Soạn văn “Tốt-tô-chan bên cửa sổ”: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương

Soạn bài “Tốt-tô-chan bên cửa sổ”: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương (Phạm Ngọ) để hiểu lý do tác phẩm chạm đến tận sâu tâm hồn của người đọc. Ở đấy bạn có thể tìm thấy giá trị sâu sắc trong mối quan hệ người với người, kết quả tốt đẹp của quá trình nuôi dưỡng trẻ em bằng chính trái tim.

Hướng dẫn đọc

Soạn văn “Tốt-tô-chan bên cửa sổ”: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương (Phạm Ngọ) giúp bạn xác định bố cục, nội dung mỗi phần, phương thức biểu đạt. Mỗi thông tin được The POET Magazine (https://www.thepoetmagazine.org/) tổng hợp đều giúp bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm và đạt kết quả học tập tốt hơn.

Câu 1: Văn bản này gồm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?

“Tốt-tô-chan bên cửa sổ”: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương (Phạm Ngọ) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo gồm ba phần, nội dung từng phần:

+ Phần Sa-pô: Nêu sự phổ biến của tác phẩm qua số lượng phát hành và sự yêu thích của người đọc.

+ Phần 1 (đoạn 1 – 2): Giới thiệu về tác giả, sự ra đời của tác phẩm.

+ Phần 2 (đoạn 3 – 8): Tóm tắt nội dung cuốn sách, trình bày nhận xét, đánh giá của người viết về giá trị cuốn sách.

+ Phần 3 (hai đoạn cuối): Khẳng định lại giá trị của cuốn sách qua việc giới thiệu sức lan tỏa của cuốn sách và khuyến khích mọi người nên đọc.

tot to chan bên cửa sổ khi trẻ con lớn lên trong tình thương
Bố cục và nội dung của tác phẩm “Tốt-tô-chan bên cửa sổ”: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương

Câu 2: Xác định cách triển khai thông tin của đoạn văn sau: “Từ đấy, hành trình đến trường… Ước mơ của các em còn lớn hơn nhiều kế hoạch của cô giáo”. Nêu tác dụng của cách triển khai ấy.

Cách triển khai thông tin của đoạn văn sau: “Từ đây, hành trình đến trường… Ước mơ của các em còn lớn hơn nhiều kế hoạch của cô giáo”:

– Cách triển khai thông tin đoạn văn theo cách: diễn dịch.

– Câu chủ đề của đoạn: Từ đây hành trình đến trường của Tốt-tô-chan trở thành những ngày tháng thú vị, không còn bị mọi người chê trách như ở trường cũ.

Việc triển khai hợp lý giúp truyền tải đầy đủ thông điệp mà tác giả “Tốt-tô-chan bên cửa sổ”: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương muốn thể hiện.

Câu 3: Xác định thông tin cơ bản của văn bản, thông tin ấy được thể hiện qua những chi tiết nào? Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa thông tin cơ bản và chi tiết của văn bản.

Thông tin cơ bản của văn bản là: Giới thiệu câu chuyện về cô bé Tốt-tô-chan và cách giáo dục ở ngô trường Tô-mô; ý nghĩa nhân văn trong cách giáo dục của thầy hiệu trưởng và ngôi trường này: giáo dục dựa trên tình yêu thương và tôn trọng trẻ em.

Thông tin cơ bản của văn bản được thể hiện qua những chi tiết như:

– Chi tiết về sự ra đời của cuốn sách; quá trình ra đời của ngôi trường và thành ngữ “bên cửa sổ”.

– Chi tiết về cách giáo dục đầy ý nghĩa nhân văn: dựa trên sự tôn trọng và lắng nghe học sinh của nhà trường.

– Chi tiết về những điều thú vị, ý nghĩa ở ngôi trường và lời khen tặng của thầy hiệu trưởng đối với học sinh.

– Chi tiết giới thiệu sức lan tỏa của cuốn sách và khuyến khích mọi người nên tìm đọc.

Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa thông tin cơ bản và các chi tiết của văn bản Tốt-to-chan 

TỐT-TÔ-CHAN BÊN CỬA SỔ: KHI TRẺ CON LỚN LÊN

TRONG TÌNH THƯƠNG

tốt to chan bên cửa sổ khi trẻ con lớn lên trong tình thương phạm ngọ
Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa thông tin cơ bản và các chi tiết tác phẩm Tốt-to-chan bên cửa sổ

Câu 4: Việc đưa hình ảnh bìa sách vào văn bản tạo nên hiệu quả gì?

Việc đưa hình ảnh bìa sách vào văn bản giúp: truyền tải thông tin sinh động, hiệu quả, tăng sức thu hút người đọc. Qua hình ảnh bìa sách, người đọc có thể hiểu được một phần nào đó nội dung, ý nghĩa truyện “Tốt-tô-chan bên cửa sổ”: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương.

Câu 5: Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích gì? Những đặc điểm nào của văn bản góp phần đạt được mục đích ấy?

Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích:

– Giới thiệu và mong muốn bạn đọc tìm đến cuốn sách hay và ý nghĩa: Tốt-tô-chan bên cửa sổ của Ku-rô-gia-na-ghi Tet-su-kô.

– Đồng thời qua việc tóm tắt nội dung và đưa ra nhận xét đánh giá. người đọc đã nắm bắt được một số thông tin từ cuốn sách như tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, ý nghĩa nhan đề và đặc biệt là ý nghĩa thông điệp từ nội dung cuốn sách,… Qua văn bản, người đọc cảm nhận được thông điệp từ cuốn sách: Giáo dục không chỉ là giảng dạy, lên kế hoạch với những đứa trẻ mà cần thấu hiểu và tìm hiểu xem chúng đang khao khát, ước mơ gì và muốn thực hiện như thế nào. Không có một đứa trẻ nào hư, chỉ là ta chưa hiểu chúng mà thôi.

Những đặc điểm của văn bản góp phần đạt được mục đích ấy: Văn bản viết dưới dạng văn bản thông tin – giới thiệu một cuốn sách. Văn bản được trình bày bố cục rõ ràng: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết thúc. Văn bản sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ đạt hiệu quả cao: có sa-pô, tranh, cung cấp số liệu chính xác.

Xem thêm:

Kết luận

Soạn bài “Tốt-tô-chan bên cửa sổ”: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương (Phạm Ngọ) chia sẻ về cách giáo dục trẻ em đúng đắn, xuất phát từ cái tâm với nghề. Tác phẩm gợi mở ra những phương pháp dạy trẻ cũng như ca ngợi tình yêu thương giữa người với người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *