Soạn bài Thời gian (Văn Cao), lớp 11 CTST & KNTT
Tham khảo hướng dẫn soạn bài Thời gian giúp bạn biết cách trả lời câu hỏi trong SGK chính xác. Học sinh nên chủ động tìm hiểu bài trước khi đến lớp dựa trên gợi ý từ The POET Magazine.
Soạn Thời gian của Văn Cao trước khi đọc
Khi hình dung về thời gian, người ta thường nghĩ đến những từ ngữ nào?
Khi hình dung về thời gian, người ta thường nghĩ đến những từ ngữ: năm tháng, Trôi qua, qua đi, tuổi trẻ, thời thanh xuân,…
Đọc hiểu Thời gian phần đọc văn bản
Bạn hiểu thế nào về hai dòng thơ này?
Hai dòng thơ thể hiện sự đối lập giữa cái hữu hình và vô hình. Bởi lẽ thời gian là thứ không thể nắm bắt hay cầm nắm được. Tuy nhiên ở đây Văn Cao lại viết “Thời gian qua kẽ tay”. Hình ảnh chiếc lá khô bay là do sự tác động của thời gian.
Soạn Thời gian ngữ văn 11 sau khi đọc
Giải đáp câu hỏi phần sau khi đọc giúp học sinh tổng hợp được nội dung kiến thức của toàn bài.
1/ Dòng thơ đầu tiên cho thấy nhà thơ hình dung như thế nào về thời gian và về quan hệ giữa thời gian và con người?
Dòng thơ đầu tiên cho ta thấy nhà thơ đã có những hình dung về thời gian vô cùng sâu sắc. Tác giả Văn Cao cảm thấy thời gian trôi qua nhanh chóng và vô cùng ngắn ngủi. Thời gian tàn nhẫn, vội vàng đến rồi lại vội vàng rời đi, để lại những dấu vết nhuốm màu thời gian.
Thông qua những hình dung về thời gian của tác giả, ta có thể cảm nhận được những suy nghĩ sâu sắc của ông về mối quan hệ giữa con người và thời gian.
2/ Hình ảnh chiếc lá khô và “tiếng sỏi trong lòng giếng cạn” gợi cho bạn cảm nhận gì về thời gian?
Hình ảnh chiếc lá khô và “tiếng sỏi trong lòng giếng cạn” gợi những liên tưởng về sự thoáng qua, nhanh chóng của thời gian.
- Chiếc lá khô là hình ảnh của thời gian chuyển biến nhanh chóng, làm cho mọi thứ phai nhạt và mất đi sự tươi mới.
- Hình ảnh “tiếng sỏi trong lòng giếng cạn” là hình ảnh của sự cô đơn và đau khổ.
Thông qua những hình ảnh đầy xót xa, có lẽ tác giả muốn nhắc nhở ta về giá trị của cuộc sống và giá trị của thời gian.
3/ Hãy chỉ ra:
- Điểm tương đồng giữa các hình ảnh “những câu thơ”, “những bài hát” và “đôi mắt em” ở sáu dòng thơ cuối.
- Điểm khác biệt giữa các hình ảnh vừa nêu (ở sáu dòng thơ cuối) với hình ảnh “những chiếc lá” (ở sáu dòng thơ đầu).
- Những hình ảnh “những câu thơ”, “những bài hát” và “đôi mắt em” ở sáu dòng thơ cuối là những giá trị nghệ thuật và cái đẹp. Thông qua những hình ảnh này, tác giả muốn gửi gắm thông điệp: Trong dòng chảy nghiệt ngã của thời gian, mọi sự vật và hiện tượng đều có thể lụi tàn. Tuy nhiên, trong số đó vẫn có những giá trị không thể mất đi.
- Ở sáu câu thơ cuối, âm hưởng bài thơ đã được chuyển đổi từ trầm buồn sang thanh thoát, màng. Hình ảnh “những câu thơ”, “những bài hát” và “đôi mắt em” mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
Thời gian có thể làm khô những chiếc lá đời người, nhưng lại làm xanh chiếc lá của nghệ thuật. Thời gian làm rơi kỷ niệm trong lòng giếng cạn nhưng không thể làm khô đôi mắt đẹp đẽ của tình yêu.
4/ Nhận xét về mối tương quan giữa các hình ảnh thơ theo cột ngang và cột dọc trong bảng sau:
Sáu dòng thơ đầu | Sáu dòng thơ cuối |
Những chiếc lá khô | Những bài hát còn xanh
Những câu thơ còn xanh |
Tiếng sỏi trong lòng giếng cạn | Hai giếng nước |
Hình ảnh thơ theo cột dọc là những hình ảnh có sự tương đồng về ý nghĩa biểu tượng. Đây đều là hình ảnh gợi cảm xúc của con người khi đứng trước những biến chuyển của thời gian. Một bên là hình ảnh gợi sự cô đơn và mất mát của thời gian. Một bên là những hình ảnh thể hiện sự sống và hy vọng.
Các hình ảnh thơ theo cột ngang là những hình ảnh thơ mang những nét tương phản về ý nghĩa nội dung. Hình ảnh ở sáu dòng thơ đầu biểu đạt cho sự tiếc nuối, buồn bã. Ngược lại, hình ảnh ở sáu dòng thơ cuối lại mang một màu sắc tươi mới, sự đâm chồi nảy nở.
=> Tạo ra một sự phân chia giữa quá khứ và hiện tại một cách rõ ràng.
5/ Nhận xét về nhạc điệu (thể hiện qua vần, nhịp, phối thanh, cấu trúc lặp,…) của bài thơ Thời gian.
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do. Cả bài thơ gần như không có vần nhưng nhịp thơ chậm rãi. Điều này khiến giọng điệu bài thơ trở nên giản dị, trầm lắng và giàu chất suy tưởng.
6/ Đọc lại bài thơ Độc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du) mà bạn đã học trong Bài 7. Những điều trông thấy. Nêu ít nhất một điểm tương đồng và một điểm khác biệt trong cảm nhận về thời gian của hai tác giả Nguyễn Du và Văn Cao.
– Điểm tương đồng: Cả hai bài thơ đề là cảm nhận về sự nghiệt ngã của thời gian. Thời gian qua kẽ tay làm khô những chiếc lá (Thời gian) và vườn hoa thành bãi hoang, văn chương bị đốt đỏ… (Độc “Tiểu Thanh kim).
– Điểm khác biệt: Nguyễn Du dự cảm xót xa về sự lãng quên của con người đối với những giá trị của nghệ thuật và số phận người nghệ sĩ (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa; Người đời ai khóc Tố Như chăng?. Tác giả Văn Cao thể hiện niềm tin về sự trường tồn của giá trị nghệ thuật và tình yêu (Riêng những cầu thời còn xanh Riêng những bài hát/ còn xanh/ Và đôi mắt em như hai giếng nước).
7/ Tìm nghe một bài hát của Văn Cao và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm xúc của bạn khi nghe bài hát đó.
Bài hát “Mùa Xuân đầu tiên” của nhạc sĩ Văn Cao mang đến cho em cảm giác mùa xuân mới đang đến, với không khí mới mẻ và tươi vui. Khi bài hát được cất lên, em cảm nhận được sự mát mẻ của một mùa xuân mới. Bài hát là sự kết hợp hoàn hảo giữa giai điệu dịu dàng, nghệ thuật và những lời ca giàu tình cảm. Những lời ca trong bài hát này tạo nên tổng thể một bức tranh tuyệt đẹp về một mùa xuân lãng mạn, đầy hy vọng. Lời bài hát tả lại cảm giác của một con người yêu đất nước đang rộn ràng chào đón mùa xuân đầu tiên sau ngày chiến tranh tàn khốc. Em cảm nhận được sự đau khổ mà con người phải chịu của những năm chiến tranh. Đồng thời cũng cảm thấy niềm tin và hy vọng khi mùa xuân trở lại. “Mùa Xuân đầu tiên” không chỉ là một bài hát thông thường, mà ẩn chứa thông điệp sâu sắc về tình yêu đất nước và hy vọng vào một tương lai tươi đẹp hơn.
Kết luận
Hướng dẫn soạn bài Thời gian là tài liệu học sinh có thể tham khảo. Điều này giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa bài thơ. Đồng thời, trả lời câu hỏi trong sách là có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp.