Soạn bài Thu điếu (Nguyễn Khuyến) – Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Soạn bài Thu điếu bám sát theo chương trình ngữ văn lớp 8 giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo. Từ đó, học sinh tiếp thu kiến thức có trong bài một cách dễ dàng hơn.

Table of Contents

Soạn Thu điếu phần Trước khi đọc

Để đọc hiểu Thu điếu, học sinh cần soạn văn 8 để trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. Việc này giúp bạn có sự chuẩn bị trước khi bắt đầu học tác phẩm này.

Câu 1: Em yêu thích mùa nào trong năm? Liệt kê một số từ ngữ em muốn dùng để miêu tả vẻ đẹp của mùa đó.

– Mùa em yêu thích:

Học sinh chia sẻ mùa mà em yêu thích: có thể là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông.

– Liệt kê một số từ ngữ mà em muốn dùng để miêu tả vẻ đẹp của mùa đó:

  •  Mùa thu: trời trong xanh, mây trắng nhẹ, không khí mát mẻ pha chút gió se. lá vàng rụng nhiều, nắng thu vàng ươm, ngọt ngào. Mùi hương của những thức quà quê man mát, lan tỏa trong không gian. Cảnh vật yên tĩnh,…
  •  Mùa xuân: Cây cối đâm chồi nảy lộc, mưa xuân lất phất nhè nhẹ, không khí ấm áp. Con người vui vẻ, tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống,…
  •  Mùa hạ: Nắng chói chang, bầu trời cao và trong xanh, cây cối xanh tốt, tiếng ve kêu râm ran báo hiệu mùa hè, hoa phượng nở rực lửa,…
  •  Mùa đông: Thời tiết lạnh lẽo, những cơn gió lạnh, cây cối già cỗi trơ trụi lá, mưa phùn gió bấc. Mọi người khoác lên mình những tấm áo ấm áp. Cái lạnh như khiến cho con người xích lại gần nhau hơn để cùng qua những khoảnh khắc giá lạnh,..
Soạn bài Thu điếu
Soạn tác phẩm Thu điếu của tác giả Nguyễn Khuyến

Soạn bài thơ Thu điếu phần Đọc văn bản

Gợi ý tham khảo soạn bài Thu điếu lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh biết cách trả lời câu hỏi trong SGK.

Câu 1: Hình dung hình dáng, màu sắc, âm thanh, chuyển động của sự vật.

– Hình dáng: chiếc thuyền cầu theo đó cũng “bé tẻo teo”, “ngõ trúc quanh co”.

– Màu sắc: “nước trong veo”, “sóng biếc”, “trời xanh ngất”, “lá vàng”.

– Âm thanh: “đưa vèo”, “đớp động”.

– Chuyển động: “sóng” – “hơi gợn tí”, “lá” – “sẽ đưa vèo”, “tầng mây” – “lơ lửng”.

soạn thu điếu
Bài thơ là cảm nhận của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ

Câu 2: Theo dõi những hình ảnh thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ.

Hình ảnh thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ:

– “ Vắng teo” nghĩa là vô cùng vắng lặng không một tiếng động nhỏ nào, cũng gợi tả sự cô đơn, trống vắng.

– Một tư thế nhàn: “tự gối ôm cần”. Một sự đợi chờ: “lâu chẳng được”. Một cái chợt tỉnh khi mơ hồ nghe “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Người câu cá chẳng đang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu.

⇒ Người câu cá đang sống trong một tâm trạng cô đơn và lặng lẽ buồn. Một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao đáng trọng. Cảnh đẹp êm đềm, tĩnh lặng mà man mác buồn. Một tâm thế nhàn và thanh cao gắn bó với mùa thu quê hương, với tình yêu tha thiết.

Soạn bài Thu điếu tác giả – tác phẩm phần Sau khi đọc

Gợi ý bài soạn văn Thu điếu Sau khi đọc theo SGK chi tiết như sau:

Câu 1: Chỉ ra đặc điểm thi luật (bố cục, niêm, luật bằng trắc, vần, nhịp, đối) của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện trong bài thơ Thu điếu.

– Bố cục: gồm đủ 4 phần: đề – thực – luận – kết, mỗi phần 2 câu.

– Niêm: có các cặp câu cùng thanh của chữ thứ 2: chiếc – biếc ( T-T), vàng – mây (B-B), trúc –  gối (T-T), thu – đâu (B-B).

– Luật bằng trắc: Luật bằng (căn cứ vào chữ thứ 2 của câu 1 thanh bằng).

 

Thứ tự tiếng 1 2 3 4 5 6 7
Câu 1 Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
B B T T T B B
Câu 2 Một chiếc thuyền câu tẻo teo
T T B B T T B
Câu 3 Sóng biếc theo làn hơi gợn
T T B B B T T
Câu 4 vàng trước ngõ khẽ đưa vèo
T B T T T B B
Câu 5 Tầng mây lửng trời xanh ngắt
B B B T B B T
Câu 6 Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
T T B B T T B
Câu 7 Tựa gối buông cần câu chẳng được
T T B B B T T
Câu 8 đâu đớp động dưới chân bèo
T B T T T B B

 

Vần: Bài thơ gieo vần “eo” ở các chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6. 8 (veo – teo – vèo – teo – bèo).

– Nhịp: 2/2/3 hoặc 4/3.

– Đối: Đối ở 2 câu thực (câu 3,4) và 2 câu luận (câu 5, 6): nắng xuống – trời lên.

Câu 2: Giải thích ý nghĩa của nhan đề bài thơ. Chỉ ra mối liên hệ giữa nhan đề và hai câu đề.

– Nhan đề “Thu điếu”: Thu điếu có nghĩa là “Câu cá mùa thu”. Việc câu cá chẳng qua là cái cớ, cái hoàn cảnh, cái chỗ để nói về mùa thu, để thưởng thức mùa thu mà thôi. Mùa thu, nhất là mùa thu làng quê, vốn đẹp, nhưng mùa thu, cảnh mùa thu ngắm từ vị trí người câu cá, thưởng thức từ tâm trạng người câu cá, lại có cái đẹp, cái thú riêng. Qua việc diễn tả thú vui câu cá vào mùa thu, nhà thơ thể hiện niềm giao cảm với thiên nhiên, cảnh vật, từ đó bộc lộ những tâm sự thầm kín về quê hương, đất nước thông qua việc diễn tả thú vui câu cá.

– Mối liên hệ giữa nhan đề và hai câu đề: Hai câu đề triển khai ấn ý chứa trong nhan đề. Hai câu đề miêu tả không gian thu với cảnh sắc rất mộc mạc, giản dị mang nét đặc trưng chất thu, khí thu của làng quê Bắc Bộ.

Câu 3: Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian nào? Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không đó.

Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian: Không gian trong Thu điếu tĩnh lặng, phảng phất buồn:

– Trong khung cảnh mùa thu với ao nước trong xanh, làn nước mát lạnh là hình ảnh chiếc thuyền câu của người thi sĩ nhỏ bé, lọt thỏm trong không gian rộng lớn trở nên “bé téo teo”.

– Tiếng sóng nước nhỏ bé li ti gơn gơn cảm giác thanh bình.

– Hình ảnh chiếc lá vàng rụng khỏi cây và rơi xuống đất vừa gợi âm thanh mùa thu – âm thanh của những chiếc lá rơi.

– Bầu trời mùa thu: đám mây lơ lửng trên không trung tầng tầng lớp lớp nhưng vẫn để lộ ra khoảng trời trong xanh → tạo bầu không khí dịu mát.

– Quang cảnh xung quanh thi sĩ: con ngõ chạy quanh co nhưng vắng lặng không một bóng người → không gian yên tĩnh.

  • Không gian rộng, sâu của bầu trời đối lập với mặt ao hẹp với ngõ trúc.
  • Không gian hiu quạnh, tĩnh lặng, thoáng buồn, vắng tiếng, vắng người được thể hiện qua hình ảnh “ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Không gian tĩnh lặng đến độ người câu cá có thể nghe thấy tiếng “cá đâu đớp động chân bèo”.

Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian: Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về ao thu, với thuyền câu.

⇒ Điểm nhìn ấy giúp nhà thơ bao quát được toàn cảnh mùa thu, từ bầu trời đến mặt nước, cảnh vật, cuộc sống ở làng quê vào mùa thu.

soạn bài thơ thu điếu
Bài thơ thể hiện được tình yêu quê hương đất nước

Câu 4: Phân tích các từ ngữ miêu tả hình dáng, màu sắc, âm thanh, chuyển động,… của các sự vật; từ đó hãy khái quát những nét đẹp điển hình của mùa mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ.

Phân tích các từ ngữ miêu tả hình dáng, màu sắc, âm thanh, chuyển động,… của các sự vật; từ đó hãy khái quát những nét đẹp điển hình của mùa thu cùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ.

– Các từ ngữ miêu tả màu sắc, âm thanh, chuyển động,… của các sự vật:

  • Màu sắc: “nước trong veo”, “sóng biếc”, “trời xanh ngất”, “lá vàng”. Tạo nên các điệu xanh: Ao xanh, bờ xanh, sóng xanh, tre xanh, bèo xanh, một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.
  • Chuyển động: “sóng” – “hơi gợn tí”, “lá” – “khẽ đưa vèo”, “tầng mây” – “lơ lửng”. Chuyển động rất nhẹ, nói lên sự chăm chú quan sát của tác giả. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đã được sử dụng thành công đem lại hiệu quả cao.

– Những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ:

  • Ao thu với làn nước “trong veo”, sóng gợn nhẹ.
  • Bầu trời cao xanh lồng lộng.
  • Không gian yên tĩnh, vắng vẻ. Không gian bức tranh được khuôn gọn trong một chiếc ao.
  • Ngõ quanh co vắng vẻ là một hình ảnh rất quen thuộc và đặc trưng của không gian làng quê Bắc Bộ.
  • Chủ thể trữ tình – người phác họa bức tranh đang ngồi trên chiếc thuyền câu để thả cần câu cá.

⇒ Những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ: không khí mát lành; trời thu trong xanh, cao xanh; không gian êm đềm, thanh tĩnh; cảnh sắc hài hòa, giàu chất thơ…

Câu 5: Ở hai câu kết, hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái như thế nào? Qua đó, em cảm nhận được nỗi niềm tâm sự của tác giả?

Ở hai câu kết, hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái:

  • Một tâm thế nhàn: Tựa gối ôm cần
  • Một sự chờ đợi: Lâu chẳng được
  • Một cái chợt tỉnh mơ hồ: Cá đâu đớp động…

⇒  Ở hai câu kết, hình ảnh con người hiện lên trong tư thế của người ngồi câu cá: “tựa gối, buông cần”, như đang thu mình trên chiếc thuyền câu bé nhỏ trong trạng thái trầm tư. Âm thanh của tiếng cá đớp bọt nước đâu đó khẽ động dưới chân bèo không chỉ làm tăng cái im vắng, tĩnh lắng của ngoại cảnh mà còn khắc họa khoảnh khắc trầm lặng, suy tư của con người.

Từ đó cảm nhận nỗi niềm tâm sự của nhà thơ:

Qua đó, em cảm nhận được ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc. Đó là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.

Câu 6: Nêu chủ đề của bài thơ. Chủ đề ấy giúp em hiểu thêm điều gì về tâm hồn tác giả?

– Nêu chủ đề của bài thơ: Bài thơ Thu điếu thể hiện sự cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của mùa thu đất Bắc và tình cảm gắn bó thiết tha với quê hương của tác giả; qua đó bày tỏ niềm ưu tư trước thời cuộc.

– Cảm nhận về tâm hồn tác giả: Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, chan hòa với thiên nhiên; yêu mến và trân trọng cuộc sống bình yên nơi làng quê; tâm sự sâu kín của một con người dẫu tìm về cuộc sống ẩn dật vẫn không nguôi nỗi buồn thời thế,…

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu Điếu.

Đoạn văn tham khảo

Nguyễn Khuyến là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (1). Một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của ông chính là bài Thu điếu (2). Trong bức tranh mùa thu thanh bình đó, em thích nhất hai câu thơ gợi tả hình ảnh người thi sĩ ung dung, tự do tự tại: “Tựa gối buông cần lâu chẳng được/ Cá đâu đớp động dưới chân bèo” (3). Nếu như sáu câu đầu mới chỉ có cảnh vật: ao thu, chiếc thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, ngõ trúc thì đến phần kết mới xuất hiện người câu cá như đang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu (7). Cảnh vật đều yên bình, tĩnh lặng đến mức có thể nghe được tiếng cá đớp động dưới chân bèo (8). Cảnh thù đẹp êm đềm mà man mác buồn (9). Hai câu thơ khắc họa một tâm thế an nhàn và thanh cao nhưng luôn gắn bó sâu nặng với mùa thu quê hương đất nước (10). Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc (11).

Kết luận

Soạn bài Thu điếu dựa trên thông tin gợi ý từ The POET magazine là cách học sinh chủ động tìm hiểu bài học trước khi đến lớp. Điều này giúp bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức trọng tâm của tác phẩm này.

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet