Soạn bài Thu Sang (Đỗ Trọng Khơi) – Chân trời sáng tạo lớp 7
Hướng dẫn soạn bài Thu Sang Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo chi tiết nhất cho học sinh. Những câu hỏi trong sách giáo khoa được The POET trả lời đầy đủ giúp bạn có kết quả học tập tốt nhất.
Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung bài soạn Thu Sang (Sách mới Ngữ văn 7 tập 1) trả lời các câu hỏi về nghệ thuật và chủ thể bài thơ. Đây là tác phẩm mang tới góc nhìn bình yên về một mùa trong năm, êm ả và dễ chịu.
1/ Nêu cảm nhận của em về những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ và cho biết những từ ngữ, hình ảnh nào đã mang lại cho em cảm nhận như vậy.
Bức tranh Thu sang có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh của bức tranh thiên nhiên. Ta có thể thấy âm thanh ở đây vô cùng rộn rã, náo nhiệt kết hợp cùng những gam màu tươi sáng, rực rỡ làm tôn lên vẻ đẹp của mùa thu với sự sinh động, có hồn và tràn ngập sức sống.
Những từ ngữ, hình ảnh đã mang lại cho em cảm nhận đó là:
- Từ ngữ: “tràn ngập nỗi mong manh”, “kiệt sức hè”, “nắng hồng”, “rộn”, “ngậm”, “rong chơi”, “khoảng ngày xanh”,…
- Hình ảnh: “tiếng chim đầy khoảng ngày xanh sang mùa”, hình ảnh về “nắng”, hình ảnh “vườn chiều”, “mảnh trăng vàng”,…
=> Màu sắc: Rực rỡ, đầy sức sống: “Vàng như tự nắng tự mưa”, “tự lòng đất, tự trời xưa nhuộm về”, “xanh lên đã kiệt sức hè”, “trăng vàng rong chơi”.
=> Âm thanh: Sống động, vui tươi: “tiếng chim”.
2/ Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên và cách thể hiện tình cảm ấy trong bài thơ?
Thông qua quá trình soạn văn Thu Sang, em có thể thấy được tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên ở đây là tình cảm yêu thiên nhiên say đắm, hòa tâm hồn của mình vào thiên nhiên đất trời.
Các thể hiện tình cảm ấy trong bài thơ là:
- Cảm nhận qua thị giác: hình ảnh tiếng chim, hình ảnh nắng vàng, hình ảnh vườn chiều và mảnh vầng trăng.
- Cảm nhận qua thính giác: âm thanh tiếng chim, âm thanh tiếng ve lìa ngàn, âm thanh “rộn lá thu sang”.
=> Tác giả vô cùng tinh tế, quan sát được những thay đổi khi mùa thu đến. Bằng những từ ngữ giản dị, quen thuộc gắn liền với cánh cửa mùa thu. Tất cả như hòa quyện lại tạo nên bức tranh thu đầy màu sắc. Qua đó, thể hiện tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên, đất trời tình yêu tha thiết, chân thành.
3/ Xác định chủ đề của bài thơ.
Chủ thể của bài thơ khi soạn bài Thu Sang chi tiết được xác định là: Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, sinh động khi thu sang, qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước của tác giả.
Kết luận
Tham khảo soạn bài Thu Sang (Đỗ Trọng Khơi) giúp bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm xuất sắc. Để tiếp thêm động lực cho niềm đam mê với văn học Việt Nam, bạn hãy truy cập THE POET Magazine ngay.
XEM THÊM:
- Soạn Mùa phơi sân trước tác giả Nguyễn Ngọc Tư
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo Chúng ta có thể đọc nhanh hơn nhanh nhất
- Hướng dẫn soạn văn 7 Bài học từ cây cau chi tiết