Soạn bài Xã trưởng – Mẹ Đốp (Chèo cổ): Trả lời câu hỏi ngắn gọn

Nội dung soạn bài Xã trưởng – Mẹ Đốp (Chèo cổ), The POET sẽ trả lời đầy đủ câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Học sinh theo dõi chi tiết để hiểu nội dung văn bản cũng như hình thức chèo cổ.

Câu 1 (trang 132 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Liệt kê theo bảng sau những từ ngữ, hình ảnh trong lời thoại của hai nhân vật khi họ nói về công việc thường ngày của mình và của người còn lại.

Soạn văn lớp 10 sau khi đọc hiểu Xã trưởng – Mẹ Đốp có thể liệt kê những từ ngữ, hình ảnh trong lời thoại của hai nhân vật khi họ nói về công việc thường ngày của mình và của người còn lại như sau:

Nói về xã trưởng Nói về mẹ Đốp và chồng
Xã trưởng Tại dân vi tổng lí

Quốc pháp hữu công cầu

Ơn dân xã thuận bầu

Tôi đứng đầu hàng xã

– Đi rao mõ

– Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì?

– Nhật nhật đa hỷ, lộng giả thành chân

– Con mẹ Đốp nói thế mà có lý

Mẹ Đốp – Các cụ chửa được ngồi

– Thầy sai con đi rao mõ

 

– Thương chồng nên phải lầm than

Phép đâu có bắt việc quan đàn bà

– Mỏ tôi cả tiếng lại dài hơi

Một xã cử bầu chẳng phải chơi

– Mộc đạc vang lừng

Kim thanh dóng dả

– Bất phận danh nhi tài túc

Vô chế lệnh nhi dân tòng

– Muôn việc sửa sang quyền cắt đặt

Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi

Từ bảng trên, hãy nêu nhận xét về thái độ, quan điểm của hai nhân vật:

Soạn Xã trưởng – Mẹ Đốp thái độ của nhân vật khi nói về xã trưởng:

  • Xã trưởng: Luôn tự hào vì mình là người có chức sắc trong làng, đứng trên nhiều người. Thái độ huyênh hoang, kẻ cả, bề trên, không coi trọng người khác.
  • Mẹ Đốp: Không coi trọng chức quan của xã trưởng, luôn sử dụng thái độ đả kích, châm chọc, lời nói mỉa mai nhưng không quá vô lễ. Bất cứ câu nào nói ra nhân vật này đều có cách giải thích cho đối phương êm lòng.
soạn văn xã trưởng mẹ đốp
Các nhân vật có thái độ khác nhau khi nói về công việc của mình

Soạn văn Xã trưởng – Mẹ Đốp thai độ của nhân vật khi nói về mẹ Đốp:

  • Mẹ Đốp: Trân trọng công việc mình và chồng đang làm bởi đây cũng là được cả xã bầu. Mặc dù chức không cao như xã trưởng nhưng cũng được xem là có uy tín trong làng.
  • Xã trưởng: Thái độ coi thường, điển hình là câu “Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì?”. Hắn ta luôn hạ thấp những người không có địa vị bằng mình.

Câu 2: Yếu tố hài hước được tạo nên từ những thủ pháp nào? Thử hình dung khi diễn viên chèo nhập vai mẹ Đốp, họ sẽ sử dụng cử chỉ, hành động như thế nào?

Soạn bài Xã trưởng – Mẹ Đốp trả lời câu hỏi thứ 2 trong sách Ngữ văn, thủ pháp tạo nên yếu tố hài hước là:

  • Sử dụng từ ngữ đồng âm khác nghĩa: Khi mẹ Đốp nói chồng đi lĩnh bằng, xã trưởng đã nói “Bố cháu trẩy tỉnh lĩnh băng rồi ạ/ Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì?”, “Đốp với chát cái gì”…
  • Những từ ngữ giản dị, dễ hiểu, gần gũi: đốp chát, bố cháu, chửa…

Khi sử dụng những từ ngữ này, diễn viên sẽ có hành động nhanh nhẹn, dứt khoát, mạnh mẽ.

soạn xã trưởng mẹ đốp
Xã trưởng và mẹ Đốp

Câu 3: Mẹ Đốp thuộc kiểu nhân vật nào trong các kiểu nhân vật chính yếu của chèo cổ? Theo bạn, sự xuất hiện của mẹ Đốp nói riêng và kiểu nhân vật này nói chung trong kịch bản chèo có tác dụng như thế nào đối với việc chuyển tải tư tưởng, triết lí dân gian?

Soạn văn 10 chân trời sáng tạo Xã trưởng – Mẹ Đốp trả lời câu hỏi thứ 3:

  • Mẹ Đốp thuộc kiểu nhân vật hề – mang lại các yếu tố hài hước, gây dười trong các bản chèo cổ.
  • Sự xuất hiện của mẹ Đốp nói riêng và kiểu nhân vật này nói chung trong kịch bản chèo có tác dụng khiến nội dung vở chèo thêm cuốn hút mà có tính chất giải trí cao hơn. Tuy nhiên hình thức giải trí này lại mang tính chất trào phúng khiến người xem phải suy nghĩ, liên tưởng. Từ đó truyền tải triết lý dân gian vào nội dung.

Lời kết

Nội dung soạn bài Xã trưởng – Mẹ Đốp trong vở chèo cổ đã được The Poet cập nhật đầy đủ. Học sinh có thể dựa vào các câu trả lời để hiểu nội dung và có sự chuẩn bị chu đáo trước giờ học.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *