Soạn bài Tiếng Thu (Chân trời sáng tạo 12, trang 19) sách mới

Soạn bài Tiếng thu chi tiết giúp học sinh có sự chuẩn bị trước khi đến lớp và nắm rõ nội dung tác phẩm này. Bài thơ là tiếng lòng của nhân vật trữ tình khi mượn hình ảnh của yên bình mùa thu để nói lên nỗi buồn.

Thepoetmagazine sẽ giải đáp những câu hỏi trong bài theo SGK là tài liệu giúp học sinh đọc hiểu Tiếng thu đơn giản nhất. Qua đó có thể dễ dàng soạn văn Tiếng thu một cách chính xác.

1/ Xác định chủ thể trữ tình của bài thơ và cho biết chủ thể ấy xuất hiện theo dạng thức nào (có từ xưng hô rõ ràng, hóa thân vào nhân vật, một chủ thể ẩn).

Chủ thể trữ tình trong bài thơ là “em”. Chủ thể này không xuất hiện trực tiếp (chủ thể ẩn) mà chỉ thể hiện qua lời nói và câu thơ miêu tả của tác giả. Khi Soạn bài ngữ văn lớp 12 Tiếng Thu học sinh cần chú ý điều này.

2/ Bạn hiểu thế nào về nhan đề “Tiếng thu”? Bài thơ là lời của ai nói với ai, nói về điều gì và bằng thái độ, giọng điệu như thế nào?

Nhan đề “Tiếng thu” được Lưu Trọng Lư lựa chọn với ý nghĩa đây chính là tiếng lòng văng vẳng mỗi khi thấy tiết trời chuyển thu và lá vàng rụng. Tiếng nói ấy là tiếng lòng chất chứa nỗi nhớ của một tình yêu thầm lặng với biết bao kỷ niệm.

Bài thơ là lời của nhân vật trữ tình hay chính là tác giả nói với “em”. Tác giả đã mượn hình ảnh mùa thu để nói về tình yêu với giọng điệu tha thiết, nhẹ nhàng và vô cùng tình cảm.

Soạn bài Tiếng thu
Soạn bài Tiếng thu theo SGK

Bạn có thể sử dụng thông tin này trong bài văn phân tích Tiếng thu. Ý này sẽ giúp bài viết của bạn trở nên phong phú và được đánh giá cao khi biết cách phân tích nhan đề của bài thơ.

3/ Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Nêu một số biểu hiện về sự phù hợp giữa các yếu tố hình thức như thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,… với chủ đề và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.

Bài thơ được tác giả sáng tác theo thể thơ năm chữ (ngũ ngôn).

Không gian mùa thu trong bài thơ được gợi mở một cách gián tiếp bằng hình ảnh ánh trăng. “Dưới trăng mờ thổn thức” khiến người đọc liên tưởng đến không gian đượm buồn của một đêm trăng mùa thu. Không chỉ vậy, thông qua hình ảnh ánh trăng, tác giả gợi cho ta thêm liên tưởng đến đôi mắt ngấn lệ của một người đang trong cảnh nhớ nhung, mong chờ người thương. Qua đó, có thể thấy tác giả đã rất tài tình khi sử dụng bức tranh mùa thu để diễn tả nỗi buồn.

4/ Tiếng thu được sáng tác theo phong cách nào? Nêu một số biểu hiện của phong cách sáng tác được thể hiện qua văn bản.

Bài thơ được sáng tác theo phong cách lãng mạn. Tiếng thu thể hiện sự sáng tạo trong sáng tác văn thơ của tác giả Lưu Trọng Lư. Nhà thơ mượn hình ảnh không gian và cảnh vật thiên nhiên mùa thu để vẽ lên bức tranh miêu tả tâm trạng da diết của nhân vật trữ tình. Bức tranh ấy chính là nỗi buồn man mác và khắc khoải của nhân vật.

5/ Tìm đọc bài thơ Thu vịnh (Nguyễn Khuyến). Chỉ ra và lí giải sự khác biệt giữa hai bài Thu vịnh và Tiếng thu ở các khía cạnh sau:

  1. Cách cảm nhận và gợi tả bức tranh mùa thu.
  2. Cách thể hiện tình cảm, tâm trạng của chủ thể trữ tình.
Phương diện so sánh Thu vịnh Tiếng thu
Từ ngữ trong bài thơ Ước lệ và gợi tả Giản dị và mộc mạc
Nhịp điệu bài thơ Tác giả sử dụng nhịp 4/3 và 2/2/3 tạo cảm giác chậm rãi và trang nhã. Tác giả sử dụng nhịp 3/2 khiến người đọc cảm nhận sự thổn thức.
Hình tượng Mùa thu tĩnh lặng với thiên nhiên đẹp và trong xanh. Mùa thu có màu sắc đượm buồn, có hình ảnh lá vàng rơi.
Cách cảm nhận và gợi tả bức tranh mùa thu Tác giả tả cảnh mùa thu miền Bắc. Qua đó thể hiện nỗi u uẩn của người thi sĩ. Tác giả sử dụng hình ảnh mùa thu để nói lên cảm xúc nhung nhớ và đượm buồn.
Cách thể hiện tình cảm, tâm trạng của chủ thể trữ tình Nguyễn Khuyến rung động trước cảnh đẹp của mùa thu nên ngập ngừng bày tỏ nỗi niềm trước thời cuộc đang diễn ra. Lưu Trọng Lư chứng kiến mùa thu mơ màng dẫn đến những rung động và nỗi lòng khi phải chờ đợi người thương.

Soạn Tiếng thu sẽ giúp học sinh chủ động nắm vững kiến thức trọng tâm của cả bài. Qua đó sẽ không bỏ lỡ những thông tin quan trọng và dễ dàng hơn trong việc phân tích tác phẩm.

Xem thêm:

Kết luận

Soạn bài Tiếng thu của tác giả Lưu Trọng Lư đã được giải đáp đầy đủ. Hy vọng với những kiến thức được hướng dẫn trong bài sẽ giúp học sinh có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đến lớp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *