Soạn bài Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương) Ngữ văn 8
Soạn bài thơ Trong lời mẹ hát của tác giả Trương Nam Hương sách Ngữ Văn 8, Nhà xuất bản Chân trời sáng tạo. Đây là bài thơ 6 chữ sử được quy tắc gieo vần nghiêm ngặt.
The POET Magazine (www.thepoetmagazine.org) – Trang tổng hợp thơ, ca dao, truyện ngụ ngôn, phân tích văn học hay nhất cùng chuyên mục Cảnh sát chính tả tiện ích giúp bạn chuẩn bị cho bài học sắp tới.
Đọc hiểu văn bản Trong lời mẹ hát
Bài thơ sử dụng thể thơ 6 chữ, mỗi khổ có 6 câu thơ, tuân thủ quy tắc gieo vần cách. Để bạn có sự chuẩn bị, soạn văn 8 Chân trờ sáng tạo, hiểu thủ pháp nghệ thuật tác giả sử dụng, có thể theo dõi đọc hiểu bài Trong lời mẹ hát như sau:
1/ 2 khổ đầu: Hình ảnh đặc sắc mô tả kỷ niệm tuổi thơ
Lời ru của mẹ gợi nhắc bao kỉ niệm thân thương, với những cảnh vật mộc mạc, giản dị mà chan chứa nghĩa tình: dòng sông, nhịp võng, cánh cò, dải đồng, hoa mướp, con gà.
“Chòng chành nhịp võng ca dao”
Từ láy “Chòng chành” là tự gợi động tác đưa nôi nghiêng qua, nghiêng lại, không giữ được thăng bằng. Trạng thái ấy không chỉ được tạo nên từ hành động cụ thể, trực quan là đưa nôi mà còn bằng nhịp võng ca dao.
Ẩn dụ: “Chòng chành” được sử dụng ẩn dụ cho những gian truân, khó nhọc của mẹ nuôi con khôn lớn. Từ này gợi lên “khó khăn, vất vả của mẹ”: Dù có bộn bề, lo toan, vất vả, mẹ vẫn nuôi con khôn lớn, dành cho con hững điều tốt nhất, muốn con được ngắm nhìn những vẻ đẹp tuyệt vời của đất nước.
Đảo ngữ: đưa tính từ “chòng chành” lên đầu câu để nhấn mạnh lời ru của mẹ đi cùng năm tháng, gắn liền với quê hương đất nước
“Vầng trăng một thời con gái
Vẫn còn thơm ngát hương cau”
Ẩn dụ: Thời gian con gái chỉ tuổi thanh xuân, tuổi trẻ đã qua của mẹ.
Tác dụng: Thấy được đất nước huyền thoại, nghĩa tình, chất chứa kỉ niệm tuổi thanh xuân tươi đẹp của mẹ.
2/ 5 khổ thơ tiếp: Sự hi sinh của mẹ cho con
Người mẹ tần tảo, vất vả làm lụng qua năm tháng để nuôi con trưởng thành, lớn khôn. Lời ru gắn với hành động giã gạo, cánh đồng lúa dập dờn, áo nâu bạc phếch, mái tóc bạc.
Hình ảnh người mẹ hiện lên với bao lo toan trong cuộc sống trong đời thường, trong sự trôi chảy của thời gian.
“Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao”
Câu thơ thể hiện sự đối lập cũng bộ lộ rõ nét sự hy sinh của mẹ cho con cái. Từ đó, tác giả thể hiện tình yêu, lòng biết ơn dành cho mẹ. Chi tiết hơn:
Khổ thơ thứ 3: Trong lời ru của mẹ, người con bắt gặp hình ảnh người mẹ khi thời con gái xinh đẹp, dịu hiền, phúc hậu như vầng trăng, thơm ngát như hương cau.
Khổ thơ 4, 5, 6: Thời gian chảy trôi cùng năm tháng, mẹ phải chăm bẵm, lo toan cho gánh nặng gia đình nên trong lời ru, hình ảnh người mẹ hiện lên cùng những công việc giản dị thường ngày, vất vả mưu sinh.
Trong âm thanh tiếng giã gạo, trong sóng lúa dập sờn, trong giông bão…. mẹ vẫn luôn chắt chiu, dành dụm để cho con có một cuộc sống đầy đủ nhất. Mẹ vẫn thầm lặng hy sinh tất cả vì con, mong con không lớn nên người dù áo nâu bạc phếch, bục mối chỉ sờn.
Khổ 7: Sự trôi chảy của thời gian đồng nghĩa với dấu ấn tuổi tác của mẹ. Hình ảnh lưng còng và mái đầu bạc gợi ra cảm nhận về công lao, nhọc nhằn, đắng cay để con khôn lớn.
3/ Khổ thơ cuối: Chắp cánh tương lai
Những câu thơ cuối là lời động viên, khích lệ cho con chiến đấu. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa “chắp con đôi cánh” thể hiện mong muốn con của mẹ có thể vượt qua khó khăn, đứng lên và mẹ sẵn sàng hỗ trợ con khi có vấp ngã.
Nghệ thuật của bài thơ Trong lời mẹ hát
Tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá để nhấn mạnh sự khổ cực của mẹ qua thời gian. Thể thơ sáu chữ, lời thơ với những hình ảnh mộc mạc gần gũi dễ đi vào lòng người. Biện pháp tương phản trong bài là cách tô điểm sự hy sinh của mẹ, dành một đời nỗ lực cho con.
Nội dung bài thơ Trong lời mẹ hát được cho là cách tác giả thể hiện tình cảm của mẹ dành cho mình và ngược lại. Bạn có thể tìm hiểu thêm để hiểu hơn về tác phẩm.
Soạn văn 8 Trong lời mẹ hát trả lời câu hỏi SGK Chân trời sáng tạo
Tổng hợp câu hỏi trong chương trình & các câu hỏi ngoài lề để bạn hiểu rõ nội dung tác phẩm:
1/ Xác định thể thơ của bài Trong lời mẹ hát?
Bài thơ Trong lời mẹ hát sử dụng thể thơ sáu chữ.
Đây là thông tin quan trọng nên đề cập ở bài phân tích Trong lời mẹ hát nếu muốn đạt điểm tốt.
2/ Vần trong bài thơ là vần cách hay vần liền? Em dựa vào đâu để xác định như vậy?
Vần trong bài thơ là vần cách. Dựa vào cách gieo vần ở cuối các câu thơ trong đoạn (gieo cách câu). Ví dụ: Ngào – dao, xanh – chanh, trầu – cau, rồi – nôi.
3/ Vẽ sơ đồ bố cục bài thơ. Nét độc đáo của bố cục ấy là gì?
Sơ đồ bố cục:
Nét độc đáo:Bố cục không cân xứng giữa các phần về số khổ. Gợi tả sự lớn dần của nhân vật con, từ khi còn bé đến lúc trưởng thành song hành với dấu ấn thời gian trong cuộc đời người mẹ.
4/ Chỉ ra nét đặc sắc trong các hình ảnh: Chòng chành nhịp võng ca dao và Vầng trăng mẹ thời con gái/Vẫn còn thơm ngát hương cau.
Đã trở lời khi phân tích 2 khổ đầu bài thơ.
5/ Em hình dung thế nào về hình ảnh người mẹ được miêu tả từ khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy?
Khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy khắc họa hình ảnh người mẹ vất vả nuôi con khôn lớn. Mẹ phải vừa giã cạo, làm đồng áng để lo cho con trưởng thành. “Một đời mẹ cay đắng” với chiếc áo bạc phếch, vải nâu bục chỉ vì mẹ tiết kiệm lo cho con.
6/ Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết tác dụng của vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh trong việc thể hiện cảm hứng đó.
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là sự hi sinh của đời mẹ và giá trị tích cực, tốt đẹp mẹ dạy con qua những lời ru.
Vận, nhịp trong bài ngắt theo nhịp 2/4 đem đến cảm giác của nhịp võng như khi mẹ ru con.
Tác giả lựa chọn hình ảnh giàu tính tạo hình như “Vầng trăng mẹ thời con gái”/ “Áo mẹ bạc phơ bạc phếch”/ “Vải nâu bục mối chi sơn”.. ; từ tượng thanh (thập thỉnh ), tượng hình (chòng chành, vấn vịt, dập dờn).
Tất cả thể hiện trực tiếp tình cảm, yêu thương, sự tôn trọng của tác giả dành cho mẹ.
7/ Theo em, nhan đề Trong lời mẹ hát có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ?
Nhan đề bài thơ làm sáng tỏ và thể hiện rõ chủ đề bài. Bởi vì:
Nhan đề: Trong lời mẹ hát: Lời ru của mẹ chứa đựng nhiều ý nghĩa với con.
Chủ đề: Hình ảnh lời ru của mẹ khắc họa tình yêu thương của mẹ, lời dạy về tình yêu đất nước, con người và cũng là cách tác giả thể hiện tình cảm, lòng biết ơn với mẹ.
8/ Cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ này có gì khác với cách thể hiện hình ảnh của người mẹ trong bài thơ khác mà em biết?
- Cách thể hiên hình ảnh trong bài thơ” Mẹ “: Tình yêu thương, lòng biết ơn, nỗi xót xa, bất lực trước thời gian in hằn trên hình dáng mẹ được thể hiện thông qua hình ảnh sóng đôi và và cây cau.
- Cách thể hiện hình ảnh mẹ tròn bài” Trong lời mẹ hát”: Tình yêu thương, lòng biết ơn đối với mẹ được lồng ghép và tái hiện thông qua hình ảnh rời ru con.
9/ Câu hỏi trải nghiệm: Khổ thơ (1) cho em gợi nhớ đến những câu hát ru nào?
Câu 1: “Cái cò đi đón cơn mưa.
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về?
Cò về thăm quán cùng quê,
Thăm cha thăm mẹ, cò về thăm anh.”
Câu 2: “Cái cò cái vạc cái nông,
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò?
Không không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con cái diệc đổ thừa cho tôi.”
Câu 3: À á à à ời … à á à à ơi … bồng bồng bống bống bang bang, mẹ bống yêu bống á à bống càng làm thơ.
À á à à ời … à á à à ơi … con ơi muốn nên thân người lắng tai nghe lấy … á … những lời mẹ ru.
Gái thì giữ việc trong nhà, khi vào cánh cửi á à khi ra thêu thùa.
Trai thời đọc sách ngâm thư, dùi mài kinh sử … để chờ kịp .. á à … khoa.
Á à á ơi mai sau nối nghiệp mẹ cha, trước là đẹp mặt á à … sau là ấm thân.
10/ Điều mà con “nghe” được trong lời mẹ hát ở khổ thơ cuối này có sự khác biệt gì so với bảy khổ thơ trước đó?
Bảy khổ thơ trước nói về sự chảy trôi của thời gian và nhận thức của người con về sự gài nua của mẹ. Qua đó, người con thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với đức hi sinh thầm lặng của người mẹ qua những hình ảnh thân quen, gần gũi được hiện về trong “lời mẹ hát”. Đó là cánh cò trắng, dải đồng xanh, khóm trúc, lũy tre, dây trầu, vầng trăng, âm thanh tiếng giã gạo, hạt gạo, áo bạc màu, tóc bạc của mẹ, lưng còng của mẹ… Tất cả gắn vói hình ảnh người mẹ yêu thương, tần tảo, chăm chút cho đứa con yêu.
Khổ thơ cuối, người con thể hiện những chiêm nghiệm, suy ngẫm sâu sắc về mẹ và ý nghĩa của lời ru mẹ hát ru con thưở nào. Khi trưởng thành, con thấu hiểu hơn những ân tình của mẹ gửi gắm qua lời hát ru ngọt ngào. Lời ru ấy chứa đựng tình yêu thương của mẹ dành cho con và biết bao bài học nhân văn, những lẽ sống làm người cao đjep mẹ truyền thấm vào tâm hồn con qua lời ru. Chính lời ru của mẹ cho con nhận thức sâu sắc hơn về cuộc đời, về lẽ sống làm người. Và cũng chính lời ru ân tình ấy của mẹ đã thắp sáng ước mơ cho cuộc đời con, cho con bay cao, bay xa vào chân trời rộng mở: “Lời ru chắp con đôi cánh/Lớn rồi con sẽ bay xa”.
Bạn cũng nên Soạn bài Nhớ đồng vì đây là bài học tiếp theo, ngay sau bài này trong chương trình Chân trời sáng tạo.
Kết luận
Soạn bài Trong lời mẹ hát Trương Nam Hương đã hoàn thiện để bạn hiểu rõ nội dung & ngụ ý tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ. Những câu thơ 6 chữ này thể hiện tình cảm của tác giả với mẹ bằng nhiều hình ảnh gần gũi, bình dị nhất.