Soạn bài Trao Duyên – Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo lớp 11 

Soạn bài Trao duyên theo chương trình Ngữ Văn 11 Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức tại The POET Magazine. Học sinh đọc hiểu văn bản và trả lời đầy đủ các câu hỏi được đặt ra trong sách giáo khoa.

Table of Contents

Soạn bài Trao Duyên Kết nối tri thức Ngữ Văn 11

Trao duyên theo chương trình kết nối tri thức Ngữ Văn lớp 11 có các câu hỏi được đặt ra rất chi tiết. Học sinh tìm hiểu soạn văn 11, trả lời đầy đủ các vấn đề được đặt ra để nắm rõ về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

trao duyên
Chuẩn bị bài soạn Trao duyên trong Kết nối tri thức 11

Soạn bài Trao Duyên trước khi đọc

Để hiểu rõ hơn về tác phẩm, học sinh nên trả lời bám sát câu hỏi sách giáo khoa đưa ra. Trước hết, bạn cần tìm hiểu về phần nội dung trước khi đọc.

Câu 1: Mối tình Kim – Kiều được Nguyễn Du miêu tả như một “thiên tình sử” tuyệt đẹp. Bạn hãy đọc một đoạn thơ trong Truyện Kiều hoặc một bài thơ của tác giả khác viết về tình yêu của họ.

Bài thơ Kiều thề nguyền với Kim Trọng nằm trong chùm thơ Vịnh Kiều (Chu Mạnh Trinh).

Dan díu vì ai luống ngẩn ngơ,

Để ai gió đón lại trăng chờ.

Sông Ngân chưa bắc cầu Ô Thước,

Phận liễu còn e trận gió mưa.

Lựa mối tơ tình năm ngón dạo,

Lập lờ lửa dọc một lời thơ.

Giá trong muốn vẹn niềm băng tuyết,

Nào phải trăng hoa khéo ỡm ờ.

Dan díu vì ai luống ngẩn ngơ,

Để ai gió đón lại trăng chờ.

Sông Ngân chưa bắc cầu Ô Thước,

Phận liễu còn e trận gió mưa.

Lựa mối tơ tình năm ngón dạo,

Lập lờ lửa dọc một lời thơ.

Giá trong muốn vẹn niềm băng tuyết,

Nào phải trăng hoa khéo ỡm ờ.

Soạn bài phần đọc văn bản của Trao Duyên

Trong phần đọc văn bản, học sinh có thể tìm hiểu chi tiết về nội dung của tác phẩm. Bám sát nội dung, bạn biết được bối cảnh của cuộc trao duyên, lời “hỏi han của Thúy Vân, theo dõi cảm xúc và suy nghĩ của Thúy Kiều.

1/ Hình dung bối cảnh của cuộc trao duyên (thời gian, không gian, hoàn cảnh nhân vật).

Cuộc trao duyên có bối cảnh gồm:

  • Thời gian: Sau đêm thề nguyện giữa Kim Trọng, Thúy Kiều.
  • Không gian: Trong phòng, bên ánh đèn dầu.
  • Hoàn cảnh: Trước ngày Thúy Kiều theo Mã Giám Sinh về quê (Sau khi Kiều bán mình chuộc lỗi cho cha và em).

2/ Chú ý nội dung lời “hỏi han” của Thúy Vân

Lời hỏi han quan tâm của Thúy Vân khi thấy Kiều u sầu, trầm tư, lo lắng bên ngọn đèn khuya:

“Cơ trời dâu bể đa đoan,

Một nhà để chị riêng oan một mình.

Cớ chi ngồi nhẫn tàn canh,

Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?”

=> Người đơn thuần, ít lo lắng thế sự.

3/ Theo dõi cảm xúc, suy nghĩ của Thúy Kiều:

  • Khi nói lời nhờ cậy Thúy Vân;

  • Khi trao kỉ vật cho Thúy Vân.

Cảm xúc của Thúy kiều trong từng tình huống:

  • Khi nói lời nhờ cậy Thúy Vân: Lòng rối như tơ vò, ngổn ngang trăm mối.
  • Khi trao kỉ vật cho Thúy Vân: Xót xa, tủi thân, tiếc nuối, ai oán số phận.

4/ Chú ý lời Thúy Kiều dặn dò Thúy Vân khi trao kỉ vật.

Lời dặn dò của Thúy Kiều sau khi đã suy tư một lúc lâu dưới ngọn đèn khuya là Thúy Kiều rất trăn trở, thao thức. => Nhờ cậy em gái thay mình nên duyên và chăm sóc tốt cho Kim Trọng.

5/ Mười dòng thơ cuối là lời Thúy Kiều nói với ai?

Mười dòng thơ cuối là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân và chính bản thân mình. Nàng hy vọng em gái có thể kết duyên cùng Kim Trọng và mong hai người sẽ được hạnh phúc.

Soạn văn Trao duyên sau khi đọc

Trong đêm, Kiều ngồi thao thức, nghĩ đến thân phận và tình yêu lỡ dở của mình. Nàng đã nhờ em gái trả nghĩa cho Kim Trọng, thể hiện bi kịch trong tình yêu, thể hiện số phận người con gái trong xã hội phong kiến xưa.

1/ Nêu bố cục của đoạn trích và chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời đối thoại, lời độc thoại của các nhân vật.

Bố cục tác phẩm:

  • Phần 1 (12 câu đầu): Kiều trao duyên và thuyết phục em gái là Thúy Vân.
  • Phần 2 (14 câu tiếp theo): Kiều trao kỉ vật và dặn dò em gái mình.
  • Phần 3 (Phần còn lại): Kiều cảm thấy đau đớn, bắt đầu độc thoại nội tâm.

Những lời thoại của người kể chuyện, phân biệt đối thoại và độc thoại nội tâm:

  • Thoại của người kể chuyện: 711, 725, 730, 735.
  • Thoại nhân vật: 715, 720, 740, 745.
  • Độc thoại: 750, 755.

2/ Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân trong thời điểm nào?

Thúy Kiều chuẩn bị theo Mã Giám Sinh về quê người, thỏa thuận lấy tiền chuộc cha. Tuy nhiên, nàng vẫn còn tình cảm rất sâu đậm đối với Kim Trọng.

3/ Đọc đoạn thơ (từ câu 719 đến 748) và trả lời các câu hỏi sau:

a. Lời nhờ cậy Thúy Vân được Thúy Kiều bày tỏ với thái độ như thế nào? Tìm hiểu giá trị của những từ ngữ được dùng để thể hiện thái độ đó.

b. Thúy Kiều đã đưa ra những lí lẽ gì để thuyết phục Thúy Vân nhận lời trao duyên?

c. Khi trao kỉ vật cho Thúy Vân, Thúy Kiều đã dặn dò những gì? Lời dặn dò ấy có nhất quán với lời nàng nhờ cậy và thuyết phục Thúy Vân trước đó hay không? Chỉ ra những từ ngữ, chi tiết thể hiện sự nhất quán hoặc không nhất quán ấy.

d. Nêu diễn biến tâm lí của Thúy Kiều khi nói lời trao duyên và khi trao kỉ vật cho Thúy Vân. Hãy phân tích, lí giải diễn biến tâm lí đó.

Trả lời:

Theo phần nội dung từ câu thơ 719 đến 748 làm rõ các câu hỏi:

  1. Lời nhờ cậy của Thúy Kiều bày tỏ thái độ thành khẩn:

“Cậy”, “lạy”, “thưa”: Thái độ cầu xin, khẩn thiết của người ở vai dưới với người vai trên => Thúy Kiều dành sự tôn trọng đặc biệt cho em gái nhà mình, nhờ vả em kết duyên với Kim Trọng.

  1. Kiều trình bày hoàn cảnh của mình, về mối tình dang dở và mong em hiểu cho nỗi khổ, chấp nhận mối duyên của chị.
  2. Dặn dò Thúy Kiều: “Duyên này thì giữ vật này của chung…chẳng quên”.

=> Trao duyên cho em gái nhưng vẫn muốn giữ kỷ vật làm “của chung”, trao duyên xong nhưng lòng vẫn nặng trĩu, có nhiều giằng xé, lý trí chọn bỏ tình yêu nhưng trái tim ngược lại.

  1. Tâm trạng Thúy Kiều diễn biến qua 3 giai đoạn:
  • Lời trao duyên, thuyết phục Thúy Vân: Từ ngữ chọn lọc, cách nói tinh tế, chặt chẽ => Sự bình tĩnh và sáng suốt của Kiều.
  • Lời dặn dò khi trao kỉ vật: Lời lẽ, ý tứ chưa chặt chẽ, thậm chí mâu thuẫn. => Tâm lý biến đổi từ tỉnh táo, sáng suốt thành bối rối, có khi rơi vào ảo giác. Sự thay đổi bắt đầu từ lúc Kiều trao kỉ vật cho Vân: Chiếc vành, tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền,… Từng kỉ vật tương ứng với những lần đánh thức tình yêu, khiến trái tim át lý trí.
  • Kiều dự đoán trước tương lai của mình: Thúy Kiều sẽ chết khi “hiu hiu gió” hay “trâm gãy gương tan”… => Dự cảm chẳng lành về tương lai mù mịt.

4/ Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong mười dòng thơ cuối (chú ý sự thay đổi đối tượng tâm tình và giọng điệu).

Diễn biến chi tiết tâm trạng của Thúy Kiều trong 10 dòng thơ cuối:

  • Sau khi trao duyên cho Thúy Vân, Kiều âm thầm nhắn nhủ cho Kim Trọng: “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”. Đây không chỉ là lời xin lỗi thầm lặng, đó còn là lời chia tay đau xót, sự buồn tủi cho cuộc sống tăm tối phía trước. Vì quá đau lòng, nàng Kiều phải thốt lên trách phận bạc bẽo “Phận sao phận bạc như vôi”.
  • Sau khi nhờ cậy, thuyết phục Thúy Vân nhận lời: Mong muốn chu toàn cả bên tình lẫn bên hiếu. Thúy Kiều đã hy vọng mình có thể bớt đau đớn, nhưng kết thúc cuộc trao duyên, nỗi đau vẫn còn trào dâng mãnh liệt.

=> Diễn biến tâm lí của nàng Kiều đi qua nhiều diễn biến cảm xúc khác nhau. Nàng nghĩ cách để cứu cha và em, trao duyên đến mình, nghĩ cho người mình yêu thương và cuộc sống bấp bênh của nàng sau này đã khiến cho người ta phải đau xót.

5/ Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích. Hãy minh họa bằng một ví dụ mà bạn thấy tâm đắc.

Nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích được minh họa cụ thể:

  • Kết hợp, đan xen nhiều hình thức: Lời kể chuyện, lời của nhân vật (Đối thoại, độc thoại nội tâm), nửa trực tiếp => Sử dụng từ ngữ linh hoạt, giúp khám phá và tái hiện thế giới nội tâm.
  • Kết hợp tinh hoa 2 dòng ngôn ngữ: Bác học và bình dân. Từ Hán Việt được Việt hóa, kết hợp từ thuần Việt đầy sáng tạo.

Ví dụ minh họa:

  • Lời nửa trực tiếp: “Giữa đường đứt gánh tương tư/ Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”.
  • Thành ngữ: “rẽ cửa chia nhà, bạc như vôi, nước chảy hoa trôi,…” => Dùng nhiều từ ngữ đời thường, bình dị, hòa vào lời thơ tự nhiên và linh hoạt.

Chuẩn bị bài soạn Trao duyên phần kết nối đọc viết

Truyện Kiều là tiếng nói hiểu đời, thương đời của Nguyễn Du. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chỉ ra biểu hiện của sự “hiểu” và “thương” ấy trong đoạn trích Trao duyên.

Gợi ý:

Trong đoạn trích Trao duyên, diễn biến tâm của Thúy Kiều cho thấy tài năng xuất sắc của Nguyễn Du. Qua đó, ta mới thấy được tiếng nói “hiểu đời, thương đời” trong tác phẩm của nhà thơ này. Thúy Kiều xuất hiện trong đoạn trích là phụ nữ đáng thương hơn đáng trách. Dẫu sao, nàng cũng chỉ là cô gái nhỏ chưa đến đôi mươi, được bao bọc và yêu thương, chưa bao giờ gặp biến cố lớn. Dù nàng nhờ em gái Thúy Vân nhận trao duyên, nhưng lại ích kỉ muốn chàng Kim luôn nhớ đến mình. Cách cư xử của Kiều là hợp lý, vì gia đình mà bán rẻ bản thân. Nàng không thể dối lòng, chỉ mong Vân đồng ý để có thể yên lòng. Đến khi trao vật đính ước, trái tim Kiều lại bị giằng xé vì tình yêu thương sâu sắc. Nàng như chìm vào ảo giác, tự độc thoại, chúc phúc cho Thúy Vân và Kim Trọng. Sau khi Kiều âm thầm tạ lỗi “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây” mới thấy nàng nghĩ đến bản thân, cảm thấy tương lai đầy u tối. Tác giả tinh tế trong việc thấu hiểu tâm lý, thể hiện tình thương cho số phận của nàng Kiều, đồng thời thương cảm cho thân phận phụ nữ sống trong thời phong kiến xưa.

Trao duyên – Soạn văn Chân trời sáng tạo 11

Trong chương trình Chân trời sáng tạo 11, học sinh chuẩn bị bài Trao duyên đầy đủ và chi tiết theo yêu cầu SGK. Bạn nên bám sát theo nội dung yêu cầu để hiểu rõ nội dung tác phẩm.

soạn bài trao duyên
Trao duyên soạn theo chương trình Chân trời sáng tạo 11

Chuẩn bị bài trước khi đọc

Câu hỏi: Trong cuộc sống, đôi khi có những điều rất khó nói, nhưng vẫn phải tìm cách nói ra để nhận được sự cảm thông, chia sẻ của một người nào đó. Đã bao giờ bạn gặp một tình huống như vậy chưa? Hãy chia sẻ với các bạn hoặc lắng nghe chia sẻ của bạn về trải nghiệm dó.

Trả lời gợi ý:

Đó là lần đầu tiên bị điểm kém bài thi cuối kỳ. Đó là trải nghiệm không hề dễ dàng, vì điểm thấp nên em lo bị bố mẹ mắng, không dám nói ra. Sau một thời gian suy nghĩ, em mới dám chia sẻ để mong bố mẹ không trách móc.

Soạn Trao duyên trong phần trải nghiệm văn bản

Vì muốn cứu cha và em trai thoát cảnh lao tù mặc dù bị oan, Kiều chọn cách bán mình. Trước khi đi, nàng đã nhờ em gái Thúy Vân kết duyên cùng người yêu là Kim Trọng. Trả lời các vấn đề được đặt ra trong mục này, bạn có thể hiểu sâu sát nội dung tác phẩm đang hướng đến.

1/ Phân biệt lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong đoạn này.

Nỗi riêng riêng những bàn hoàn,

Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn.

Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân,

Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han:

-”Cơ trời dâu bể đa đoan,

Một nhà để chị riêng oan một mình.

Cớ chi ngồi nhẫn tàn canh?

Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?”

Rằng – “Lòng đương thổn thức đầy,

Tơ duyên còn vướng mối này chưa xong.

Trả lời:

  • Lời người kể chuyện: “Nỗi riêng riêng những bàn hoàn……Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han:”
  • Lời nhân vật: “Cơ trời dâu bể đa đoan …  Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?” và câu thơ “Lòng đương thổn thức đầy”.

2/ Cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thúy Vân của Kiều có gì khác thường?

Thúy Vân dùng từ “cậy em” => Tin tưởng tuyệt đối ở em gái thân yêu. Lời mở đầu này cũng ẩn chứa nhiều suy nghĩ, trăn trở, dằn vặt và day dứt, khiến Kiều băn khoăn, ngập ngừng. Mặc dù Thúy Kiều là vai chị nhưng vẫn chọn hành động “Lạy rồi sẽ thưa”.

=> Không khí của việc trao duyên diễn ra trang trọng.

3/ Bạn hình dung thế nào về dáng vẻ, tâm trạng, giọng nói của Thuý Kiều trong đoạn từ dòng thơ 741 đến dòng 756 ở cuối văn bản?

Trong đoạn thơ từ dòng 741 đến 756, Kiều giằng xé nội tâm, đau đớn, nhớ thương Kim Trọng, luôn hướng về tình yêu của mình với chàng Kim.

Soạn văn Trao duyên phần suy ngẫm và phản hồi

Trao duyên thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều. Đây cũng là đoạn trích nói lên sự thương cảm của tác giả với số phận con người trong xã hội phong kiến.

1/ Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thuý Kiều – Thuý Vân được thuật lại theo ngôi kể nào? Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết điều đó?

Việc trao duyên và cuộc trò chuyện giữa Thúy Kiều và Thúy Vân được thuật lại từ ngôi thứ ba. Dấu hiệu nhận biết được điều này là:

  • Phân biệt giữa lời của người kể chuyện (4 câu thơ đầu, từ “rằng”, 2 dòng thơ cuối” và lời của nhân vật (Dấu 2 chấm, gạch ngang, trích dẫn nguyên văn lời của nhân vật) kể kể lại.
  • Người kể chuyện gọi tên nhân vật “Thúy Vân”, thuật lại nguyên văn từ xưng hô “chị”, “em”.

2/ Xác định số dòng thơ biểu đạt lời của mỗi nhân vật. Chỉ ra sự khác biệt về độ dài (tính bằng số dòng thơ) giữa lời thoại của hai nhân vật và giải thích sự khác biệt ấy.

Sự khác biệt về độ dài giữa lời thoại của 2 nhân vật:

Nhân vật Thúy Vân Thúy Kiều
Số dòng thơ biểu đạt 4 dòng (Lục bát) 38 dòng (Lục bát)
Tỷ lệ trên toàn văn bản 4/48 38/48

Sự khác biệt độ dài lời thoại giữa hai chị em do Thúy Kiều là người kể, người chủ động đi nhờ cậy, gửi gắm nên cần đưa ra câu chuyện có đầu đuôi, gửi gắm nỗi niềm.

=> Kiều muốn đưa ra vấn đề thuyết phục nhưng phải tế nhị vì rất khó nói. Thúy Vân đóng vai trò là người nghe, chỉ cần hỏi han để cho Kiều bày tỏ.

3/ Lời thoại của Thuý Vân có vai trò như thế nào đối với sự tiến triển của câu chuyện?

Lời thoại của Thúy Vân có vai trò quan trọng với tiến triển của câu chuyện:

  • “Ân cần hỏi han” thể hiện hành động của Thúy Vân thể hiện tình chị em ấm áp.
  • Lời của Vân tạo tình huống cho Thúy Kiều kể chuyện, bày tỏ nỗi lòng. Thúy Kiều lại có cơ hội cởi mở lòng mình, tự tin trao duyên và chúc phúc cho em và Kim Trọng.

=> Thúy Vân chỉ cần ân cần hỏi han lặng lẽ, chăm chú lắng nghe là có thể tạo điều kiện cho câu chuyện trao duyên của Kiều được thể hiện đầy đủ, vẹn tròn.

4/ Đọc kĩ lời thoại của Thuý Kiều và cho biết:

a. Lời thoại của Kiều trong văn bản là tự sự, biểu cảm hay kết hợp tự sự với biểu cảm?

b. Từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756, lời của Thuý Kiều hướng đến ai; là đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm?

Trả lời:

  1. Lời thoại của Kiều trong văn bản có yếu tố trữ tình và tự sự.
  2. Đoạn thơ dòng 741 đến 756 thể hiện sự thay đổi đột ngột đối tượng người nghe trong lời thoại Thúy Kiều trong cuộc trao duyên:
  • Nói với Thúy Vân mà như Kim Trọng: Đối thoại với người nghe vắng mặt, vẽ cũng như độc thoại: “Trăm nghìn gửi lạy tình quân”, “Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi”.
  • Nói Kim Trọng mà như nói với chính mình: Độc thoại khi đang đối thoại “Phận sao phận bạc như vôi”, “Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”.
  • Nói với bản thân rồi đột nhiên nói vọng tới Kim Trọng: Đối thoại như độc thoại “Ơi Kim Lang! Hơi Kim Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”.

=> Lời nói ra không phải nói với người đối diện. Cuối cuộc trao duyên, Thúy Kiều dường như quên đi Thúy Vân đang đứng trước mặt mình, chỉ nghĩ đến Kim Trọng và sự mất mát lớn lao mình đang gánh chịu.

=> Lời thoại này thể hiện tâm trạng phức tạp của Thúy Kiều khi phải trao duyên. Tác giả hiểu rõ tâm trạng, tả tườm tận diễn biến cảm xúc nhân vật.

5/ Chỉ ra sự thay đổi trong tâm trạng của Thuý Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thuý Vân.

Trước khi trao kỉ vật: Kiều một mình đắm chìm trong sự bối rối, thao thức, dằn vặt cao độ: “Nỗi riêng riêng những bàn hoàn Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn”.

=> Cơ hội đến từ lời “hỏi han” ân cần của Thúy Vân, Thúy Kiều trước hết là nói đến sự khó xử “Hở môi ra cũng thẹn thùng/ Để lòng thì phụ tấm lòng với ai; sau đó là lời cậy nhờ tha thiết: Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em…”.

Trong lúc trao kỉ vật:

  • Nói rõ từng thứ một: Chiếc vành (Vòng xuyến Kim Trọng tặng), bức tờ mây (Bức chữ thể nguyền, giao ước kết đôi giữa hai người), phím đàn (Đàn Thúy Kiều từng gảy cho Kim Trọng nghe), mảnh hương nguyền (Mảnh hương trầm đốt trong đêm thề nguyền còn sót lại). => Những thứ quý giá với Kiều, trao duyên phải trao kỉ vật làm tin.
  • Nàng Kiều phải vượt lên sự dằn vặt, tiếc nuối, thể hiện qua các từ: “Của chung”, “ngày xưa”. Kiều hình dung mai sau mình trở về như hồn ma trong gió, cầu xin niềm cảm thương, ân huệ khiêm nhường.

Sau khi đã trao kỉ vật:

  • Kiều càng nghĩ đến chàng Kim và tình yêu giữa hai người nhiều hơn. Tình yêu nàng dành cho chàng phải đếm bằng “muôn vàn”, ân tình dành cho chàng Kim cũng không thể kể xiết bằng “trăm nghìn”.
  • Nghĩ đến thân phận của mình, vô cùng đau khổ, dằn vặt trước sự thật phũ phàng. Kiều cảm thấy đây là sự mất mát lớn và không thể nào có thể bù đắp “Phận sao phận bạc như vôi”, “ Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”. Cuối cùng, nàng nức nở gọi Kim Trọng và nói lời vĩnh biệt đầy xót xa.

=> Thúy Kiều hiểu, dành hết sự tỉnh táo để thuyết phục Thúy Vân lấy Kim Trọng. Sau khi trao duyên, nàng đối diện với Kim Trọng và lương tâm đã quá sức chịu đựng. Nàng Kiều sâu sắc và rất chân tình, thể hiện qua “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” và ““con mắt nhìn suốt sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”.

6/ Xác định chủ đề của văn bản Trao duyên và cho biết, phần văn bản này có vai trò như thế nào trong việc góp phần thể hiện chủ đề của Truyện Kiều.

Chủ đề của văn bản Trao duyên: Lời nói, tâm trạng và cảm xúc của Thúy Kiều khi thuyết phục Thúy Vân lấy Kim Trọng.

=> Vai trò: Trao duyên chính là tiếng kêu trước nỗi đau đầu đời của nàng Kiều. Nỗi đau kéo theo nhiều nỗi đau khác trong suốt mười lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều.

Bài tập sáng tạo Trao duyên

Vẽ một bức tranh hay dựng một hoạt cảnh sân khấu hóa về cuộc trao duyên.

Bạn có thể tham khảo bức tranh gợi ý:

trao duyên soạn bài
Tranh vẽ hoạt cảnh sân khấu hóa cuộc trao duyên

Kết luận

Soạn bài Trao duyên của Nguyễn Du mới thấy được nỗi đau của Thúy Kiều khi nói chuyện cùng Thúy Vân. Tác giả đã rất thành công trong việc xây dựng diễn biến tâm lý của nhân vật, nỗi đau Kiều phải gánh chịu là quá lớn, là trao duyên nhưng tình yêu vẫn còn lấn át lý trí.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *