Soạn Bài thơ tiểu đội xe không kính (Kết nối tri thức 8)

Soạn Bài thơ tiểu đội xe không kính gồm phần giải đáp câu hỏi trong SGK chi tiết và đầy đủ nhất. Qua đó, Trang tổng hợp thơ Thepoetmagazine giúp học sinh tham khảo để chuẩn bị bài thật tốt trước khi đến lớp.

Bài thơ khắc họa hình tượng những chiếc xe không kính. Từ đó làm nổi bật lên hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

Soạn văn Bài thơ tiểu đội xe không kính
Tìm hiểu nội dung tác phẩm qua bài soạn theo SGK

1. Số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi khổ, vần và nhịp thơ.

Số tiếng trong mỗi dòng:

– Khổ 1: dòng 1: 10 tiếng; dòng 2: 8 tiếng; dòng 3, 4: 6 tiếng.

– Khổ 2: dòng 1, 4: 7 tiếng; dòng 2, 3: 8 tiếng

– Khổ 3: dòng 1, 2, 4: 7 tiếng; dòng 3: 8 tiếng

– Khổ 4: dòng 1, 2, 4: 7 tiếng; dòng 3: 8 tiếng

– Khổ 5: dòng 1, 2, 4: 7 tiếng; dòng 3: 8 tiếng

– Khổ 6: dòng 1: 7 tiếng; dòng 2, 3, 4: 8 tiếng

– Khổ 7: dòng 1, 2, 3, 4: 8 tiếng

Số dòng trong mỗi khổ thơ: 4 dòng thơ/ 1 khổ thơ.

Cách gieo vần linh hoạt, một số khổ thơ gieo vần chân: rồi – ngồi; thẳng – đắng; tim – chim; già – ha; rơi – tới; trời – thôi; đội – rồi; xước – trước.

Nhịp thơ: Cách ngắt nhịp cũng linh hoạt, được tạo bởi cách ngắt về các vế trong mỗi dòng thơ, số tiếng của từng dòng, cách bố trí thanh điệu hoặc vần ở các tiếng được nhấn mạnh trong dòng thơ:

Ví dụ:

– Khổ 1: dòng 1: nhịp 3/2/4; dòng 2: 2/2/4; dòng 3: 2/4; dòng 4:2/2/2.

2. Hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

– Hình ảnh những chiếc xe không kính trong tác phẩm Tiểu đội xe không kính ngữ văn lớp 8 tập 2:

Hình ảnh những chiếc xe không kính được tác giả miêu tả trần trụi, chân thực, cách giới thiệu lời thơ tự nhiên, mộc mạc đậm chất lính.

“Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung, kính vỡ rồi”

“Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội”

“Không có kính rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,”

⇒ Hình ảnh hiện thực chiến tranh khốc liệt. Thông qua cách miêu tả những chiếc xe không kính, người đọc nhận thầy Phạm Tiến Duật là người có hồn thơ nhạy cảm. Với nét ngang tàng, tinh nghịch đậm chất lính, thích cái lạ, nhà thơ đã sáng tạo ra một hình tượng thơ độc đảo thời chống Mĩ.

– Hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn:

  • Vẻ đẹp của tư thế hiên ngang, ung dung.

“Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

  • Vẻ đẹp của tỉnh thần cách mạng: lạc quan, dũng cảm, bất chấp hiểm nguy và coi thường những thiếu thốn, gian khổ.

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái

“Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người giả”

“Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa phun, mưa xối như ngoài trời ”

“Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.”

“Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.”

  • Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội.

“Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.”

“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”

Vẻ đẹp của tinh thần yêu nước và lí tưởng cách mạng (Ý chí chiến đấu vì miền Nam thống nhất đất nước).

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

⇒ Bài thơ đã khắc họa chân thực nhất vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn với từ ung dung hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp khó khăn, gian khổ và ý chí giải phóng miền Nam. Vẻ đẹp của các anh cũng là tiêu biểu cho thế hệ thanh niên những năm đánh Mĩ.

Soạn Bài thơ tiểu đội xe không kính
Gợi ý bài soạn cho học sinh tham khảo

3. Bố cục, mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Đọc hiểu Bài thơ tiểu đội xe không kính cho biết Bố cục của bài chia làm 4 đoạn:

– Đoạn 1 (Khổ 1+2): Hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo trong chiến tranh và tư thế thế ung dung, hiên ngang của người lính lái xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn.

– Đoạn 2 (Khổ 3+4): Tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn gian khổ và tinh thần lạc quan, sôi nổi của người lính

– Đoạn 3 (Khổ 5+6): Tình đồng chí, đồng đội thắm thiết của người lính.

– Đoạn 4 (Khổ 7): Lòng yêu nước và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mạch cảm xúc của bài thơ:

Tham khảo 1:

Mạch cảm xúc của bài thơ: từ hình ảnh những chiếc xe không kính băng băng trên chiến trường, vượt qua mọi hiểm nguy, gian khó; tác giả hướng đến tôn vinh và ngợi ca về đẹp của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt: họ ung dung, hiên ngang, dũng cảm, lạc quan có tinh thần đồng chí đồng đội và một ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tham khảo 2:

Mạch cảm xúc của bài thơ: Bài thơ được viết theo mạch cảm xúc của tác giả về những chiếc xe không kính và người lính lái xe Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.Mở đầu bài thơ là cảm xúc về những chiếc xe không kính bị tàn phá bởi bom đạn, cảm xúc được phát triển trước hình ảnh người lính lái xe trẻ trung, lạc quan, giàu tình cảm đồng đội và giàu ý chí giải phóng miền Nam. Cảm xúc khép lại trong hình ảnh chiếc xe không kính một lần nữa xuất hiện, nhưng dù xe bị biến dạng bao nhiêu thì trong chiếc xe vẫn còn “một trái tim” kiên cường, với nhiệt huyết yêu nước thẳng tiến vào Nam giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ:

Soạn văn Bài thơ tiểu đội xe không kính cho ta thấy cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Tác phẩm khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt, họ ung dung hiên ngang, dũng cảm lạc quan có tính thần đồng chí đồng đội và một ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.

4. Đặc điểm ngôn ngữ của bài thơ.

Ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, giàu tính khẩu ngữ, khỏe khoắn, tràn đầy chất sống – đời sống chiến trường, khiến cho lời thơ đậm chất văn xuôi nhưng vẫn thú vị, rất thơ.

Kết luận

Soạn Bài thơ tiểu đội xe không kính của tác giả Phạm Tiến Duật bám sát theo chương trình học trong SGK. Hy vọng với những thông tin kiến thức được hướng dẫn sẽ giúp học sinh nắm rõ nội dung bài học.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *