Soạn bài Tự Trào I- Trả lời đọc hiểu Ngữ văn 8

Soạn bài Tự trào I với những kiến thức trọng tâm trong văn 8 được giải đáp giúp học sinh tham khảo và biết cách trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. Tìm hiểu thông tin tác phẩm trước khi đến lớp giúp bạn tiếp thu kiến thức nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Soạn văn Tự trào I phần Hướng dẫn đọc

Soạn bài Tự trào I phần hướng dẫn đọc theo SGK ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo đầy đủ và chi tiết nhất. Trả lời câu hỏi được đặt ra giúp bạn nắm vững được ý nghĩa cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

soạn bài tự trào 1
Soạn thơ Tự trào I của tác giả Trần Tú Xương

Câu 1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh mà tác giả đã sử dụng để tự phác họa bức tranh chân dung về bản thân trong sáu câu thơ đầu. Bức chân dung đó như thế nào?

Các từ ngữ, hình ảnh phác họa bức chân dung tự họa của tác giả:

– Chẳng phải quan, chẳng phải dân.

– Ngơ ngơ ngẩn ngẩn.

– Sai con hầu chè rượu.

– Được vợ nuôi bằng ngô khoai.

– Vểnh râu vai phụ lão.

– Lên mặt dáng văn thân.

→ Bức chân dung thể hiện ông là một người anh nhà, không có chức quan nhưng cũng không phải dân mà ở nhà ngâm thơ đèn sách, đôi lúc kiêu hãnh, kiêu ngạo với các văn thân, sống dựa vào vợ kiếm từng đồng hào lo cuộc sống. Ta thấy cuộc sống của tác giả khá nhàn hạ được vợ con hầu hạ và không phải quá lo toan.

Câu 2: Thủ pháp trào phúng đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong hai câu thơ cuối? Điều đó giúp ta hiểu gì về nhà thơ?

Thủ pháp trào phúng được sử dụng trong hai câu thơ luận:

Có lúc vểnh râu vai phụ lão

Cũng khi lên mặt dáng văn thân

Việc sử dụng lối nói hóm hỉnh, giễu nhại với những động từ như “Vểnh râu”, “lên mặt”, danh từ “phụ lão”, “dáng văn thân” đã giúp tác giả bày tỏ sự bất lực với chính bản thân mình. Tiếng cười ở đây mang ý nghĩa giải thoát cho sự bức bách, bất lực trước hoàn cảnh của Trần Tế Xương.

Câu 3: Theo em, tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong hai câu thơ cuối? Điều đó giúp ta hiểu gì về nhà thơ?

Thủ pháp trào phúng được sử dụng trong hai câu thơ luận:

Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ?

Lâu để mà xem cuộc chuyển vần.

– Tình cảm, cảm xúc: Lo lắng cho thời cuộc, quan tâm vận mệnh đất nước một cách thầm kín.

– Qua tình cảm, cảm xúc của tác giả bộc lộ trong hai câu thơ cuối, ta thấy được ông là người yêu nước, bất bình trước thực trạng hỗn loạn của xã hội.

tự trào 1
Giải đáp câu hỏi trong SGK giúp học sinh tham khảo

Câu 4: Chủ đề của bài thơ là gì? Hãy phân tích một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.

Chủ đề của bài thơ: Tiếng cười tự chế giễu vì sự bất lực của bản thân trước hoàn cảnh xã hội giao thời đầy nhiễu nhương.

Căn cứ: Những từ ngữ, hình ảnh với lối với giêu nhại.

Câu 5: Thông qua bài thơ này, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Thông điệp của tác phẩm Tự trào I (Trần Tế Xương): Tác giả muốn gửi gắm sự tự tự nhận thức về tình cảm của mình: bất lực trước hoàn cảnh và tố cáo xã hội giao thời đầy nhiễu nhương, mâu thuẫn đã đầy những trí thức như ông vào tình cảnh này.

Xem thêm:

Kết luận

Soạn bài Tự trào I để hiểu nội dung đả kích bọn thực dân phong kiến. The POET đã cùng học sinh tìm hiểu và soạn tác phẩm này bằng cách trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. Từ đó, bạn dễ dàng nắm vững ý nghĩa tác phẩm, tiếp thu kiến thức tại lớp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet