Soạn bài Thương nhớ bầy ong, Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Học sinh tìm hiểu và soạn bài Thương nhớ bầy ong, trả lời câu hỏi đầy đủ. Những thông tin sẽ được đăng tải chính xác nhất tại The POET Magazine.

Table of Contents

Soạn văn bài Thương nhớ bầy ong – Chuẩn bị đọc

Trước khi tìm hiểu văn bản, học sinh theo dõi và trả lời các câu hỏi chuẩn bị đọc trong sách Chân trời sáng tạo lớp 6.

thương nhớ bầy ong
Trả lời câu hỏi trước khi đọc văn bản

1/ Đã bao giờ em phải chia tay mãi mãi với một con vật nuôi, một đồ chơi, một vật dụng,… hết sức thân thiết đối với mình? Tâm trạng của em khi ấy thế nào?

Em vừa mất đi con chó Nick mà em rất yêu quý.

Con chó này bố mua từ lúc mẹ sinh em. Em được bao nhiêu tuổi thì Nick được bấy nhiêu tuổi. Trải qua thời gian, Nick vô cùng thân thiết và gắn bó với em.

Thật tiếc là vì đã già, nên Nick đã chết.

Khi Nick chết đi, em vô cùng buồn bã, đã khóc suốt mấy ngày liền. Cứ nhìn thấy cái bát ăn, cái nệm nằm, cái lược chải lông… của Nick là em lại bùi ngùi, rơi nước bắt. Cảm giác em mất đi một cái gì đó rất gần gũi, quan trọng đối với bản thân mình.

2/ Em hãy tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình

Về công việc nuôi ong:

Công việc của người nuôi ong thay đổi theo mùa, dựa vào mùa hoa nở trong năm để có cách chăm sóc phù hợp. Muốn nuôi ong thì trước hết phải tìm được địa hình thích hợp, nếu chọn sai địa hình thì nguồn mật thu được rất ít, lúc đó lại phải di chuyển đi nơi khác. Một kinh nghiệm mà người nuôi ong phải đặc biệt lưu ý là không dựng trại ong gần những vùng trồng lúa, rau, hoa màu. Bởi ong sẽ chết vì hút phải mật tại những ruộng phun thuốc bảo vệ thực vật.

Dụng cụ nuôi ong và lấy mật:

  • Thùng nuôi ong: Trước đây, ong được nuôi trong đõ. Đõ ong là khúc thân cây rỗng có đục lỗ cửa cho ong ra vào, trong đõ đặt các bánh tổ, trên đõ có nắp đậy. Hiện nay theo phương pháp nuôi ong mới, ong được nuôi trong các thùng gỗ có sơn các màu xanh, vàng hay trắng vừa để chống ẩm, vừa để ong dễ nhận biết tổ.
  • Thùng quay mật: Dùng để quay lấy mật ong. Thùng quay mật thiết kế hình trụ, làm bằng thép không gỉ, bên trong thiết kế bộ phận đặt cầu bánh tổ ong, bộ phận quay ly tâm. Khi quay, mật ong từ các cầu văng ra ngoài, bắn lên thành thùng và được thu lại ở dưới đáy thùng.
  • Đặt thùng ong ở chỗ cao ráo có bóng mát, cửa tổ của thùng quay về hướng nam để tránh ánh nắng, tránh rét. Thùng đặt cách mặt đất 30cm, các thùng cách nhau 3 – 4m. Mỗi thùng đặt 7 – 10 cầu ong là vừa.
  • Chăm sóc đàn ong: Thức ăn chính của ong là vật phấn hoa tự nhiên, do đó phải đặt thùng ong ở nơi có nguồn hoa phong phú. Vào thời gian địa phương thiếu nguồn hoa tự nhiên hay những ngày thời tiết không thuận lợi, ong không thể rời tổ tìm thức ăn được thì phải cho ong ăn nước đường có bổ sung vitamin. Cần che chắn cẩn thận không để mưa gió táp và thùng ong.
  • Thay bánh tổ ong mới: Qua nhiều thế hệ ấu trùng nên các bánh tổ cũ bị đen bẩn do tích chứa phân, ong chúa không thích đẻ vào tổ cũ như vậy, ta cần thay bánh tổ mới. Hiện nay các cơ quan chuyên môn nuôi ong đã nghiên cứu chế tạo được các cầu ong in sẵn chân nền bằng sáp khử trùng đúng tiêu chuẩn để đặt vào thùng cho đàn ong xây dựng tổ mới nhanh chóng. Ong chúa rất thích đẻ trứng vào bánh tổ ong mới này làm hệ số nhân của đàn tăng nhanh hơn.
  • Hiện tượng sẻ đàn tự nhiên và cách xử lý: Khi ong chúa đẻ mạnh, số lượng ong trong đàn đông đúc, nguồn thức ăn bên ngoài dồi dào, mật và phấn hoa tích trữ trong các tổ dư thừa, đàn ong sẽ xây mũ chúa mới và sẻ đàn tự nhiên, người nuôi ong sẽ có thêm một đàn ong mới. Song nhiều khi nguồn thức ăn thiếu, tổ ong nóng bức, ong chúa đẻ kém, trứng nở nhiều ong đực mà đàn ong cũng tạo mũ chúa mới để sớm sẻ đàn.
    Lúc này tuy được thêm đàn mới song cả hai đàn cũ và mới đều thiếu sinh lực, chóng suy tàn, khả năng tạo mật ong kém, gây thiệt hại cho người nuôi. Trong trường hợp này cần cho đàn ong xây thêm cầu mới để ong chúa có nơi đẻ trứng, tổ không chật chội; cắt bỏ bớt lỗ tổ ong đực ở các góc bánh tổ; thay thế ong chúa, bổ sung nguồn thức ăn cho đàn ong và tiếng hành chống nóng, chống rét cho tổ ong.
  • Tạo ong chúa và nhân đàn: Người nuôi ong cần luôn kiểm tra để duy trì con ong chúa tốt cho mỗi đàn. Khi ong chúa già cần được thay thế bằng cách kích thích để đàn ong tự tạo ong chúa mới hoặc đưa mũ cho ong chúa tốt từ đàn ong khác sang. Ong chúa tốt có thân hình lớn, đẻ đều, đẻ nhiều trứng hàng ngày, tỷ lệ trứng thụ tinh cao. Khi đàn ong đã phát triển đông đúc, chủ động tạo thêm mũ chúa để đàn ong sớm sẻ thành 2 đàn một cách tự nhiên.

Về tình cảm của người nuôi với bầy ong:

Người nuôi ong thường sống trong không gian tĩnh lặng, chỉ có nắng nóng và những tiếng vi vi ngân vang của đàn ong mật, giống như một bản giao hưởng đồng quê. Thông thường, nuôi ong luôn phải di chuyển đàn ong đến nơi có rừng hoa nở ở lại trong khoảng 6 tháng, dựng lán trại ngay rừng / vườn hoa để lấy mật vải, mật keo, mật cà phê, tram…

Công việc nuôi ong phải luôn chân tay, cần phải có kỹ thuật, sự kiên trì và tỉ mỉ. Thường xuyên chú ý theo dõi để phát hiện xem đàn ong đang có nhu cầu gì, thiếu chất gì để kịp thời bổ sung, gần như “ăn, ngủ” cùng với đàn ong, phải hiểu hết những tính nết, bệnh tật của ong.

Do đó, người nuôi ong phải yêu nghề, phải có tâm và yêu mến, gắn bó đặc biệt đối với bầy ong mình nuôi.

Đọc hiểu Thương nhớ bầy ong

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong quá trình đọc hiểu văn bản.

soạn bài Thương nhớ bầy ong
Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi

1/ Câu văn nào trong đoạn 1 giải thích thế nào là ong “trại”?

Câu văn: “Buồn nhất là mấy lần ong “trại”, nghĩa là một phần đàn ong rời xa. bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa.”.

2/ Trong hai đoạn cuối, cậu bé đã mấy lần dùng từ “linh tồn”? Cách dùng từ “linh hồn” ở đây có gì khác thường?

Tác giả đã sử dụng 3 lần từ “linh hồn” (Linh hồn có nghĩa là phần tinh thần sâu kín thiêng liêng nhất mang lại sức sống cho con người, sự vật).

Thế nhưng với cách dùng từ “linh hồn” của tác giả trong đoạn văn có nét khác biệt: những vật vô tri vô giác như tổ ong, giá đặt đõ ong, chậu nước con ở chân giá, đất đá… đều có linh hồn khiến cho con người phải nhớ nhung, yêu mến. Theo đó, linh hồn ở đây chính là tâm hồn, tình cảm.

Soạn bài Thương nhớ bầy ong Chân trời sáng tạo – Suy ngẫm và phản hồi

Theo dõi và giải đáp các câu hỏi, yêu cầu trang 122, 123 sách giáo khoa.

1/ Những dấu hiệu nào đã giúp em biết văn bản trên thuộc thể hồi kí?

Những dấu hiệu giúp em biết văn bản trên thuộc thể hồi kí vì nó mang đặc trưng thể loại, cụ thể là:

  • Kể lại những sự việc mà người viết trực tiếp trải qua trong quá khứ. Trong văn bản, tác giả đã kể lại sự việc trong quá khứ khi gia đình nuôi ong và chính tác giả chứng kiến cảnh ong trại với tâm trạng buồn bã.
  • Người kể chuyện: xưng “tôi” – kể chuyện ngôi thứ nhất.
  • Hình thức ghi chép: tác giả ghi chép lại những sự việc có thật khi tác giả chứng kiến ong trại bằng cách kể theo trình tự hợp lí, hấp dẫn, kết hợp thể hiện những tâm sự, cảm xúc, suy nghĩ của tác giả chứ không phải bê nguyên sự thật vào văn bản.

2/ Trong câu văn “Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại”, theo em, có thể bỏ bớt cụm từ “sau này” hoặc “ngày thơ bé” được không? Vì sao? Từ đó nêu tác dụng của việc sử dụng các cụm từ chỉ thời gian trong hồi kí

Trong câu văn “Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ say này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại”, theo em, không thể bỏ bớt cụm từ “sau này” hoặc “ngày thơ bé” được.

Bởi vì câu văn thể hiện những cảm xúc suy tư trong quá khứ mỗi lần ong trại đã ảnh hưởng đến ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ, những cảm xúc trong thơ của tác giả sau này. Hai cụm từ đó là mối liên hệ giữa hiện tại với quá khứ. Nên nếu bỏ bớt cụm từ, người đọc sẽ không thể hiểu được ý nghĩa của câu văn và sự sâu sắc trong suy nghĩ, cảm xúc của khán giả.

Từ đó, ta thấy được tác dụng của việc sử dụng các cụm từ chỉ thời gian trong hồi kí: Các sự việc trong hồi kí thường được kể theo trình tự thời gian, có khi là sự hồi tưởng, suy ngẫm liên hệ từ quá khứ đến hiện tại. Vì vậy cần có các cụm từ chỉ thời gian để xác định được thời điểm xảy ra sự việc.

3/ Tìm trong văn bản một số từ ngữ, câu văn diễn tả nối buồn của nhân vật “tôi” khi chứng kiến bầy ong bỏ tổ bay đi. Em có nhận xét gì về tình cảm mà cậu bé dành cho bầy ong?

Trong văn bản có nhiều từ ngữ, câu văn diễn tả nỗi buồn của nhân vật “tôi” khi chứng kiến bầy ong bỏ tổ bay đi. Ví dụ:

  • Buồn nhất là mấy lần ong “trại”, nghĩa là một phần đàn ong rời xa, bỏ tỏ nhà, mang theo một ong chúa.
  • Tôi nhìn theo, buồn không nói được. Cái nguồn của đứa bé rộng lớn đến bao nhiêu, các văn nhân, thi sĩ nay nói đến chưa?
  • Nhìn ong trại đi, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác.

Từ đó, em cảm nhận được tình cảm mà cậu bé dành cho bầy ong là: cậu bé có tình cảm yêu mến đặc biệt với bầy ong, khi chúng rời xa, cậu cảm thấy buồn bã, như mất đi một phần, vốn rất thân quen với mình.

4/ Để tái hiện lại quá khứ một cách chân thực, sinh dộng người viết hồi kí có thể tập trung kể lại sự việc, cũng có thể vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy. Theo em, Thương nhớ bầy ong thuộc trường hợp nào trong hai trường hợp trên? Dựa vào đâu để có thể khẳng định như vậy?

Để tái hiện lại quá khứ một cách chân thực, sinh động người viết hồi kí có thể:

  • Tập trung kể lại sự việc;
  • Vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy.

Theo em, Thương nhớ bầy ong thuộc trường hợp thứ hai, tức là vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy.

Có thể khẳng định được điều ấy vì nhân vật “tôi” đã kể về những lần ong trại và từ đó thể hiện những suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình: những vật vô tri vô giác, nhỏ bé, vụn vặt cũng mang một linh hồn vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến. Những cảm xúc ngày thơ bé đó cũng đã ảnh hưởng, ám ảnh đến tác giả về sau, ví dụ tác giả viết: “Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại”.

5/ Em có nhận nhận xét gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên, loài vật của nhân vật “tôi”?

Nhận xét về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên, loài vật của nhân vật “tôi”:

Tác giả đã thể hiện nhân vật “tôi” dù còn nhỏ tuổi song đã có cách quan sát tỉ mỉ, thể hiện những hiểu biết về đặc điểm loài ong, cách cảm nhận về thiên nhiên, loài vật vô cùng tinh tế và phát hiện ra những điều sâu sắc: mọi vật đều mang trong nó một linh hồn, gần gũi và thân thuộc với con người.

6/ Đọc Thương nhớ bầy ong, có bạn khẳng định rằng nhân vật cậu bé xưng “tôi”, trong văn bản chính là tác giả Huy Cận, một số bạn hác lại cho là không phải như vậy. Cho biết ý kiến của em về các nhận định trên

Đọc Thương nhớ bầy ong, có bạn khẳng định rằng nhân vật cậu bé xưng “tôi” trong văn bản chính là tác giả Huy Cận, một số bạn khác lại cho là không phải như vậy, ý kiến của em là:

Em đồng ý với ý kiến thứ nhất: nhân vật cậu bé xưng “tôi” trong văn bản chính là tác giả Huy Cận. Bởi vì: Huy Cận là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta, những bài thơ của ông thường thấm đẫm một nỗi buồn mênh mang khó tả. Điều đó được chính nhân vật “tôi” – Huy Cận gián tiếp khẳng định trong câu văn “Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại”.

Xem thêm:

Kết luận

Tham khảo và chuẩn bị soạn bài Thương nhớ bầy ong đầy đủ giúp bạn nắm bắt bài học tốt hơn. Thông qua đó, kiến thức về các tác phẩm sẽ được nâng cao tốt hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet