Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Lớp 11 Kết nối tri thức

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (sách Ngữ văn lớp 11) giúp bạn hiểu rõ hơn một tác phẩm tuyệt vời trong nền văn học Việt Nam. Nguyễn Đình Chiểu đã tạo nên một bài văn tế xuất sắc để tưởng nhớ các nghĩa sĩ nông dân với lòng xót thương, đau đớn nhưng cũng đầy tự hào.

Table of Contents

Soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết – Trước khi đọc

Trước khi soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, bạn nên dành một chút thời gian để ngẫm vì những người anh hùng dân tộc. Sự tưởng nhớ với lòng biết ơn sâu sắc của mỗi cá nhân đều mang theo ý nghĩa an ủi quan trọng cho các vong linh.

1. Hãy kể văn tắt hiểu biết của bạn về một tấm gương đã anh dũng hi sinh vì nền độc lập tự chủ của dân tộc trong thời kì chống thực dân Pháp xâm lược.

Võ Thị Sáu sinh năm 1933 là con ông Võ Văn Hợi và bà Nguyễn Thị Đậu. Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhiều tài liệu ghi nguyên quán của cô tại xã Phước Thọ (thuộc tổng Phước Hưng Hạ), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Một số tài liệu khác ghi nguyên quán của cô tại xã Long Mỹ (thuộc tổng Phước Hưng Thượng), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc xã Long Mỹ, cũng thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Năm 1946, cô theo anh trai là Võ Văn Me vào khu kháng chiến, và trở thành liên lạc viên của Đội công an  xung phong Đất Đỏ. Năm 1947, cô chính thức trở thành đội viên Công an xung phong Đất Đỏ khi mới 14 tuổi. Từ đó, cô tham gia nhiều trận tập kích bằng lựu đạn, ám sát các sĩ quan Pháp và Việt gian cộng tác với quân Pháp; đặc biệt là trận tập kích bằng lựu đạn tại lễ kỷ niệm Quốc khánh Pháp ngày 14 tháng 7 năm 1949 tại Đất Đỏ, gây được tiếng vang trong vùng.

Theo trang thông tin của huyện Đất Đỏ, vào tháng 12 năm 1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, cô bị quân Pháp bắt được. Một số tài liệu khác ghi cô bị bắt vào tháng 2 năm 1950, sau khi cô và đồng đội dùng lựu đạn tập kích giết chết Cả Suốt và Cả Đay, là hương chức người Việt cộng tác đắc lực với quân Pháp, đi thẩm vấn và giam giữ tại các nhà tù Đất Đỏ, khám đường Bà Rịa và khám Chí Hoà. Tháng 4 năm 1950, toà án binh của quân đội Pháp đã đưa cô ra xét xử với tội danh làm chết một sĩ quan Pháp và 23 người Việt cộng tác với Pháp.

Ngay tại phiên tòa đại hình, Võ Thị Sáu đã thể hiện sự dũng cảm bằng những tuyên bố mạnh mẽ tại phiên tòa. Cô tuyên bố:”Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”. Và khi quan toàn rung chuông ngắt lời cô tuyên án: “Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản”, cô thét lớn: “Ta còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!”. Tiếp đó là tiếng hô:”Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.

Vào thời điểm xử án, cô chưa tròn 18 tuổi, vì vậy các luật sư bảo vệ cô căn cứ vào điểm này để tranh biện nhằm đưa cô thoát khỏi án tử hình. Mặc dù vậy, toà án binh PHáp vẫn tuyên án tử hình cô. Bản án này đã gây chấn động dư luận, gây ra sự phản đối mạnh mẽ cả tại Việt Nam và ngay tại nước Pháp. Chính vì vậy, chính quyền quân sự Pháp không thể công khai thi hành bản án. Cô tiếp tục bị giam cầm tại khám Chí Hoà cho đến tận giữa tháng 1 năm 1952 thì bị chính quyền quân sự Pháp chuyển ra Côn Đảo để bí mật thi hành án tử hình khi cô đã đủ 18 tuổi.

Theo các lời chứng của các cựu tù Côn Đảo, cô được đưa ra đến Côn Đảo vào chiều ngày 21 tháng 1 năm 1952 và bị giam trong Sở Cò (đối diện với văn phòng giám đốc đảo).

Rạng sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, lúc khoảng 5 giờ, cô bị đưa đến văn phòng giám thị trưởng đặt trước sân Banh I để làm lễ rửa tội. Đến 7 giờ sáng cô bị đưa đến sân Banh III phụ và bị xử bắn tại đây. Thi hài cô được đưa ra Hàng Dương và được chôn tại huyệt đào sẵn. Trong “Sổ giám sát tử vong 1947-1954” còn lưu tại Côn Đảo, có dòng chữ ghi bằng tiếng Pháp: “Le 23 Janvier 1952: 195 G.267 Võ Thị Sáu dite CAM mort 23/1/1952 7h P.Condor Par balles…” (Tù nhân số G.267 Võ Thị Sáu bị xử bắn vào ngày 23/1/1952).

2. Theo bạn, việc tưởng nhớ và tôn vinh những người đã hi sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa như thế nào trong việc giáo dục thế hệ trẻ hôm nay?

Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, thanh thiếu niên trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá, hội nhập kinh tế thế giới là góp phần đào tạo, giáo dục thế hệ thanh niên vừa “hồng” vừa “chuyên”, chủ nhân tương lai đưa nước nhà vững bước tiến cùng các dân tộc tiên tiến, xứng đáng với mong ước của Bác Hồ kính yêu. Góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc, gắn liền với CNXH với đội ngũ thanh thiếu niên vững vàng về bản lĩnh chính trị, tuyệt đối không dao động và luôn trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin, với Đảng và với dân tộc.

soạn bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc
Những người đã hi sinh vì Tổ quốc cần được tôn vinh

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Đọc văn bản

Ở phần Đọc, học sinh soạn văn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cần chú ý từng đoạn có câu hỏi tương ứng. Những vấn đề được đặt ra hỗ trợ quá trình hiểu về ý nghĩa tác phẩm mang tính thời đại này.

1. Chú ý cách ngắt nhịp câu văn biền ngẫu.

Đây là một bài văn tế viết theo thể biến ngẫu có nhịp, có đôi, có vần. Văn tế là một thể văn thường dùng để bày tỏ lòng thương cảm với người đã khuất, có nội dung ca ngợi phẩm hạnh, công đức và giãi bày sự tiếc thương đau xót đối với số phận của họ.

2. Hoàn cảnh xuất thân nghèo khó của nghĩa binh.

Bất cứ ai soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Kết nối tri thức cũng có thể thấy các nghĩa binh có xuất thân cơ cực. Từ nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân (những người bỏ quê đến khai khẩn đất mới để kiếm sống): “cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”: hoàn cảnh sống cô đơn, thiếu người nương tựa, âm thầm lặng lẽ lao động mà vẫn nghèo khó suốt đời.

soạn văn tế nghĩa sĩ cần giuộc
Nghĩa binh đều là dân ấp dân lân chưa cầm súng bao giờ

3. Thái độ của nghĩa binh đối với bọn cướp nước.

  • Khi thực dân Pháp xâm lược, người nông dân cảm thấy: Ban đầu lo sợ rồi đến trông chờ tin quan – ghét – căm thù – đứng lên chống lại.

-> Vốn là những người nông dân nghèo khó không biết đến việc binh đao, họ lo sợ là chuyện bình thường.

  • Sự chờ đợi “quan”: như “trời hạn trông mưa”.
  • Thái độ đối với giặc: “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ”.

-> Thái độ căm ghét, căm thù đến tột độ được diễn tả bằng những hình ảnh cường điệu mạnh mẽ mà chân thực.

  • Nhận thức về tổ quốc: họ không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm. Họ chiến đấu một cách tự nguyện: “nào đợi đòi ai bắt…”.

=> Diễn biến tâm trạng người nông dân, sự chuyển hoá phi thường trong thái độ, chính lòng yêu nước và niềm căm thù giặc, cộng với sự thờ ơ thiếu trách nhiệm của “quan” đã khiến họ tự lực tự nguyện đứng lên chiến đấu.

4. Tinh thần chiến đấu quả cảm của nghĩa binh. Chủ ý các hình ảnh đối lập.

Từ quá trình soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết, em nhận thấy tinh thần chiến đấu của các nghĩa binh rất quả cảm, kiên cường. Tác giả xây dựng các hình ảnh đối lập mang tính bổ sung cho nhau nhằm nêu bật lên nội dung này:

  • Tinh thần chiến đấu tuyệt vời: Vốn không phải lính diễn binh, chỉ là dân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”.
  • Quân trang rất thô sơ: Một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi đã đi vào lịch sử -> Làm rõ nét hơn sự anh dũng của những người nông dân nghĩa sĩ.
  • Lập được những chiến công đáng tự hào: “đốt xong nhà dạy đạo”, “chém rớt đầu quan hai nọ”.
  • “đạp rào”, “xô cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược”…: Động từ mạnh chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi.
  • Sử dụng các động từ chéo “đâm ngang, chém ngược” -> làm tăng thêm sự quyết liệt của trận đánh.

=> Tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.

5. Giọng văn trầm hùng, âm hưởng bi tráng.

Giọng điệu bài văn tế khi là tiếng khóc đau thương, khi là lời khẳng định ngợi ca mang âm hưởng sử thi đã góp phần khắc họa bức tượng đài người nông dân nghĩa sĩ với vẻ đẹp bi tráng.

6. Cảm xúc xót thương.

Giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với những nội dung biểu đạt, trạng thái cảm xúc, trên nền âm hưởng chủ đạo là thống thiết. Khi gợi lại cuộc sống lam lũ, nghèo khó của người nông dân, giọng văn bùi ngùi, trầm lắng: cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó, chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu ở làng bộ. Thông qua quá trình hiểu và soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc lớp 11, em càng thấy thương xót và biết ơn hơn những nghĩa binh Nam Bộ.

7. Ngợi ca tinh thần và sự hi sinh anh dũng của nghĩa binh.

Những vần thơ cuối là sự khẳng định cho sự bất tử của những nghĩa sĩ nông dân Cần giuộc. Đồng thời cũng là tiếng nói biểu dương công trạng xả thân vì nghĩa lớn của các nghĩa sĩ. Đặc biệt trong câu “Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiêng dân; cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm, cắm bởi một câu vương thổ” vừa thể hiện được nỗi xót thương và lòng tưởng nhớ những người đã mất, đồng thời tôn vinh công trạng của họ.

soạn văn 11 văn tế nghĩa sĩ cần giuộc
Những nghĩa sĩ Cần Giuộc xả thân vì nước rất xứng đáng được tôn vinh

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Sau khi đọc

Hướng dẫn soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ngắn nhất nhưng đủ ý phần Sau khi đọc với bảy câu hỏi đi sâu vào nội dung. Tác phẩm như một bản hùng ca bi tráng, hào hùng và dõng dạc về cuộc chiến đấu ngoan cường của các nghĩa sĩ nông dân.

1. Căn cứ vào hiểu biết chung về cấu trúc nội dung thể văn tế, hãy xác định bố cục và nêu nội dung chính của mỗi phần trong văn bản.

Khi soạn văn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, em thấy văn bản có cấu trúc rõ ràng và có thể được chia thành bốn phần:

  • Lung khởi (Từ đầu đến “tiếng vang như mõ”): Cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.
  • Thích thực (Tiếp theo đến “tàu đồng súng nổ”): Hồi tưởng cuộc đời và công đức của người nghĩa sĩ.
  • Ai vãn (Tiếp đó đến “dật dờ trước ngõ”): Lời thương tiếc người chết của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ.
  • Kết (Còn lại): Tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người chết.

2. Câu văn mở đầu “Súng giặc đất rền; Lòng dân trời tỏ.” có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng chung của bài văn tế?

Tác giả đã tái hiện được bối cảnh thời địa với nhiều biến cố, bão táp; giặc được trang bị những vũ khí tối tân, đã tàn sát biết bao người dân vô tội. Chính trong hoàn cảnh ấy đã thử thách tấm lòng của con người với đất nước. Người dân Nam Bộ không hề sợ chết, đem thân mình chiến đấu chống lại kẻ thù. Họ sẵn sàng từ bỏ, hy sinh những gì quý giá nhất (tài sản, tính mạng) để đổi lại danh tiếng, tiếng thơm lưu truyền với muôn đời. Qua đó đã làm sáng tỏ chân lý của thời đại: Chết vinh còn hơn sống nhục.

3. Lòng căm thù giặc của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc được tác giả thể hiện trong tác phẩm như thế nào?

Thông qua các phần trong văn bản mà em thấy được khi soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc lớp 11, em cho rằng tác giả đã hồi tưởng lại hình tượng người nông dân nghĩa sĩ với những phẩm chất cần cù, lam lũ, đặc biệt là tinh thần căm thù giặc sâu sắc qua từng câu chữ: “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”. Những câu văn gợi liên tưởng đến những tinh thần sục sôi chiến đấu của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong tác phẩm Hịch tướng sĩ: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa…”. Như vậy, qua những động từ mạnh như “ăn gan”, “cắn cổ”, chúng ta có thể thấy được tinh thần căm thù giặc sâu sắc của người nông dân khi chứng kiến giặc ngoại xâm chiếm bờ cõi.

4. Tìm và liệt kê các động từ mà tác giả đã sử dụng để thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm của các nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Tác giả sử dụng phép liệt kê, liên tiếp đưa ra các hành động chống giặc của người nông dân như “trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt gió” rồi “đâm ngang, chém dọc” làm cho nhịp bài tế nhanh, khẩn trương, gấp rút như chính các thao tác mà nghĩa sĩ đánh giặc.

soạn bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc kết nối tri thức
Tác giả sử dụng nhiều động từ liệt kê tăng nhịp cho bài tế

5. Cảm xúc của tác giả được thể hiện như thế nào trong phần cuối bài văn (từ “Ôi thôi thôi!” đến hết)?

Xuyên suốt tác phẩm là những câu văn tế như câm lặng trôi trong niềm kí ức của tác giả. Ông gửi một nỗi tiếc thương vô hạn cho những người đã khuất. Cái chết của họ làm cho cả trời đất, cây cỏ tang thương, nhỏ lệ, cái chết nhuốm màu sầu ải lên vạn vật. Cả một bầu trời âm u, tối tăm trước sự hi sinh mất mát của những người nghĩa sĩ. Những hình ảnh thương tâm ấy gặm nhấm tâm can ta, linh hồn ta đau nhức. Nguyễn Đình Chiểu đã hội tụ lại mọi nỗi đau để cất lên tiếng khóc cao cả. Sau phút giây đau thương, nức nở, lời văn đang đắm chìm trong ảm đạm bỗng tỉnh táo hẳn lên, nêu bật một quan niệm tuyệt vời về nhân sinh, về lẽ sống và cái chết.

Soạn văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc giúp em cảm nhận sâu sắc người nghĩa sĩ của Nguyễn Đình Chiểu bước vào cuộc chiến vẫn mang một màu bình dị sáng trong. Họ là những người “dân ấp dân lân” với những vũ khí thô sơ, chỉ là một ngọn tầm vông, một nùi rơm, con cúi, thế nhưng họ đã dệt nên những trang sử hào hùng, vẻ vang. Họ thật cao đẹp, thật anh hùng và tràn đầy dũng khí. Bên trong “manh áo chật” đáng thương, nhỏ bé lại chứa đựng bao điều lớn lao, cao cả.

6. Trình bày ngắn gọn quan điểm của bạn về nhận định sau: Với bài văn tế này, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài sừng sững về người nghĩa sĩ nông dân chống giặc cứu nước tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ.

Chống giặc cứu nước không phải việc của riêng ai, nhưng không phải cái tên nào cũng được xướng lên khi tổ quốc sạch bóng quân thù. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mà Nguyễn Đình Chiểu viết nên quả thực đã tạo nên lần đầu tiên trong lịch sử khi vinh danh người nghĩa sĩ nông dân cứu nước. Bài văn vẽ nên hình ảnh của một tượng đài sừng sững trong tâm hồn của những người còn sống, ngợi ca tinh thần vì nước vì dân của nghĩa sĩ và thể hiện sự vĩ đại tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ.

Qua lời văn của tác giả, em thấy các nghĩa binh đã hình dung ra một cuộc chiến tranh chính nghĩa. Họ chẳng cần phải trốn tránh khi tiếng gọi của quê hương tha thiết đến thế. Họ biết phải chiến đấu, xả thân để giữ lấy bờ ao bụi chuối, giữ lấy mảnh đất biết mấy thân yêu gắn bó, giữ lấy những điều thiêng liêng mà họ cho là không liên quan gì đến “cha ông nó” cả. Hình ảnh của họ thật đẹp, những tấm lòng của họ thật cao cả. Hình ảnh ấy thật khác xa với người lính trước kia khi phải đối mặt với tiếng trống giục quân bắt bớ “bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa”.

Bài tế là lời ca ngợi những linh hồn đã khuất của Nguyễn Đình Chiểu. Tuy đã ra đi nhưng những công lao của họ luôn lưu mãi với thời gian. Cho dù sống hay chết thì tinh thần vì tổ quốc mà chiến đấu vẫn còn đó, linh hồn của họ vẫn luôn dõi theo đất nước.

Thế nên khẳng định lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài sừng sững về người nghĩa sĩ nông dân chống giặc cứu nước tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ không sai. (Học khi khi soạn văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có thể triển khai thêm các ý khác như so sánh cùng những cuộc khởi nghĩa, đấu tranh khác).

7. Phân tích khái quát tính chất trữ tình, thủ pháp tương phản và nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong bài văn tế.

Đọc hiểu Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc em nhận thấy bài văn tế mang đậm chất trữ tình với những hình ảnh và giọng điệu xót thương, ca ngợi những người nghĩa sĩ nông dân. Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biến ngẫu đã tạo ra cho bài văn tế một sự trang trọng khi soi chiếu cuộc đời của những người nông dân Cần Giuộc trước đây với những nghĩa sĩ Cần Giuộc bây giờ. Ngôn từ vừa trân trọng, vừa dân dã, gần gũi mang đậm sắc thái Nam Bộ.

soạn văn tế nghĩa sĩ cần giuộc ngắn nhất
Tác giả sử dụng các thủ pháp nghệ thuật giúp tô đậm ý nghĩa tác phẩm

Soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Kết nối đọc – viết

Câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của mình về “lựa chọn và hành động” của nghĩa sĩ Cần Giuộc khi đối đầu với kẻ thù xâm lược.

Hình tượng người nông dân, những người nghĩa sĩ yêu nước hiện lên thật quả cảm hào hùng. Lòng yêu nước tha thiết xuất phát từ chính trái tim của họ đã khiến cho họ trở nên đẹp đẽ, lấp lánh. Lòng căm thù giặc đã biến thành hành động vùng lên quật khởi rất hào hùng. Họ tự giác, tự nguyện đứng lên chiến đấu để bảo vệ giang sơn, ấy là nét đẹp bản chất nhất trong hành động của người nông dân – nghĩa sĩ Cần Giuộc. Đến đây, không chỉ vẻ đẹp trong tâm hồn mà ngay cả vẻ đẹp trong hành động của những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước đã được Nguyễn Đình Chiểu khắc hoạ lên một cách rõ rệt. Từ cái động lực tinh thần tự nguyện gánh vác trách nhiệm lịch sử mà đã tạo ra cho họ sức mạnh vô cùng lớn. Họ đã hành động, đứng lên chống giặc ngoại xâm mà không cần ai bắt, ai gọi. Hình ảnh người nông dân được hiện lên trong tác phẩm khiến chúng ta vừa cảm thấy tự hào và xen lẫn sự xót xa.

Kết luận

Hướng dẫn từ The POET Magazine giúp học sinh lớp 11 soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc dễ dàng, nhanh chóng hơn. Dựa vào những giải đáp chi tiết bám sát nội dung tác phẩm, chắc chắn học sinh sẽ đạt kết quả cao khi đến lớp.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *