Soạn bài Trò chơi cướp cờ – Chân trời sáng tạo lớp 7
Soạn bài Trò chơi cướp cờ (Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy) Chân trời sáng tạo 7 hữu ích cho học sinh. https://www.thepoetmagazine.org/ giải đáp các câu hỏi ngắn và đầy đủ nhất giúp bạn nắm rõ nội dung bài trước khi đến lớp. Từ đó, hiệu quả học tập sẽ được nâng cao mang đến kết quả đúng như mong đợi.
Chuẩn bị đọc
Trò chơi cướp cờ (Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy) là một trong các tác phẩm văn học lớp 7 quan trọng cần tìm hiểu. Bạn nên chuẩn bị đọc khái quát cơ bản nội dung tác phẩm cho học sinh tìm hiểu. Từ đó, bạn có thể dễ dàng nắm chắc và hiểu đúng ý nghĩa bài.
Câu hỏi: Quan sát nhan đề và hình ảnh minh họa của văn bản, hình dung về cách chơi của trò cướp cờ. Chia sẻ với bạn về sự hình dung ấy của em.
Sau khi quan sát nhan đề và hình ảnh minh họa của văn bản, em hình dung trò chơi cướp cờ sẽ bao gồm 2 đội tham gia. Mỗi đội chơi có 5 đến 6 bạn, đứng thành hàng ngang tại vạch xuất phát của đội mình. Cả nhóm đếm số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5,… và ghi nhớ số của mình.
Vị trí trung tâm chia khoảng cách hai đội bằng nhau đặt một lá cờ. Người quản trò sẽ gọi số và thành viên sở hữu số đó trong cả hai đội phải nhanh chóng từ vị trí xuất phát chạy đến phía trung tâm. Thành viên hai đội tiến hành cướp cờ để phân thắng bại.
Khi quản trò gọi số lần tiếp theo thì thành viên giữ số đó phải trở về. Quản trò có thể gọi cùng lúc hai, ba hoặc bốn số đều được để tăng tính hấp dẫn.
Trải nghiệm cùng văn bản
Phần trải nghiệm cùng văn bản trong soạn văn Trò chơi cướp cờ quan trọng với câu hỏi khai thác nội dung. Bạn có thể hiểu rõ tác phẩm nếu nắm chắc đáp án câu hỏi.
Câu 1: Chú ý những từ ngữ chỉ trình tự các hoạt động được mô tả ở nội dung c. Hướng dẫn cách chơi.
Khi đọc phần c. Hướng dẫn cách chơi của văn bản, xác định được những từ ngữ chỉ trình tự các hoạt động gồm có:
- Đầu tiên
- Tiếp theo
- Sau đó
Những từ ngữ chỉ trình tự được đặt đầu đoạn và đầu đoạn, ngăn cách với các nội dung phía sau bằng dấu phẩy. Các từ này có tác dụng liên kết nội dung của đoạn văn và câu văn giúp làm rõ vấn đề đang được nhắc đến. Những từ ngữ chỉ trình tự thường nêu lên các bước thực hiện lần lượt một sự việc nào đó và nội dung viết sau các từ này dùng để mô tả các công việc cần làm của bước đó.
Suy ngẫm và phản hồi
Soạn Trò chơi cướp cờ ngắn nhất phần Suy ngẫm và phản hồi vẫn khai thác chi tiết tác phẩm. Bạn nên tìm hiểu để chuẩn bị bài tốt nhất và hoàn thành nhiệm vụ trên lớp dễ dàng hơn.
Nội dung chính Trò chơi cướp cờ
Trò chơi cướp cờ (Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy) có nội dung chính cung cấp thông tin liên quan đến trò chơi cướp cờ. Qua đó, người đọc sẽ biết được các quy luật của trò chơi chính xác.
Câu 1: Tìm trong văn bản trên những thông tin về luật chơi của trò chơi cướp cờ.
Khi soạn bài Trò chơi cướp cờ chi tiết, em tìm được thông tin về luật chơi trò chơi cướp cờ gồm:
- Người chơi của hai đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc tại hai đầu sân chơi.
- Trọng tài hô to số thứ tự, đến số nào thì người chơi có số thứ tự đó của mỗi đội chạy thật nhanh lên vị trí cầm cờ ở giữa sân, và tìm cách để giật được cây cờ.
- Người chơi nào cướp được cây cờ thì chạy nhanh về đội mình, còn người đội kia sẽ tìm cách chặn lại để cướp lại cây cờ bằng cách đập (vỗ) vào người chạy cầm cờ.
- Người cầm cờ bị đập (vỗ) phải bỏ cờ xuống đất và người kia cướp cờ vây chạy về đội mình.
- Cuộc rượt đuổi tiếp tục cho đến khi người nào về đến đội mình với cây cờ trên tay là thắng cuộc và được tính điểm.
- Cứ như thế, cờ lại được vào vị trí quy định để cho người khác trong đội tiếp theo chơi. Trò chơi tiếp tục đến khi nào hết số người chơi của cả hai đội.
Câu 2: Theo em, để ghi được điểm trong trò chơi này, đội chơi phải làm gì?
Theo em, để ghi được điểm trong trò chơi này, đội chơi phải có sự nhanh nhạy và phản ứng tốt trong quá trình cướp cờ. Nếu thành viên nhanh tay nhanh mắt cướp được cờ và chạy thật nhanh về đội mình để không bị đội bạn đập (vỗ) vào người thì sẽ giành chiến thắng dễ dàng.
Câu 3: Mục đích của văn bản Trò chơi cướp cờ là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy?
Soạn Trò chơi cướp cờ chi tiết giúp xác định mục đích của văn bản Trò chơi cướp cờ: giới thiệu toàn diện về quy luật và cách chơi trò chơi Cướp cờ.
Những đặc điểm của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy: Nội dung văn bản có đề cập chi tiết về mục đích, quá trình chuẩn bị và cách chơi trò chơi một cách rõ ràng, cụ thể nhất.
Câu 4: Thông tin trong văn bản Trò chơi cướp cờ được triển khai theo cách nào? Dựa vào đâu mà em xác định được? Cách triển khai thông tin ấy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?
- Thông tin trong văn bản “Trò chơi cướp cờ” được triển khai theo trình tự thời gian: Văn bản mở đầu với mục đích, tiếp theo là những thứ cần chuẩn bị khi thực hiện trò chơi và cuối cùng là hướng dẫn cách chơi.
- Cấu trúc văn bản chia thành các mục a, b, c cụ thể, rành mạch, rõ ràng.
- Cách triển khai thông tin theo trình tự thời gian có tác dụng giúp người đọc hiểu rõ về quy định của trò chơi một cách dễ dàng mà không bị thiếu sót thông tin.
Câu 5: Hình vẽ trò chơi trong văn bản có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày thông tin của văn bản?
Hình vẽ giúp trò chơi trong văn bản sinh động và bắt mắt giúp việc trình bày thông tin trở nên thú vị, hấp dẫn người đọc. Qua đó, việc đọc hiểu Trò chơi cướp cờ trở nên dễ hình dung hơn, không phải mất quá nhiều thời gian tìm hiểu.
Câu 6: Viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian (cướp cờ, đá cầu, kéo co,…) so với trò chơi có sử dụng các thiết bị công nghệ.
Trong thời đại kỹ thuật số như hiện nay, công nghệ thông tin phát triển tạo cơ hội cho trẻ em tiếp cận với smartphone, máy tính, tivi,… sớm hơn nên phần lớn những đứa trẻ ít khi biết đến các trò chơi dân gian. Những trò chơi công nghệ thường ít có sự vận động cơ thể và việc ngồi một chỗ quá nhiều khiến con người trở nên ít năng động hơn, không có cơ hội tương tác qua lại. Không giống vậy, trò chơi dân gian Việt Nam trải qua hàng thập kỷ vẫn là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Sở dĩ những trò chơi dân gian lại lưu giữ được đến ngày nay vì nó có rất nhiều những ưu điểm nổi bật hơn so với trò chơi công nghệ hiện đại. Trò chơi dân gian hỗ trợ rèn luyện thể chất, nâng cao tinh thần đoàn kết và kỹ năng sống của trẻ em. Các trò chơi dân gian cũng phù hợp với phần lớn các đối tượng từ lứa tuổi từ trẻ con, trai gái đến những người trung niên hoặc người lớn tuổi. Những ưu điểm này giúp trò chơi dân gian tạo nên một nét đẹp trong nền văn hóa của truyền thống, cần được lưu giữ và phát huy.
Kết luận
Soạn bài Trò chơi cướp cờ (Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy) chi tiết hỗ trợ học sinh chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp. Gợi ý trả lời câu hỏi giúp khai thác nội dung văn bản hiệu quả nhất. Bạn nên tìm hiểu để nắm rõ bài học và đạt kết quả học tập tốt hơn trong tương lai.
XEM THÊM:
- Soạn bài Cách gọt củ hoa thủy tiên ngắn nhất đầy đủ
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi Hương khúc (Nguyễn Quang Thiều)
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo Kéo co tác giả Trần Thị Ly