
Bài bình giúp người đọc tiếp nhận bài thơ Đường núi ở nhiều khía cạnh

3/ Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ như thế nào? Theo em, sự đồng cảm này có ý nghĩa gì?

Trong văn bản Bài thơ “Đường Núi” của Nguyễn Đình Thi, người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ: Hiểu được cái hay, cái đẹp của bài thơ, đồng thời thấu hiểu những tâm tư, tình cảm yêu mến của nhà thơ dành cho quê hương, đất nước, cảnh vật. Thể hiện những lời bình: “Đấy là hình ảnh làm ấm lòng tác giả nhất”, “Ấy là tình cảm yêu say đắm đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình”.

Theo em, đây là một sự đồng cảm chân thành của người nghệ sĩ trước cái đẹp của đời sống được thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật; đồng thời, đó cũng là sự ngưỡng mộ của nhà thơ Vũ Quần Phương trước cái tài, cái tình của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thể hiện trong bài thơ Đường núi. Nhà thơ Vũ Quần Phương dường như đã đặt mình vào cảm xúc của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, hóa thân vào bài thơ để cảm nhận được rõ rệt những tình cảm, cảm xúc của tác giả trong bài thơ.

4/ Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo, run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.”?

Soạn bài ngữ văn lớp 7 trả lởi câu 4: Vũ Quần Phương khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo, run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả”. Bởi vì, Nguyễn Đình Thi đã khéo léo dùng chữ để vẽ tranh. Với một bài thơ nhỏ nhắn, xinh xắn, Nguyễn Đình Thi đã thổi được cái hồn, cái tình của thi nhân vào thiên nhiên, tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp, sinh động có hồn. Nhà thơ đã khiến cho cảnh vật trở nên sống động, có màu sắc, hình khối, có âm thanh và có cả tâm trạng,… dễ đi vào ngóc ngách tâm hồn con người, để lại nhiều cảm xúc, ấn tượng đẹp.

soạn bài bài thơ đường núi của nguyễn đình thi lớp 7 kết nối tri thức
Đường núi là bức tranh do Nguyễn Đình Thi vẽ lên bằng ngôn từ

5/ Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung những gì?

Soạn bài Bài thơ “Đường Núi” của Nguyễn Đình Thi lớp 7 của tác giả Vũ Quần Phương giúp em cảm nhận được đây là một văn bản tinh tế, chứa chan cảm xúc, nêu bật được những cảm xúc nổi bật nảy sinh từ bài thơ. Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung thêm phần phân tích, cảm nhận về 4 câu thơ cuối của bài thơ.

Mái nhà sàn tỏa khói xanh

Hươu gào xa văng vẳng

Một mảnh trăng dốc ngả chập chùng

Bước chân bóng động nghiêng bờ núi

Với bốn câu thơ trên, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã giúp cho người yêu thơ cảm nhận thêm vẻ đẹp của những mái nhà, cảnh vật trên “đường núi”. Hình ảnh mái nhà sàn tỏa khói xanh trong chiều tà gợi một không gian thơ mộng như ở chốn Bồng Lai tiên cảnh. Và trong không gian tĩnh lặng ấy, âm thanh của “hươu gào” càng vang xa “văng vẳng” như khúc nhạc của núi rừng khi chiều buông. Thời gian chuyển dần từ chiều tà sang đêm, vẻ đẹp của “mảnh trăng” nơi núi rừng được nhà thơ cảm nhận mới thi vị làm sao: “dốc ngả chập chùng”. Đọc câu thơ, chúng ta cảm nhận được sự quan sát tinh tế và sự cảm nhận tài tình “cái thần” của cảnh vật ở nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Mảnh trăng hiện lên có hành động, tâm trạng như con người, buông mình xuống không gian núi rừng yên tĩnh “ngả chập chùng”. Và khép lại bài thơ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã để lại ấn tượng cho người đọc với hình ảnh “Bước chân bóng động nghiêng bờ núi”. Câu thơ đã vẽ ra một bức tranh sinh động, có hồn, bởi cảnh vật được khoác lên mình cái tình của người nghệ sĩ đắm say với cái đẹp.

Kết luận

Soạn bài Bài thơ “Đường Núi” của Nguyễn Đình Thi với cảm nhận từ tác giả, học sinh cũng có thể hiểu được thông điệp mà Nguyễn Đình Thi muốn mang đến. Văn bản là bài bình chứa đựng tất cả xúc cảm chân thực nhất của Vũ Quần Phương.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *