Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta theo sát chương trình ngữ văn lớp 8. Qua đó, www.thepoetmagazine.org giúp học sinh có cái nhìn chung nhất về tác phẩm này.

Table of Contents

Soạn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta phần Trước khi đọc

Soạn văn theo sách Ngữ văn lớp 8 giúp học sinh có sự chuẩn bị trước khi vào nội dung chính của bài. Bạn có thể tham khảo câu trả lời theo gợi ý.

Câu 1: Qua những bài học từ môn lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động yêu nước của nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?

Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động của nhân vật Võ Thị Sáu nhận nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.

Năm 1947, lúc 14 tuổi Sáu vừa làm nhiệm vụ mua hàng, vừa làm nhiệm vụ giao liên để nắm tình hình địch và làm mật hộ viên công an xung phong Đất Đỏ. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng chị rất mưu trí, lanh lẹ và chị luôn hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

Năm 1949, chị đã trở thành người đội viên công an xung phong Đất Đỏ. Chị đã dũng cảm, sáng tạo và luôn hoàn thành nhiệm vụ người chiến sĩ công an xung phong, tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, trong đó nổi bật nhất là trận đánh diệt tên cai tổng nổi tiếng ác ôn ở Đất Đỏ vào năm 1949 và dùng lựu đạn phá cuộc mít tinh tuyên truyền do Pháp thực hiện tại huyện. Vì vậy, bọn thực dân Pháp vô cùng lo sợ và căm tức đối với hoạt động của đội công an xung phong mà tiên phong là chị Võ Thị Sáu, nên từ đó, bọn chúng ra sức truy lùng ráo riết.

Vào tháng 12/1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị Sáu đã sa vào tay giặc, hơn một tháng bị giam giữ tại nhà tù Đất Đỏ và khám đường Bà Rịa, địch dùng nhiều thủ đoạn tra tấn dã man nhưng chúng vẫn không lấy được một lời khai nào của chị, sau đó bọn chúng đưa chị về giam giữ ở khám Chí Hòa. Mặc dù bị địch giam giữ nhưng chị Sáu vẫn tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám và cùng các chị, em trong tù đấu tranh buộc địch phải cải thiện cuộc sống trong nhà tù. Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt và không nao núng của chị Sáu cùng những đồng chí trong tù, dù không đủ bằng chứng, nhưng thực dân Pháp cùng bọn tay sai vẫn kết án tử hình và đày chị ra Côn Đảo.

chính thức.

Là người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm, trung thành, chị Võ Thị Sáu vinh dự được Đảng ủy nhà tù Côn Đảo kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là đảng viên

Chị Võ Thị Sáu hy sinh vào sáng ngày 23/01/1952. Khi giặc Pháp đưa chị ra xử bắn, với nét mặt ung dung, bước đi vững chắc, ngẩng cao đầu, cất lên bài hát “Quốc tế ca”, với tinh thần lạc quan cách mạng, chị đã thể hiện tinh thần bất khuất của người chiến sĩ cộng sản.

Chị Sáu đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc về tinh thần quả cảm và tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng.

soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Tác phẩm được trích Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu 2: Trong cuộc sống hôm nay, con người có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách nào?

Người Việt Nam từ xưa đến nay luôn có lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xa xưa, ông cha ta đã có công dựng nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm để cứu đất nước. Ngày này, tiếp bước ông cha, tuổi trẻ Việt Nam cũng có nhiều hành động thiết thực thể hiện tình yêu đất nước sâu nặng của mình như:

– Luôn tự hào về truyền thống cách mạng của thế hệ cha ông; ra sức học tập tốt, rèn luyện tốt để chuẩn bị hành trang vững chắc bước vào cuộc sống, xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.

– Có ý thức xây dựng tầm vóc của con người Việt Nam, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế.

– Chống lại những hành động, luận điệu xuyên tạc về Đảng, Nhà nước Việt Nam của các thế lực thù địch.

Soạn văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta phần Đọc văn bản

Đọc hiểu Tinh thần yêu nước của nhân dân ta bằng cách trả lời câu hỏi theo sách. Việc này giúp học sinh có thể nắm vững nội dung của văn bản.

Câu 1: Cách mở đầu và câu văn thể hiện nội dung bao bao quát của văn bản.

– Cách mở đầu của văn bản: giới thiệu vấn đề nghị luận, một cách trực tiếp về tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam.

– Câu văn thể hiện nội dung bao quát của bao quát của văn bản: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền truyền thống quý báu của ta.”

Câu 2: Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ điều gì?

Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam ta. Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước đã có từ lâu đời. Điều đó được lịch sử ta chứng minh qua rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại như: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Đó là những vị anh hùng dân tộc đã được ghi danh vào sách vàng của dân tộc. Với những bằng chứng lịch sử cụ thể, tiêu biểu, xác thực này, người đọc có niềm tin vào vấn đề tác giả đang bàn luận và nhắc nhở ở mỗi người: phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng đã đấu tranh chống giặc ngoại xâm cứu đất nước ấy.

soạn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Tìm hiểu tác phẩm thông qua việc trả lời câu hỏi theo SGK

Câu 3: Cách nêu bằng chứng ở đây có gì đáng chú ý?

Cách nêu dẫn chứng trong đoạn văn này có điều đáng chú ý là: Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng rất cụ thể, xác thực, toàn diện và sinh động; dẫn chứng được nêu theo từng cặp và diễn đạt theo cấu trúc “Từ… đến… “ về tinh thần yêu nước của toàn thể dân tộc Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

– Từ các lứa tuổi: từ già đến trẻ (từ các cụ già đến các cháu nhi đồng trẻ thơ).

– Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi (từ kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi… ai cũng có lòng nồng nàn yêu nước).

– Khắp các mặt trận: từ tiền tuyến tới hậu phương (từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc để tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đôi;…).

– Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiến sĩ (từ những nam nữ công nhân và nông thi đua tăng gia sản xuất….)

⇒ Với cách nêu bằng chứng như vậy, tác giả đã thuyết phục được mọi người tin tưởng và cảm phục, tự hào về tinh thần yêu nước của toàn thể dân tộc Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Câu 4: Cần để làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta?

Trong đoạn văn cuối, tác giả đã đưa ra những giải pháp để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta như:

– Bổn phận của chúng ta là làm những của quý kín đáo ấy (tinh thần yêu nước) đều được đưa ra trưng bày.

– Cần phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

Đối với chúng ta, môi học sinh cần làm những việc làm có ích để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta như:

– Luôn nâng cao ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện, thực hiện tốt “5 điều Bác Hồ dạy”, tham gia các hoạt động do trường lớp đề ra, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, học tập kĩ năng sống để trở thành những công dân có ích cho đất nước.

– Luôn tự hào, tôn trọng, yêu quý đất nước của mình.

– Luôn có ý thức tôn trọng hòa bình.

– Trong học tập và làm việc phải luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo.

Soạn văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta phần Sau khi đọc

Tham khảo câu trả lời được gợi ý giúp bạn tổng hợp được nội dung và nghệ thuật của bài.

Câu 1: Người viết bản nghị luận bao giờ cũng hướng tới đối tượng cần thuyết phục. Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?

Trong văn bản nghị luận, người viết bao giờ cũng hướng tới đối tượng cần thuyết phục nhất định. Ở văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” cũng vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng tới đối tượng: các đại biểu tham dự Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thức 2 (tháng 2/ 1951) và tất cả mọi người dân Việt Nam yêu nước.

Câu 2: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao Động Việt Nam. Điều gì cho thấy phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh?

Mặc dù “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một đoạn trích của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao Động Việt Nam những đây vẫn được xem là một văn bản hoàn chỉnh có đặc điểm cơ bản của một văn bản, cụ thể:

Văn bản có bố cục 3 phần:

– Phần 1:

Mở bài: Giới thiệu được vấn đề: Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước.

– Phần 2:

Thân bài: Làm rõ vấn đề nghị luận qua các luận cứ và luận chứng xác thực.

– Phần 3:

Kết bài: Khái quát lại vấn đề và kêu gọi mọi người hành động.

Câu 3: Bài nghị luận có mấy luận điểm? Nêu từng luận điểm và chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm, từ đó rút ra nội dung bao quát của văn bản.

Bài nghị luận “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có các luận điểm sau:

Luận điểm 1: Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta: “Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta.”

Luận điểm 2: Lòng yêu nước của nhân dân ta được thể hiện chân thực, sinh động vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

Luận điểm 3: Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta còn được thể hiện cụ thể, toàn diện, sinh động trong cuộc kháng chiến hiện tại (kháng chiến chống Pháp): “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.”

Luận điểm 4: Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp: “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày…”.

* Mối liên hệ giữa các luận điểm: Từng luận điểm đều có vị trí riêng nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau, hô ứng với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề “Tinh thần yêu nước mà truyền thống quý báu của ta”. Trong đó luận điểm 1 là luận điểm chính, thâu tóm nội dung

toàn bài: khẳng định tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam.

* Câu chủ đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

Câu 4: Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào mà tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu?

Dựa vào tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại với những bằng chứng khách quan có thật trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam để tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”, cụ thể:

  • Trong lịch sử: Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.
  • Trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương…”.

– Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu” vì: truyền thống yêu nước đó đã diễn ra xuyên suốt các thời kì lịch sử, trong mọi tầng lớp nhân dân, ở mỗi vùng miền của đất nước và đó là tình cảm thiêng liêng, quý giá của cả dân tộc được hun đúc qua các thời kì lịch sử dựng nước, giữ nước.

soạn văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Gợi ý bài soạn cho học sinh tham khảo

Câu 5: Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được điều gì và có hành động như thế nào? Những nhận thức và hành động có ý nghĩa như thế nào trong đời sống cộng đồng?

– Văn bản nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng tới người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Tác giả muốn người đọc nhận thức và hành động:

  •  Khi đọc và học xong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, người đọc nhận thức sâu sắc về tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam qua các thời kì lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

– Tự hào về truyền thống yêu nước quý báu của ông cha, có ý thức trách nhiệm phát huy tinh thần yêu nước đó trong thời đại mới, đúng như Hồ Chí Minh đã viết: “ Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước…”.

– Những nhận thức và hành động đó có ý nghĩa trong đời sống cộng đồng:

Trong đời sống cộng đồng, những nhận thức và hành động đó có ý nghĩa giúp gắn kết mọi người, mọi dân tộc lại với nhau, tạo nên sức mạnh đoàn kết để xây dựng và bảo vệ đất nước. mỗi người cần nhận thức sâu sắc: tinh thần yêu nước là toàn thể dân tộc Việt Nam.

Câu 6: Theo em, những yếu tố nào đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này? Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay nữa không? Vì sao?

Trong văn bản nghị luận “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, những yếu tố đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài viết là:

– Bố cục chặt chẽ, logic.

– Chứng minh quan điểm bằng hệ thống luận điểm đúng đắn; sử dụng các lí lẽ chặt chẽ, sắc bén và bằng chứng chính xác, đầy đủ; đặc biệt, những dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân.

– Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cho người đọc thấy được sức mạnh, giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.

– Sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản.

Vấn đề bàn luận trong văn bản vẫn rất có ý nghĩa trong đời sống ngày nay. Bởi vì tính thần yêu nước luôn chảy trong máu người Việt Nam bất kì thời đại nào. Mỗi cá nhân phải có lòng yêu nước và hãy hành động vì đất nước. Cuộc sống có trở nên tốt đẹp, nền hòa bình dân tộc có trở nên bền vững, đất nước có lớn mạnh, giàu đẹp hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào những gì chúng ta làm hôm nay, nhất là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước.

Viết kết nối với đọc

Học sinh mở rộng kiến thức của bài bằng cách thực hiện yêu cầu phân tích ngắn về tác phẩm.

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?

Bài viết tham khảo

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”. Thật vậy, lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù; mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước giành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt; đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Thời đại hiện nay, chúng ta được sống trong hòa bình và ấm no thì yêu nước và trách nhiệm chính là việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước cường thịnh, sánh vai cùng bè bạn năm châu bốn bể. Để phát huy được tinh thần trách nhiệm với đất nước, chúng ta cần học tập và rèn luyện tốt để cống hiến trí tuệ và sức lực, có lối sống lành mạnh sẵn sàng ra đi khi Tổ quốc cần. Lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm là cần thiết cho mọi thời đại chứ không phải một thời điểm hay khoảnh khắc, phát huy truyền thống yêu nước và tinh thần trách nhiệm là phát huy văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Như vậy, lòng yêu nước của mỗi người dân Việt Nam không phải chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng mà thời đại nào, hoàn cảnh lịch sử nào của đất nước lòng yêu nước ở mỗi con người Việt Nam cũng cần được phát huy, tỏa sáng.

Kết luận

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta giúp bạn hiểu hơn về nội dung kiến thức của bài. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm những bài phân tích văn để có thêm tài liệu tham khảo.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *