Soạn bài Xúy Vân giả dại ngắn gọn – Ngữ văn lớp 10

Soạn bài Xúy Vân giả dại (trích chèo Kim Nham) bám sát theo chương trình ngữ văn. Qua đó, The POET hướng dẫn học sinh trả lời những câu hỏi trong SGK. Đồng thời, giúp học sinh hiểu rõ hơn về những ẩn ý trong tác phẩm này.

Table of Contents

Tóm tắt vở chèo Kim Nham

Kim Nham là một học trò nghèo xứ Sơn Nam, ngụ học ở kinh đô, được viên huyện Tế đem con gái là Xúy Vân gả cho, màn anh nàng là Cụ Sút ra dạy dỗ nàng nước khi lấy chồng tạo nên một lớp hề kinh điển. Sau khi cưới vợ, Kim Nham lại lên Tràng An theo đuổi công danh, còn Xuý Vân lẻ bóng và rất buồn trong cảnh chờ đợi.

Kim Nham vắng nhà thì Trần Phương, một gã nhà giàu đàng điểm ở Đông Ngàn, Bắc Ninh thông qua Mụ Quán tìm cách tán tỉnh Xúy Vân, xui nàng giả điện được thư Xúy Quỳnh là em gái Xúy Vân liền trở về, mời cô đồng, thầy cúng đơn dại để thoát khỏi Kim Nham. Xúy Vân nghe theo bèn giả điên. Kim Nham nhận chạy chữa cho vợ nhưng không kết quả. Hai vợ chồng lập đàn thề nguyền giải thoát cho nhau. Vở diễn đến đây là hết.

Ở Hà Nội thời tạm chiếm diễn thêm một đoạn: Kim Nham do quyết chí học hành, đã độ cao, được bổ làm quan. Trong khi đó Xúy Vân điên dại, phải đi ăn xin. Nhận ra vợ cũ, Kim Nham bỏ một nén bạc vào năm cơm sai người đem cho. Xúy Vân bẻ năm cơm, thấy có bạc, hỏi ra mới biết. Xấu hổ, nàng nhảy xuống sông tự vẫn.

Tóm tắt đoạn trích Xúy Vân giả dại

Đoạn trích Xúy Vân giả dại trích in trong sách Ngữ văn lớp 10, được xem là đoạn trích hay nhất của vở chèo Kim Nham. Nội dung đoạn trích kể về sự việc giả điên của Xúy Vân để mong được thoát khỏi Kim Nham. Xúy Vân trong đoạn trích này không ngừng than thở, kể lể và thể hiện sự điên loạn, dở hơi của mình bằng những giọng điệu của chèo như nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, điệu con gà rừng, hát sắp, hát ngược,… để mọi người tin là mình đã điên thật nhằm mong muốn được Kim Nham giải thoát để đi theo người tình.

soạn bài Xúy vân giả dại
Tóm tắt tác phẩm

Trước khi đọc văn bản

Soạn văn Xúy Vân giả dại phần này giúp học sinh có thể khái quát được tình huống tác phẩm.

Câu 1: Giữa sự nở rộ của muôn vàn phương tiện nghe nhìn và các hoạt động giải trí hấp dẫn, em nghĩ như thế nào nếu ai đó đề nghị bạn bỏ chút thời gian xem một vở chèo cổ?

Chèo là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, phát triển mạnh ở phía bắc, đặc biệt là Đồng bằng sông Hồng và lan tỏa đến khu vực Bắc Trung Bộ và Trung du miền núi Bắc Bộ. Nhờ vào ngôn từ ví von cùng cách diễn tả trực tiếp, đa dạng mà Chèo được coi là loại hình sân khấu của hội hè đặc sắc. Không chỉ phổ biến từ thời xa xưa, mà ngày nay chèo vẫn có được chỗ đứng vững chắc trong lòng của khán giả nơi Kinh thành Thăng Long nói riêng và đất nước ta nói chung. Hiện nay, trong hệ thống âm thanh sân khấu thì hát chèo cùng với hát chầu văn là những môn nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất.

Nếu như Trung Quốc nổi bật bởi Kinh kịch ở Bắc Kinh, thì ở Việt Nam, đại biểu của sân khấu truyền thống phải kể đến Chèo.

Đây là loại hình nghệ thuật dân gian cùng với sự ra đời phát triển lâu dài từ thế phản ánh đầy đủ các góc nhìn của dân tộc: lạc quan, yêu nước, nhân ái, giản dị, kỉ X cho đến nay. Nên đã đi sâu vào đời sống xã hội của người dân Việt Nam, kiên cường, bất khuất,… Cũng chính vì những nội dung đó mà Chèo có đầy đủ các thể loại văn học như: anh hùng sử thi, lãng mạn, thơ ca,… hơn hẳn các loại hình truyền thống khác hiện nay. Giữa những bộn bề cuộc sống và sự nở rộ của muôn vẫn phương tiện nghe, nhìn thì văn hoá hát chèo vẫn đề trong tôi những ấn tượng đẹp đẽ, nên vẫn theo người lớn mà nghe, mà xem hát chèo.

Câu 2: Bạn có thấy tò mò khi nghe đến tên lớp chèo Xúy Vân giả dại hay không? Hãy tận dụng các điều kiện hiện có của mình để xem lớp chèo này hoặc toàn bộ vở chèo Kim Nham.

(Học sinh tự tìm hiểu, nghe 1 đoạn để cảm nhận)

soạn Xúy Vân giả dại
Tìm hiểu chung về tác phẩm Xúy Vân giả dại

Đọc văn bản

Học sinh tìm hiểu tác phẩm thông qua việc soạn văn Xúy Vân giả dại ngữ văn lớp 10 và trả lời câu hỏi trong SGK. Qua đó, giúp học sinh hiểu hơn về dụng ý nghệ thuật của tác phẩm.

Câu 1: Hình dung khi thể hiện lời thoại này, diễn viên sẽ có động tác diễn xuất tương ứng như thế nào?

Vì đây là loại hình sân khấu, nên em có thể quan sát, lắng nghe: cử chỉ, lời nói, ngữ điệu, hành động, diễn xuất của diễn viên để đánh giá.

Câu 2: Lời thoại này thể hiện trạng thái tâm lí gì của nhân vật?

Lời thoại cũng như cử chỉ của Xúy Vân biểu hiện sự đau khổ khi phản bội Kim Nhan khi đi theo người tình Trần Phương.

Câu 3: Chú ý cách nhân vật chèo xưng danh, tự giới thiệu trước khán giả.

Các nhân vật tự xưng “tôi”, xưng tên họ một cách khiêm nhường, từ tốn.

Câu 4: Hình ảnh vợ chồng quấn quýt xuất hiện ở đây có ý nghĩa gì?

– Mong muốn về một gia đình hạnh phúc.

– Thể hiện sự hối hận của Xúy Vân.

Câu 5: Chú ý sự ý thức của nhân vật về chính mình.

Lời thoại này cho thấy nhân vật đã nhận ra được hoàn cảnh và sai lầm của bản thân hiện tại: vừa cô đơn, vừa hối hận.

Câu 6: Lưu ý ngôn ngữ và cách liên hệ bất thường của người điên hoặc giả điên.

Lời thoại thể hiện rõ sự “điên” của Xúy Vân khi liên tục nói tới những điều vô lí, sau sự thật, chứng tỏ nhân vật không còn giữ được sự tỉnh táo, dần mất đi ý thức.

Trả lời câu hỏi sau văn bản

Học sinh tổng hợp ý nghĩa và tác dụng nghệ thuật của tác phẩm thông qua việc soạn Xúy Vân giả dại. Trả lời những câu hỏi phần sau văn bản cũng là cách tổng hợp lại nội dung kiến thức của bài.

Câu 1: Nêu nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân.

Nguyên nhân là Trần Phương tán tỉnh, hứa hẹn. Vì vậy, Xúy Vân đã giả dại với hi vọng được thoát khỏi Kim Nham để đi theo người tình Trần Phương.

Câu 2: Trong lớp chèo Xúy Vân giả dại, đoạn lời thoại nào thể hiện rõ nhất “ngôn ngữ điên” của nhân vật? Vì sao bạn xác định như vậy?

Đoạn lời thoại hát “Nên tôi phải lụy đò” đến “Ai ơi giữ lấy đạo hằng chở quên” là đoạn trích thể hiện rõ nhất ngôn ngữ điên của nhân vật.

Vì ở đoạn trích này, Xúy Vân đã nói hết những tâm trạng đau đớn, bi lụy, xấu hổ tủi nhục của mình, nàng phải “Lụy đò”, “lụy cô bán hàng”, bị “chúng chê, bạn cười”. Giọng điệu, kể lể, vừa như lời than vãn, ân hận, xót xa vì phụ Kim Nham mà mê muội theo tên sở khanh Trần Phương.

Câu 3: Hãy chọn phân tích một lời thoại để làm rõ những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm của nhân vật Xúy Vân.

Đoạn thoại “Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương; Nên đến nỗi điên cuồng, rồ dại” của Xúy Vân bộc lộ sự giằng xé nội tâm vừa đau khổ ân hận, vừa tự mỉa mai mình khi làm kẻ phụ tình.

soạn văn Xúy Vân giả dại
Soạn bài theo câu hỏi theo chương trình ngữ văn

Câu 4: Đoạn lời thoại được thể hiện theo điệu “con gà rừng” cho biết những điều gì về cảnh ngộ đời sống cũng như niềm mong ước của Xúy Vân?

Đoạn thoại theo điệu “con gà rừng” đã cho thấy cảnh ngộ đời sống của Xuý Vân lúc này vừa “đắng cay” lại vừa uất ức, nàng đang phải sống trong nỗi đau còn cho thây mong ước về cuộc sống gia đình hạnh phúc của Xuý Vân. Đồng thời cho cha mẹ và nội tâm giằng xé, hối hận vì hành động của mình. Đoạn thoại này đớn, tủi hổ vì bị người đời chê cười, vì là bỏ chồng, theo người tình, bên tiếng xấu cũng là mong ước của nhiều người phụ nữ trong xã hội ngày xưa.

Câu 5: Qua đoạn xưng danh của Xuý Vân, có thể nhận ra được những đặc điểm gì của sân khấu chèo (cách xưng danh, sự tương tác giữa người xem và người diễn… )?

– Về hình thức:

Xưng danh: Xuý Vân bước ra sân khấu tự xưng danh, tên tuổi, xưng với mọi người là “tôi”, gọi người khác là “thiên hạ”.

– Nhân vật: Xuý Vân là kiểu nhân vật tiêu biểu của chèo, một người bình thường không xa lạ với đời sống lao động của nhân dân.

– Sự tương tác giữa người xem và người diễn: Xuý Vân chào xung quanh, tự xưng danh giới thiệu với mọi người trước khi nói về bản thân mình ⇒ tương tác với khán giả.

– Về nội dung:

Những đặc điểm cơ bản của chèo cổ Việt Nam: Chèo cổ có những đặc điểm sau: Chèo thuộc loại sân khấu khuyến giáo đạo đức (đạo đức phong kiến đã có phần nhân dân – hoá). Ở xã hội ta trước đây dường như đã có sự “phân cấp” đề tài giữa Tuồng và Chèo, mặc dầu cùng trên một nền tảng: Trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình. Sở trường của tuồng khai thác các chuyện quân quốc đưa ra những tấm dương quân thần mẫu mực, trong đó, tôi trung kẻ kiếm xung đột nhau bạo liệt, để cuối cùng dẫn tới kết thúc “chém nịnh, định đô, tôn vương tước vị”. Nếu tiết mục có đề cập tới mối quan hệ vợ chồng, bè rỡ chữ trung… Là nói loại tuông Thấy mà khoan nói loại tuồng Đồ (còn gọi là ban, anh em, tớ thấy…. là đều nhằm tạo thuận lợi cho các phi hậu quan tướng sáng tuồng hải). Chèo lại chủ yếu đi vào các câu chuyện hằng ngày xảy ra nơi thôn dã, hoặc trong nhà “quan”, để nói những mối quan hệ tốt xấu về mẹ chồng nàng dâu, dì ghẻ con chồng, vợ chồng bè bạn, anh em tớ thầy,… Các tích chèo (cổ) thường là những câu chuyện kể về cuộc đời hoặc một quãng đời có tác dụng quyết định số nhân vật, trong đó, nhân vật thư sinh (hoặc một viên khoa bảng) giữ vai trò chủ chốt, cầm cân nảy mực trong gia đình, lấy tam cương ngũ thường làm giường mối, lấy việc học hành thi đỗ làm đường tiến thân; còn người thân của họ (số nhiều là vợ con, còn thì là bạn, là con, là mẹ) phải lo nuôi nấng chăm sóc chồng, “sẽ phải gặp” những biến cố xã hội xảy đến, để bộc lộ tâm trạng và cách ứng phó hữu hiệu khả dĩ vượt qua cơn khó khăn, làm sao nổi lên những khía cạnh đạo đức, đúng với yêu cầu đề ra cho tiết mục của tác giả. Số khía cạnh đạo đức này cũng nằm trong phạm trù tam tòng tứ đức, cụ thể ở chèo là hiểu, nghĩa, tiết, giúp ; con họ găng đạt tới tốt chữ trung quân.

Câu 6: Nêu một số đặc điểm của ngôn ngữ chèo mà bạn nhận biết được qua đoạn trích (thể thơ quen dùng; chất liệu ca dao, dân ca,… ).

– Ngôn ngữ chèo giàu yếu tố trữ tình.

– Đan xen, phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói và hát.

– Ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa.

Câu 7: Qua lớp chèo này, bạn hiểu thêm được những điều gì về đời sống văn hoá làng xã Việt Nam thuở xưa?

Theo em hiểu, thì có hai đặc trưng cơ bản bao trùm xuyên suốt của văn hoá làng xã truyền thống Việt Nam chính là: tính cộng đồng và tính tự trị. Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình, bến nước, cây đa. Bất cứ làng nào cũng có một ngôi đình bởi đó là trung tâm hành chính, nơi diễn ra mọi công việc quan trọng như hội họp, bàn việc làng, việc nước, thu sưu thuế. Sau đó, đình làng là một trung tâm văn hoá, nơi tổ chức các cuộc hội hè, biểu diễn chèo, tuồng hay ăn uống… Nhưng quan trọng nhất đình làng chính là trung tâm về tôn giáo, tâm linh. Thế đình, hướng đình được xem là yếu tố quyết định đến vận mệnh của cả làng. Và cuối cùng đình làng là trung tâm tình cảm, nói đến làng người ta nghĩ ngay đến ngôi đình với nhiều tình cảm gắn bó thân thương nhất, “Qua đình ngả nón trông đình/Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”.

Câu 8: Xúy Vân giả dại để che giấu điều gì? Thử biện hộ cho hành động này của Xúy Vân?

Hành động giả dại của Xúy Vân là muốn được tự do để theo người tình. Thật khó biện minh cho hành động sai trái, vi phạm đạo lí, đạo đức của Xúy Vân. Bởi “tự do luyến ái” không đồng nghĩa với sự phản bội.

Ngay trong thời đại ngày nay cũng khó tha thứ, huống gì quan niệm xưa thì người phụ nữ phải “chính chuyên một chồng”.

Câu 9: Với văn bản lớp chèo Xúy Vân giả dại, ta chỉ cần khoảng 3 phút để đọc xong, nhưng để diễn trên sân khấu, cần tới gần 15 phút. Từ thực tế này, có thể rút ra được nhận xét gì về nghệ thuật chèo? (Gợi ý: Chức năng của tích trò; tầm quan trọng của diễn xuất gồm hát, múa và các hình thức biểu cảm khác;…).

– Khi đứng trên sân khấu, tích trò là yếu tố có khả năng thêm thắt, bổ sung cho diễn viên; đồng thời các yếu tố như hát, máu cũng bổ sung nội dung cho văn bản gốc và kéo dài thời gian của vở chèo trên sân khấu.

– Khi diễn trên sân khấu không chỉ dựa vào văn bản gốc mà còn nhiều yếu tố khác như tích trò, diễn xuất, múa hát của diễn viên.

soan-van-xuy-van-gia-dai-ngu-van-lop-10
Chuẩn bị bài cho tác phẩm Xúy Vân giả dại

Kết nối đọc – viết

Gợi ý đoạn văn tham khảo về nhân vật trong tác phẩm này. Học sinh có thể xem qua để biết cách làm.

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân được thể hiện qua lớp chèo Xúy Vân giả dại.

Trả lời (1)

Vì luôn ấp ủ những khát khao hạnh phúc nên khi mới về nhà chồng,  Vân cũng muốn làm một người con dâu ngoan của bố mẹ chồng, một người vợ tốt của Kim Nham, điều này được thể hiện ra ngay lời hát múa của Xúy Vân khi giả dại, nàng múa điệu quay tơ, dệt cửi, vớt bèo, khâu vá… rất sinh động và khéo léo. Những công việc lao động mà Xúy Vân làm hằng ngày chứng tỏ cô hay lam hay làm, đảm đang khéo léo, đẹp người, đẹp nết. Là một cô gái lao động nên ước mong của Xúy Vân thật nhỏ bé, bình thường, cụ thể. Đó là một gia đình có vợ chồng đầm ấm, chống cày vợ cấy, đến mùa lúa chín thì chồng đi gặt, vợ mang cơm:

“Chờ cho lúa chín bông vàng

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm”.

Ước mơ của nàng thật bình dị và chính đáng. Nàng sẽ có một cuộc hôn nhân thật hạnh phúc nếu như người đó không phải là Kim Nham, bởi Kim Nham lại là một chàng thư sinh, hoàn toàn trái ngược lại với mong ước bình dị của nàng. Khi

về làm dâu nhà Kim Nham, Xúy Vân đã vô cùng thất vọng trước mơ ước gia đình hạnh phúc,  “chồng cày vợ cấy”, hay “anh đi gặt… em mang cơm” với thực tại chồng mải mê đèn sách, thi cử, bỏ mặc nàng trong nỗi cô đơn, một mình thân đàn bà đảm đương những gánh nặng của gia đình.  hạnh phúc,Cho nên lời hát: “Bông bông dắt,bông bông dịu – xa xa lắc, xa xa liu” được lặp đi lặp lại mấy lần, đã phản ánh bằng hình ảnh cụ thể tâm trạng đó.

Mở rộng:

PHÂN TÍCH BI KỊCH TÌNH YÊU CỦA XUÝ VÂN

Chèo là loại hình kịch hát dân gian có tính chất tổng hợp, phổ biến nhất ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trước đây. Chèo là sản phẩm của các tầng lớp trí thức bình dân nên dù vô thức hay hữu thức, nội dung của chèo thường đề cao mộng công danh, học hành đỗ đạt làm quan, điều mà các trí thức xưa thường theo đuổi. Vở chèo Kim Nham là một trong những tác phẩm nổi tiếng của sân khấu chèo. Trong đó trích đoạn Xuý Vân giả dại là một trích đoạn tiêu biểu mà đã được đưa vào chương trình học của học sinh trung học phổ thông. Xuý Vân giả dại là trích thể hiện tập trung được bi kịch tình yêu và nội tâm đầy mâu thuẫn của nhân vật Xuý Vân một cách đặc sắc.

Xuý Vân là một cô gái xinh đẹp, đảm đang và nàng lúc nào cũng mang trong mình khát khao hạnh phúc. Nhưng trong chế độ phong kiến xưa, Xuý Vân nói riêng mà những người con gái sống dưới chế độ ấy nói chung đều không có cái quyền tự định liệu cho hạnh phúc, lựa chọn cho mình tình yêu cũng như đối tượng mà mình cảm mến, mọi chuyện tình yêu, hôn nhân đều do cha mẹ sắp đặt theo quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Cuộc hôn nhân của Xuý Vân với Kim Nham đều do một tay của cha mẹ nàng sắp xếp, mà sự sắp đặt này cũng không hề được định liệu sẵn mà hết sức vội vàng, và điều tất yếu là giữa hai người không hề có tình yêu. Nhân duyên của Kim Nham, Xuý Vân ràng buộc, gắn bó, dắt díu với nhau nhưng những ước mơ, ao ước của họ hoàn toàn khác xa nhau, vì vậy mà khó có thể dung hợp, cuộc sống vợ chồng cũng khó có thể hạnh phúc. Tâm trạng ấm ức, bể tắc, cô đơn của Xuý Vân được thể hiện qua hình ảnh: Con cá rô nằm giữa vũng chân trâu – để cho năm bảy cần câu châu vào. Hình ảnh gợi bóng gió về một không gian nhỏ hẹp, và đầy bất trắc. Đó cũng chính là tình cảnh thực tại của Xuý Vân. Sau mỗi lời bộc bạch lại là điệp ngữ: Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyện cho thấy nỗi cô đơn và khát khao hạnh phúc của nàng không thể chia sẻ được bất cứ ai, láng giềng không, mà ngay cả với cha mẹ – người yêu thương và hiểu nàng nhất thì cũng không thể thấu hiểu được nỗi lòng của nàng. Ước mơ giản đơn nhưng không tìm được người “đồng điệu”, nên Xuý Vân luôn trong tâm trạng u uất, đau buồn. Và cũng trong hoàn cảnh ấy thì nàng đã gặp Trần Phương. Lần gặp gỡ này nàng tưởng đâu đã gặp được người tri kỉ, cảm thông và cũng có những tình cảm yêu mến đối với nàng. Nhưng cuộc đời thật không như là mơ, mà mọi giấc mơ thì đều sẽ tan biến Trần Phương không phải là một người đàn ông tốt. Vì sau khi lừa gạt được tình cảm dại khờ, trong sáng của Xuý Vân thì hắn ta đã xúi Xuý Vân giả điên giả dại để nhà chồng viết giấy từ hôn, khi đó thì hai người sẽ đến với nhau và có một cuộc sống hạnh phúc. Xuý Vân rất ngây thơ, dại khờ nên tin những lời nói và những lời hứa suông của hắn ta. Để rồi ôm giấc mộng hạnh phúc, nàng đã giả điên, giả dại mong sao Kim Nham có thể bỏ mình. Nhưng Kim Nham không hề bỏ cuộc, chàng đã tìm thầy thuốc giỏi ở khắp các phương về chữa trị cho nàng. Nhưng bệnh của nàng là do cố ý, sắp xếp chứ đâu phải bệnh thật, do đó mà mọi chữa trị đều không có tác dụng gì, các thầy thuốc giỏi dù tài ba đến đâu thì cũng phải bó tay. Đến nước đường cùng Kim Nham mới phải viết giấy từ hôn với nàng. Nhưng khi đã bỏ chồng thành công thì nàng lại phải chịu sự thật nghiệt ngã, đó chính là sự dứt bỏ, phụ tình của Trần Phương. Bởi sau khi nàng bỏ chồng thì hắn ta cũng không lấy nàng như đã hứa mà vứt bỏ nàng như một thứ đồ dùng cũ kĩ. Sự đả kích ấy quá lớn đối với Xuý Vân, vì không thể chịu đựng được nên nàng từ giả dại sang phát điên vì tình, có thể nói hoàn cảnh của người phụ nữ này vô cùng éo le, tuy đáng trách khi bỏ Kim Nham theo Trần Phương nhưng nàng cũng vô cùng đáng thương vì tin tưởng người khác một cách đầy dại khờ. Xuý Vân đã tự hát về mình: “Tôi không trăng gió nhưng gặp người gió trăng”, nàng không phải người lẳng lơ, nhưng nàng lại không hề có tình yêu với chồng của mình là Kim Nham, Trần Phương là người đầu tiên nàng yêu, hơn nữa còn yêu say đắm. Vì tình yêu ấy, nàng bất chấp vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến, những định kiến ngặt nghèo của xã hội về phẩm tiết của người phụ nữ. Xã hội ấy không chấp nhận cho người đàn bà bỏ chồng theo trai, nhưng nàng bất chấp tất cả. Nhưng cuối cùng nàng nhận được gì ngoài sự thực đau đớn, khi Trần Phương là một kẻ phụ tình. Nếu Trần Phương không phải là con người lật lọng, tráo trở mà yêu Xúy Vân thật lòng thì có lẽ nàng đã có một cuộc sống hạnh phúc bên người mình yêu, nhưng đã lỡ tin lời của kẻ phụ tình nên nàng “Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại”.

Xúy Vân là một cô gái xinh đẹp, đảm đang có tâm hồn trong sáng, và lúc nào cũng mang trong mình khát vọng của tình yêu, của hạnh phúc. Nhưng cuối cùng nàng lại chết một cách đáng thương, chỉ vì tin lời của một kẻ phụ tình mà nàng đã bất chấp mọi rào cản, thậm chí bỏ chồng để chạy theo tiếng gọi của tình yêu. Trích đoạn này thể hiện sự lên án của xã hội đối với hành động “bỏ chồng theo trai” của Xúy Vân nhưng cũng thể hiện sự đồng cảm với tình yêu tự do, trong sáng ấy của nàng.

Kết luận

Soạn bài Xúy Vân giả dại giúp học sinh hiểu hơn về nhân vật và tác phẩm. Nắm vừng được nội dung và nghệ thuật sẽ dễ dàng hơn để bạn làm bài phân tích.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *