Soạn bài Thuyền và biển (Xuân Quỳnh) – Lớp 11 Kết nối tri thức

Soạn bài Thuyền và biển ngắn nhất bao gồm trả lời súc tích các câu hỏi Sau khi đọc trong sách giáo khoa. The POET Magazine hướng dẫn chi tiết cách giải đáp đồng thời hỗ trợ học sinh đọc hiểu tác phẩm kỹ lưỡng.

Sau khi đọc

Nội dung soạn bài Thuyền và biển lớp 11 Kết nối tri thức (SGK Ngữ văn 11) gồm sáu câu hỏi về nhân vật trữ tình, ý nghĩa tác phẩm và phong cách của Xuân Quỳnh. Nữ thi sĩ tài hoa đã khéo léo tạo nên những áng thơ để đời, mãi mãi trường tồn với thời gian.

1/ Bạn cảm nhận như thế nào về câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ?

Khi soạn Thuyền và biển lớp 11, em xác định được: Mạch nguồn sâu xa của bài thơ Thuyền và biển là ca dao nhưng khó nhận ra dấu ấn ca dao trong bài thơ của Xuân Quỳnh. Ở đây, Xuân Quỳnh không chỉ diễn tả tâm trạng kẻ ở người đi mà diễn tả tâm trạng chung của người đang yêu.

soạn bài thuyền và biển
Nhân vật trữ tình kể lại tâm trạng đối với câu chuyện tình yêu của mình

2/ Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan nào? Những cung bậc tình cảm gì đã được “người kể” soi rọi, khám phá?

Khi soạn Thuyền và biển, em thấy bài thơ bắt đầu với hai hình tượng là thuyền và biển. Đó là hai hình tượng sóng đôi, có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách rời, đồng thời mang trong mình một vẻ đẹp trữ tình mà mộc mạc, giản dị. Thuyền và biển là hai hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong những bài thơ, ca dao về tình yêu đôi lứa. Và rồi theo dòng cảm xúc, câu chuyện của tác giả dần được hé mở. Đó là câu chuyện về một tình yêu thủy chung “Từ ngày nào chẳng biết/ Thuyền nghe lời biển khơi”. Câu thơ hiện lên như một lời thú nhận ngại ngùng, e thẹn, bẽn lẽn, nàng bày tỏ rằng mình đã phải lòng chàng từ lâu, nguyện đời này cùng anh xây nên hạnh phúc đôi ta.

3/ Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề “hiểu”, “biết” và “gặp” trong tình yêu đôi lứa?

Người ta vẫn thường nói rằng khi yêu hai người rất có thể sẽ đoán được ý nghĩ của nhau, dường như họ vẫn truyền cho nhau những thông tin, tín hiệu, bức điện vô hình, giữa những người đang yêu dường như tồn tại một trường “điện từ” có lẽ vậy nên họ có “thần giao cách cảm”. Em có thể cảm nhận sâu sắc điều này thông qua quá trình soạn văn Thuyền và biển.

4/ Nêu nhận xét về sự lòng ghép hai câu chuyện trong bài thơ. Số dòng thơ được dành cho từng câu chuyện được phân bố theo tỷ lệ nào? Bạn suy nghĩ gì về điều này?

Sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ được tác giả thể hiện linh hoạt, đan xen. Đôi khi, người đọc không thể phân biệt được câu chuyện nào là của Thuyền và biển; câu chuyện nào là của chính tác giả.

Số dòng thơ cho Thuyền và biển: 26 câu.

Số dòng thơ cho câu chuyện của tác giả: 4 câu.

=> Tác giả chỉ tập trung vào câu chuyện của thuyền và biển thay vì chuyện của mình bởi thực tế cả hai câu chuyện có sự tương đồng rất lớn. Nói về thuyền và biển cũng là đang nói và câu chuyện của chính mình.

soạn văn 11 thuyền và biển
Câu chuyện của thuyền và biển có sự tương đồng với câu chuyện của tác giả

5/ Bài thơ giúp bạn hiểu như thế nào về tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình?

Đọc hiểu Thuyền và biển của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, chắc hẳn độc giả sẽ cảm nhận được rõ nét những tâm sự, niềm khao khát hạnh phúc cùng những lo âu và trăn trở trong câu chuyện tình yêu. Thuyền và biển là hai hình tượng được hoài thai khi tác giả còn là một tâm hồn giàu ước mơ, nhiệt huyết, say mê với vẻ đẹp của một tình yêu chân thành, trọn vẹn – một tình yêu mang đậm tính chất lý tưởng.

6/ Đánh giá chung về vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ.

Suốt quá trình soạn văn 11 Thuyền và biển em thấy từ những sự vật, thuyền và biển, sóng gió cho đến anh và em, một sự chuyển đổi bất ngờ nhưng không hề đột ngột, khiên cưỡng. Không hề tạo cho người nghe cảm giác cường điệu hóa, mọi hình ảnh đến rất chân thật và tự nhiên.

Khi thuyền cách xa biển, thuyền chỉ còn sóng gió, cũng giống như khi anh cách xa em, anh chỉ còn bão tố, còn những đau thương. Câu thơ như một con sóng ập đến, đưa người nghe lên đến cảm xúc cao trào. Điệp ngữ này hai lần như một lời tuyên thệ của tình yêu. Giai điệu ấy âm vang, vọng mãi trong lòng bao thế hệ.

Kết luận

Soạn bài Thuyền và biển lần nữa khẳng định đây là bài thơ sâu sắc về tình cảm nam nữ do Xuân Quỳnh để lại, khẳng định tài năng của một trong những nhà thơ tài hoa bậc nhất thời bấy giờ. Bà khiến cho triệu trái tim người đọc phải thổn thức với sự nữ tính của mình, in sâu vào tâm hồn giới trẻ.

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *