Soạn bài Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Soạn bài Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam được tổng hợp chi tiết qua việc trả lời các câu hỏi. Văn bản nằm trong SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 Chân trời sáng tạo giúp người đọc hiểu rõ những nét đẹp truyền thống.

Các bạn học sinh có thể vừa tham khảo giải đáp các câu hỏi từ bài soạn và theo dõi thầy cô giảng bài để nắm rõ nội dung.

Table of Contents

Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam soạn câu hỏi trước đọc

Trước khi đọc bài và chuẩn bị soạn văn Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam, hãy cùng giải đáp câu hỏi về di sản văn hoá. Đây sẽ là cơ sở vững chắc đến học sinh có thể dễ dàng nắm bắt và tiếp thu kiến thức bài học.

Câu 1: Theo bạn, thế nào là một di sản văn hóa? Hãy nói về giá trị một di sản văn hóa của địa phương hoặc đất nước mình mà bạn quan tâm.

– Theo bản thân em hiểu, di sản văn hoá có thể được chia thành 2 loại, gồm: vật thể (các di tích lịch sử, tác phẩm nghệ thuật,…) và phi vật thể (ngôn ngữ, tập tục, nghệ thuật dân gian,…). Chúng có giá trị văn hoá, khoa học lịch sử và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

– Một di sản văn hoá địa phương hoặc đất nước mình:

Việt Nam là đất nước hội tụ nhiều di sản văn hoá độc đáo, thể hiện nét ý nghĩa sâu sắc. Thành nhà Hồ nằm tại Vĩnh Lộc – Thanh Hoá, là cái nôi của những vị anh hùng dân tộc. Di tích hiện lên với vẻ đẹp rêu phong, cổ kính, là chứng tích cho giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam. Thành nhà Hồ được Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch công nhận là di tích vật thể cấp quốc gia vào năm 1962. Ngày 27/06/2011, di tích đã được công nhận chính thức là di sản văn hoá thế giới bởi UNESCO. Thành nhà Hồ thể hiện sự ảnh hưởng, ý nghĩa nhân văn và đóng góp quý báu về điêu khắc, công nghệ, kiến trúc, khắc họa rõ giá trị của những giai đoạn hào hùng trong lịch sử nhân loại.

Câu 2: Đã bao giờ bạn xem tranh Đông Hồ và tìm hiểu cách thức, quá trình chế tác nên những bức tranh ấy? Kể tên một số bức tranh và chia sẻ những điều bạn biết với bạn cùng nhóm.

– Một số các loại tranh Đông Hồ nổi tiếng: Đám cưới chuột, Đàn gà, Lợn ỷ có xoáy âm dương, Em bé ôm lợn,…

– Giấy dùng để in tranh: Giấy điệp, trọn với hồ dán rồi dùng chổi lá thông để quét lên mặt giấy đó.

Soạn bài Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam ngắn nhất về quy trình làm giấy:

+ Sáng tác mẫu và làm bản khắc gỗ: Mỗi mẫu có 2 – 5 bản khắc gỗ khác nhau.

+ Chuẩn bị giấy Dó: Người ta sẽ lựa chọn vỏ Dó từ trên rừng và trải qua các công đoạn phơi, ngâm, giã, hoà bột, bể seo, seo giấy, ép kiệt, phơi khô, đóng xén thành phẩm và quét hồ điệp.

+ In tranh: Tranh Đông Hồ có 5 màu chủ đạo tự nhiên là đỏ (từ gạch non), vàng (từ hoa hoè), đen (từ lá than tre), xanh (từ lá tràm) và trắng (từ vỏ sò điệp). Để in tranh cần phải có 5 bản khắc gỗ và in trong 5 lần.

+ Phơi tranh: Sau khi in tranh xong sẽ được phơi cho khô.

Đọc hiểu Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hoá dân gian Việt Nam

Trong quá trình đọc văn bản, có các câu hỏi học sinh cần chú ý và sẽ được giáo viên hỏi. Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam sẽ giúp các bạn làm quen với văn bản dễ dàng.

Câu 1: Đoạn văn in nghiêng này có vai trò như thế nào đối với việc truyền tải thông tin chính của văn bản?

Đoạn văn bản in nghiêng nằm tại ngay phần đầu tiên văn bản, cung cấp đầy đủ các ý chính, những thông tin cần thiết về loại tranh dân gian Đông Hồ được nhiều người quan tâm. Từ đó có thể kích thích độc giả đọc tiếp toàn bộ văn bản để hiểu rõ hơn về nét văn hoá truyền thống dân gian này.

Câu 2: Trong số những màu sắc được nhắc tới ở đoạn này, tranh “Lợn đàn” đã sử dụng những màu sắc nào?

Đọc kỹ đoạn văn bản thuộc phần 2 sẽ thấy nội dung nhắc đến chất liệu tranh tự nhiên với màu sắc bình dị, ấm áp. Tiếp đó, quan sát hình 2 là tranh Lợn đàn sẽ biết được các màu sắc sử dụng. Bức tranh sử dụng các màu sắc gồm xanh, vàng, đỏ, đen. Mà thông thường, tranh Đông Hồ dùng 5 gam màu, nghĩa là Lợn đàn đã dùng hầu hết các màu cơ bản.

soạn văn 10 Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
Tranh Đông Hồ được sử dụng với 5 gam màu cơ bản hoàn toàn tự nhiên

Câu 3: Tóm tắt các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ

Với câu hỏi này, muốn soạn Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam và tóm tắt các công đoạn chính để tạo tranh Đông Hồ cần đọc kỹ phần 3. Các công đoạn này bao gồm:

– Vẽ mẫu.

– Can lại các nét rõ ràng, bảng màu bằng mực nho lên giấy mỏng và xếp vào bản khắc gỗ.

– Khi in, đặt xấp giấy in trước mặt và tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván in, úp ván xuống “bìa” rồi quét đẫm màu. Tiếp đến, úp mặt ván khắc đã thấm màu lên mặt giấy và lật ngửa ván khắc lên.

– Thợ in dùng xơ mướp để xoa đều lưng mặt giấy để mực thấm đều, bóc từ giấy khỏi ván in.

Câu 4: Đoạn cuối này có hé mở thêm một điều gì đó trong quan điểm và cách đưa tin của người viết?

Đọc kỹ đoạn cuối – Lưu giữ và phục chế, có thể thấy quan điểm và cách đưa tin của người Viết như sau:

– Đưa tin chuẩn xác về các thời kỳ phát triển hưng thịnh của dòng tranh dân gian Đông Hồ. Sau đó là sự mai một dần của nét văn hoá độc đáo này.

– Đồng thời cũng thể hiện rõ lập trường nhân văn của mình, mong muốn bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống của tranh Đông Hồ mang lại.

Soạn Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hoá dân gian Việt Nam – Trả lời câu hỏi sau đọc

Văn bản đã trình bày những nét đặc trưng và nổi bật của di sản văn hoá dân gian với các đề tài sinh động, bình dị, ấm áp cùng cách chế tác công phu và tỉ mỉ. Sau khi đọc, học sinh cần trả lời các câu hỏi để soạn văn 10 Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hoá dân gian Việt Nam một cách tốt nhất dưới đây.

Câu 1: Hãy chỉ ra các công đoạn chính của quá trình chế tác một bức tranh Đông Hồ được nêu trong văn bản.

Các công đoạn chính để tạo nên một bức tranh Đông Hồ hoàn chỉnh bao gồm:

– Nghệ nhân vẽ mẫu sau khi lấy đề tài và ý tưởng từ cuộc sống hằng ngày hoặc truyện dân gian.

– Khi bản thảo hoàn chỉnh sẽ được can lại các nét cho rõ ràng, “từng bảng màu bằng mực nho lên giấy bản mỏng và sắp xếp đưa vào bản khắc gỗ”. Các màu được tách riêng cho từng bản khắc với số bản khắc tương đương với số màu trong bức tranh.

– Khi in, nghệ nhân sẽ đặt cả xấp giấy thành từng chồng trước mặt, “tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván in, úp ván xuống “bìa” đã quét đẫm màu, được làm kiểu hộp mực dấu để lấy màu vào bản khắc”. Tiếp đó, mặt ván khắc đã thấm màu được úp lên mặt giấy, lật ngửa ván lên sẽ thấy tờ giấy dính vào ván bởi màu được pha bằng hồ nếp đặc quánh.

– Thợ in sẽ dùng xơ mướp và xoa đều lưng mặt giấy để màu mực được thấm đều. Cuối cùng, tờ giấy được nhẹ nhàng bóc khỏi ván in sẽ được một lần in. Tranh có bao nhiêu màu sẽ được in bấy nhiêu lần.

Câu 2: Xác định đề tài của văn bản trên. Chỉ ra một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản và nêu mục đích của việc lồng ghép ấy.

– Đề tài văn bản: Tranh dân gian Đông Hồ – một nét văn hoá đặc sắc của người Việt.

– Một số các đoạn, mục lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm:

+ Sự náo nhiệt của xóm làng khi đến mùa tranh Tết: “Cứ khoảng tháng 7, tháng 8 hằng năm, là cả làng đã tất bật để chuẩn bị cho mùa tranh Tết, khắp làng rực rỡ sắc màu của giấy điệp”.

+ Thán phục sự tài tình của những người thợ làm tranh: ”Chế tác khéo léo, công phu”

+ Miêu tả sự rộng ràng của chợ tranh Tết: “Mỗi năm một lần, chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11, 16, 21, 26. Chợ tranh đông vui, sầm uất được tổ chức ngay trong đình làng”.

Việc lồng ghép những yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm giúp các thông tin diễn giải của đề tài được thể hiện rõ ràng. Điều này mang đến cho độc giả những điều cần thiết và quan trọng. Cùng với đó là tư tưởng, tình cảm của người viết đối với đề tài.

Câu 3: Theo bạn, nội dung của các mục 1, 2, 3 của văn bản trên đã bổ sung thông tin cho nhau và góp phần thể hiện thông tin chính của văn bản như thế nào?

Khi soạn văn 10 Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam, có thể thấy các mục 1, 2, 3 đã góp phần làm nổi bật ý chính văn bản. Nội dung chính của những mục này lần lượt nói về đề tài, hình tượng; chất liệu, màu sắc và công đoạn chế tác tranh. Chúng có sự liên kết, bổ sung cho nhau và làm cụ thể hoá các thông tin chính đã nêu ra ở phần in nghiêng.

soạn văn Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
Người viết phân chia các mục giúp độc giả nắm bắt nội dung dễ dàng hơn

Câu 4: Nhan đề, sa-pô, đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính trong văn bản trên?

– Nhan đề, đề mục: Giúp chia rõ các phần trong văn bản, thể hiện được nội dung của phần này đang nói đến điều gì, về ai.

– Sa-pô: Xuất phát từ tiếng Pháp là Chapeau, nghĩa là cái mũ. Có thể hiểu cách đơn giản, nó là phần nội dung mở đầu nằm phía trên cùng bài viết nhằm dẫn dắt, tạo sự thú vị và kích thích độc giả xem toàn bộ văn bản.

Câu 5: Xác định mục đích viết và quan điểm của người viết thể hiện trong văn bản trên. Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?

– Mục đích: Giới thiệu về nét văn hoá dân gian lâu đời đang dần mai một, chính là tranh Đông Hồ.

– Quan điểm của người viết: Khẳng định đây là di sản truyền thống lâu đời cần được gìn giữ và phát huy.

Đây là một quan điểm chuẩn xác bởi hiện nay có nhiều phong tục văn hoá dân gian đang bị lấn át bởi sự phát triển hiện đại và thay đổi nhanh chóng. Nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ dường như chỉ biết nhưng chưa được tiếp xúc sâu. Chính vì thế nên việc lãng quên là điều dễ hiểu. Do đó, việc duy trì tranh Đông Hồ ngày càng phát triển là điều đúng đắn.

Câu 6: Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy.

Nhã nhạc cung đình Huế là một trong những di sản văn hoá phi vật thể đã được công nhận vào 2003 bởi UNESCO. Theo đánh giá từ các chuyên gia, đây là thể loại nhạc cổ truyền tại Việt Nam, nhã nhạc đạt đến tầm vóc quốc gia.

Đặc trưng của nhạc cung đình là tính bao trùm với tất cả các bộ môn âm nhạc khác, từ Lễ nhạc, sân khấu, nhạc thính phòng, kể cả các vũ điệu. Mỗi bộ môn là một thành phần không thể thiếu và được biểu diễn bởi các nghệ sĩ thượng hạng. Các quy định về quy mô dàn nhạc, cách diễn xướng, nội dung biểu diễn,… của Nhã nhạc cung đình đều rất chặt chẽ và phản ánh tính quy củ qua định chế thẩm mỹ rất cao, phản ánh quan niệm triết lý sâu sắc.

Lời kết

The POET đã giải đáp các câu hỏi liên quan giúp học sinh soạn bài Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam chi tiết nhất. Đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích để các bạn chuẩn bị tốt cho các tiết học sắp tới. Theo dõi thêm chúng tôi để tham khảo kiến thức các môn học khác.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *