Soạn bài Trái Đất – cái nôi của sự sống Văn 6 Kết nối tri thức

Cập nhật tài liệu soạn bài Trái Đất – cái nôi của sự sống để được hướng dẫn trả lời các câu hỏi. Học sinh theo dõi bộ tài liệu tại The POET Magazine ngay và chuẩn bị đầy đủ bài trước buổi học.

Table of Contents

Soạn bài Trái Đất – cái nôi của sự sống Kết nối tri thức – Trước khi đọc

Theo dõi và trả lời các yêu cầu trước khi đọc văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống.

Soạn bài Trái Đất - cái nôi của sự sống
Theo dõi và trả lời các yêu cầu trước khi đọc văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống

1/ Em từng nghe, đọc hay đã thuộc những ca khúc, bài thơ nào viết về Trái Đất? Chúng đã gợi lên trong em ấn tượng, cảm xúc gì? Theo em, để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng ta còn cần phải tìm đến những nguồn thông tin hay loại tài liệu nào khác?

Những ca khúc, bài thơ viết về Trái Đất mà em từng nghe, đọc hay đã thuộc là:

  • Bài hát Trái Đất này là của chúng mình (Trương Quang Lục).
  • Bài thơ Trái Đât còn quay (Huy Cận).
  • Bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ (Phạm Tuyên).

Những bài thơ, bài hát này đã gợi lên trong em hình ảnh Trái Đất là một hành tinh xanh rộng lớn, mái nhà chung của nhân loại. Nơi duy nhất sự sống nhộn nhịp và phong phú.

Theo em, để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng ta còn cần phải tìm đến những nguồn thông tin nghiên cứu khoa học về Trái Đất, lịch sử hình thành Trái Đất,…

2/ Người ta thường nói: “Sự sống muôn màu”. Em hiểu điều này như thế nào?

Người ta thường nói: “Sự sống muôn màu”. Em hiểu điều này nghĩa là: trên Trái Đất không biết có bao nhiêu sự sống của con người, loài vật, cây cỏ, hóa lá,… Mỗi một sự sống đều là một câu chuyện từ lúc xuất hiện, được sinh ra cho đến lúc trưởng thành. Mỗi một sự vật lại mang một nét riêng biệt khác nhau, không sự vật nào giống sự vật nào. Vì thế, nên người ta nói là cuộc sống muôn màu muôn vẻ, muôn hình vạn trạng.

Đọc hiểu Trái Đất – cái nôi của sự sống

Đọc hiểu và trả lời các câu hỏi trong quá trình tìm hiểu tác phẩm.

1/ Theo dõi phần sa-pô với những dòng chữ in đậm

Dòng chữ sa-pô: Vì sao Trái Đất thường được gọi là hành tinh xanh. Trên hành tinh xanh ấy, sự sống đã nảy nở tốt đẹp như thế nào? Con người có thể làm gì để bảo vệ Trái Đất?

Tác dụng: Giới thiệu tóm tắt nội dung văn bản.

2/ Theo dõi văn bản được triển khai với nhiều đề mục in đậm

  • Trái Đất trong hệ mặt trời.
  • “Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất.
  • Trái Đất nơi cư ngụ của muôn loài.
  • Con người trên Trái Đất.
  • Tình trạng Trái Đất hiện ra sao.

=> Đây là các đề mục (các phần) của văn bản, mục đích là để bài viết mạch lạc, rõ ràng, người đọc dễ nhận diện.

3/ Theo dõi những miêu tả về sự hiện diện của nước trên Trái Đất

Nước dào dạt trong lòng các đại dươn; nước đông cứng thành những khối băng trùng điệp, khổng lồ ở hai địa cực; nước ngự trắng lóa trên những chóp núi được ví là nóc nhà của thế giới… Chính nước đã tạo cho Trái Đất một vẻ đẹp lộng lẫy. Những bức ảnh chụp từ các tàu vũ trụ cho thấy Trái Đất không khác gì giọt nước xanh khổng lồ giữa không gian vũ trụ đen thẳm bao la. Không có nước thì Trái Đất chỉ là hành tinh khô cằn, trơ trụi.

=> Đoạn văn sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng. Tác dụng: gợi hình, gợi cảm.

Trái Đất - Cái nôi của sự sống
Đoạn văn sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng. Tác dụng: gợi hình, gợi cảm

4/ Sự sống trên Trái Đất phong phú như thế nào?

Sự sống trên Trái Đất phong phú và đa dạng: Có loài chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi. Có loài mang kích thước khổng lồ. Có loài giờ đã tuyệt chủng hóa thạch. Trên những cánh rừng nguyên sinh trùng điệp hay giữa lòng đại dương bao la có vô số loài thực vật, động vật khác nhau. Hoa cỏ, gia súc, gia cầm… Tất cả đều phát triển theo quy luật sinh học lạ lùng, bí ẩn.

5/ Vì sao có thể khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất?

Đỉnh cao kỳ diệu của sự sống trên Trái Đất chính là con người. Là động vật bậc cao, con người có bộ não và hệ thần kinh phát triển nhất phải có Ý thức, có tình cảm, có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực. Bằng bàn tay lao động sáng tạo, con người đã cải tạo lại bộ mặt của Trái Đất, khiến nó “người” hơn.

6/ Ý sau cùng của bài có lạc đề không?

Ý sau cùng không lạc đề. Đó là toàn bộ hiện thực của ngôi nhà chung của nhân loại. Trái Đất đang đứng trước nhiều thách thức, nguy cơ. Trái Đất đang kêu cứu. Hãy cứu lấy Trái Đất thân yêu bằng những hành động thiết thực nhất.

Soạn văn bài Trái Đất – cái nôi của sự sống và trả lời câu hỏi

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 93 sách giáo khoa.

1/ Liệt kê theo hình thức gạch đầu dòng những thông tin chủ yếu mà văn bản đã đưa đến cho người đọc

Liệt kê theo hình thức gạch đầu dòng những thông tin chủ yếu mà văn bản đưa đến cho người đọc:

  • Trái Đất là một trong tám hành tinh của hệ Mặt Trời.
  • Nước chiếm 2/3 bề mặt Trái Đất. Nhờ có nước, sự sống trên Trái Đất phát triển dưới nhiều dạng phong phú, từ vi sinh vật mang cấu tạo đơn giản đến động vật bậc cao có hệ thần kinh vô cùng phức tạp.
  • Trái Đất là nơi cư ngụ của muôn loài. Tất cả mọi dạng tồn tại của sự sống đều tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học bí ẩn.
  • Con người là đỉnh cao kỳ diệu của sự sống trên Trái Đất. Con người là động vật bậc cao có tình cảm, ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực. Tuy nhiên, cũng chính con người đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến Trái Đất bằng hành động khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi.
  • Tình trạng của Trái Đất đang từng ngày, từng giờ bị tổn thương. Câu hỏi Trái Đất có thể chịu đựng được đến bao giờ là câu hỏi nhân loại không thể làm ngơ.

2/ Các bức tranh minh họa đã hỗ trợ gì cho em trong việc nắm bắt thông tin của văn bản?

Bức tranh đã hỗ trợ cho em trong việc nắm bắt thông tin của văn bản: Cuộc sống thiên nhiên hoang dã, trong lành của các loài động vật.

3/ Phần 2 (“Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất) tập trung thông tin về vấn đề gì? Việc nói về vấn đề đó liên quan như thế nào đối với hướng triển khai những nội dung khác ở các phần kế tiếp?

Phần 2 (“Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất) tập trung thông tin về vấn đề:

  • Trái Đất là cái nôi của sự sống, nước bao phủ 2/3 bề mặt Trái Đất: Nước trong các lòng đại dương, nước đông cứng thành những khối băng ở hai địa cực, nước tuôn chảy ở các sông ngòi khắp các hệ thống sông trên các lụa địa.
  • Nếu không có nước thì Trái Đất chỉ là một hành tinh khô chết. Nhờ có nước, sự sống trên khắp hành tinh vô cùng phong phú.
  • Việc nói về vấn đề đó liên quan đối với hướng triển khai những nội dung khác ở các phần kế tiếp. Phần 3, phần 4 tác giả nêu vấn đề chính vì cuộc sống phát triển và vô cùng phong phú nhờ tài nguyên nước, nên các loài động vật cũng phát triển phong phú theo, nhất là động vật bậc cao – con người. Con người sẽ khai thác Trái Đất để phục vụ những mục đích khác nhau. Trong đó có cả mục đích tích cực và tiêu cực.

4/ Văn bản đã nói được đầy đủ về sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất chưa? Em có thể bổ sung điều gì xung quanh vấn đề này?

Văn bản đã nói bao quát về Trái Đất nhưng có thể chưa được đầy đủ về sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất. Em có thể bổ sung về vấn đề: Trái Đất và hệ mặt trời, sự hình thành của Trái Đất.

5/ Bằng hiểu biết của mình, em hãy nêu thêm bằng chứng để khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất

Càng ngày, con người càng can thiệp sâu rộng vào thiên nhiên vì lợi ích của mình. Với đà tăng nhanh dân số, với sự phát triển thần tốc của khoa học kỹ thuật, con người không ngừng tăng cường khai thác thiên nhiên. Tác động của con người ngày nay là một nhân tố mạnh mẽ nhất làm thay đổi bộ mặt Trái Đất, trong đó có sinh quyển. Con người có thể trồng nên những cánh rừng tươi tốt trên miền đồi trơ trọi đá ong, dẫn bước vào cải tạo sa mạc, tát cạn đầm lầy, đổi hướng dòng sông, đắp đê ngăn nước mặn… tạo nên những đường nét mới của cảnh quan địa lý. Con người là chủ nhân của hành tinh mang sự sống và là sinh vật tiến hóa nhất giữa muôn loài. Do đó, con người phải thấy được trách nhiệm của mình, gìn giữ và bảo vệ môi trường để Trái Đất mãi đẹp, giàu sức sống.

6/ Làm rõ lí do xuất hiện câu hỏi: Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ? trong đoạn cuối của văn bản. Câu hỏi đó gợi lên trong em những suy nghĩ gì?

Lý do xuất hiện câu hỏi Trái Đất có thể chịu đựng được đến bao giờ trong đoạn cuối của văn bản là vì con người đã tác động vào Trái Đất, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá nhiều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tồn tại và phát triển sự sống trên Trái Đất. Câu hỏi dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh cho con người về việc bảo vệ, giữ gìn hành tinh xanh.

7/ Bức tranh ở trang 92 lấy cảm hứng từ huyền thoại về tháp Ba-ben, thể hiện cảnh con người thực hiện ý đồ xây một tòa tháp cao đến tận trời. Bức tranh đó gợi lên trong em suy nghĩ gì về khát vọng và khả năng của con người?

Bức tranh ở trang 92 lấy cảm hứng từ huyền thoại về tháp Ba-ben, thể hiện cảnh con người thực hiện ý đồ xây một toà tháp cao đến tận trời. Bức tranh đó gợi lên trong em suy nghĩ gì: Khả năng của con người là vô cùng vô tận. Tương lai, không chỉ là tòa tháp cao đến tận trời mà còn là các công trình kiến trúc, xây dựng thông minh,….Sự chinh phục đỉnh cao của con người luôn luôn tiếp diễn và phát triển, điều đó vừa tác động tích cực, vừa tác động tiêu cực lên Trái đất.

8/ Từ việc đọc hiểu văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, em rút ra được kinh nghiệm gì về cách độc một văn bản thông tin?

Từ việc đọc hiểu văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, em rút ra được kinh nghiệm về cách đọc một văn bản thông tin: Đọc văn bản thông tin cần nhấn mạnh những phần có đề mục, cách ngắt quãng rõ ràng để phân biệt được rõ từng phần của văn bản.

Viết kết nối với đọc

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về chủ đề: Để hành tinh xanh mãi xanh…

Trái Đất là môi trường sống của toàn nhân loại. Trong số những hành tinh mà con người tiếp cận được, Trái Đất cũng là nơi duy nhất có đủ mọi điều kiện nuôi dưỡng, duy trì sự sống. Nhưng trong những thế kỉ vừa qua, con người nhiều khi đã “lãng quên” bổn phận gìn giữ ngôi nhà của chính mình khiến môi trường Trái Đất bị tàn phá, bị ô nhiễm nặng nề. Nguồn tài nguyên dần cạn kiệt, nhiều loài động thực vật đã và đang tuyệt chủng; không khí, đất và nước ô nhiêm… Trái Đất đang nóng lên và những lớp vỏ bảo vệ ngôi nhà của nhân loại đang “tổn thương” trầm trọng… Vì vậy, để hành tinh xanh mãi xanh, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi công dân trên hành tinh xanh này. Chúng ta phải cùng nhau chung tay thì mới có thể tạo ra tác động đủ lớn giúp đẩy lùi và ngăn chặn ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bản thân và các sinh vật khác!

Kết luận

Tham khảo tài liệu soạn bài Trái Đất – cái nôi của sự sống sẽ giúp các em học sinh chuẩn bị bài tốt hơn. Từ đó, bạn có thể nắm bắt nội dung bài học một cách nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *